Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý công tác huy động cộng đồng tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 73 - 74)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Việc đề xuất các biện pháp quản lý công tác HĐCĐ ở các trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cần phải dựa trên cơ sở lý luận nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác HĐCĐ nhƣ đã trình bày ở chƣơng 1 và chƣơng 2 của luận văn. Bên cạnh đó, việc đề ra các biện pháp cần phải dựa vào những định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội nói và phát triển sự nghiệp GD&ĐT cùng với chủ trƣơng HĐCĐ của tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Tây Giang nói riêng. Khi đề xuất các biện pháp thực hiện quản lý công tác HĐCĐ ở các trƣờng mầm non huyện Tây Giang cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý

Khi tiến hành triển khai thực hiện các biện pháp quản lý công tác HĐCĐ cũng nhƣ các hoạt động giáo dục khác đều phải dựa trên cơ sở pháp lý, tuân thủ theo quy định pháp luật và của Nhà nƣớc. Trên cơ sở quy định của pháp luật, các lực lƣợng xã hội phát huy đƣợc vai trò, trách nhiệm của mình khi thực thi nhiệm vụ bằng các văn bản pháp lý cho từng lực lƣợng tham gia vào lĩnh vực giáo dục. Các cấp ủy Đảng, chính quyền ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trƣơng, kế hoạch, chính sách thực hiện; các tổ chức đoàn thể, ngành chủ quản có những quy định, văn bản riêng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình để có tác động tích cực làm cho hoạt động HĐCĐ đạt hiệu quả.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Thực tiễn cho thấy, mỗi đơn vị trƣờng mầm non ở những địa phƣơng khác nhau sẽ có những đặc thù riêng, có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, thuận lợi, khó khăn không giống nhau. Chính vì thế, việc đề xuất các biện pháp HĐCĐ cần chú trọng đến tình hình, điều kiện cụ thể của từng đơn vị nhà trƣờng. Các biện pháp đề ra phải phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn huyện Tây Giang, đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Thực tiễn cho thấy, trong công tác quản lý, biện pháp quản lý đƣợc đề xuất phải đảm bảo tính khả thi tức là biện pháp đó phù hợp với tình hình thực tế, năng lực thực hiện và khả năng có thể có của nguồn lực. Ngƣời quản lý mỗi đơn vị cần phải xây dựng biện pháp theo quy trình khoa học, dựa vào phân tích vấn đề, xác định nguyên nhân, đánh giá các tác động của nhiều yếu tố, dựa vào các số liệu thực tế và các dự báo

tin cậy. Việc thăm dò kiểm chứng mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp là căn cứ khách quan để đánh giá tầm quan trọng và hiệu quả áp dụng vào thực tiễn quản lý. Trên cơ sở này, ngƣời quản lý mới áp dụng biện pháp cho việc thực hiện nhiệm vụ đề ra của đơn vị.

Các biện pháp quản lý công tác HĐCĐ là bao gồm các hoạt động của nhà quản lý với mục đích nhằm góp phần làm cho toàn xã hội cùng chung tay xây dựng và phát triển GDMN, từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục cho trẻ. Để đảm bảo cho công tác HĐCĐ đạt hiệu quả cao, các biện pháp đƣợc thực hiện tại các đơn vị trƣờng học phải có tính khả thi, thiết thực, phải phù hợp với nội dung HĐCĐ, phù hợp với môi trƣờng, điều kiện thực tế của nhà trƣờng. Với chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ngƣời quản lý phải biết phân tích tình hình, tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất nhà trƣờng, điều kiện về đội ngũ GV, điều kiện thực tế của địa phƣơng, từng nội dung HĐCĐ mà đƣa ra biện pháp thích hợp, có khả năng thực hiện đƣợc nhằm đạt đƣợc kết quả tốt nhất và vì mục tiêu phát triển giáo dục.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp quản lý nhằm đảm bảo tính hiệu quả của công tác HĐCĐ ở mỗi đơn vị trƣờng mầm non phải tạo ra kết quả cao nhất trên nhiều phƣơng diện:

Thứ nhất, giúp CBQL nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của hoạt động HĐCĐ trong nhà trƣờng, có sự đổi mới trong nhận thức, trong cách thức quản lý nhà trƣờng nói chung và trong quản lý công tác HĐCĐ nói riêng.

Thứ hai, giúp đỡ, tạo điều kiện cho GV nâng cao đƣợc trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạt hiệu quả cao nhất, nâng cao chất lƣợng chăm sóc giáo dục trong nhà trƣờng.

Thứ ba, giúp hình thành mối liên hệ giữa nhà trƣờng – gia đình – xã hội một cách vững chắc, tự nguyện, cùng vì mục tiêu phát triển giáo dục.

Để đảm bảo quản lý công tác HĐCĐ thuận lợi và mang lại hiệu quả, khi thực hiện phải chú ý sắp xếp, bố trí, lựa chọn công việc phù hợp với thực tế trong từng giai đoạn, từng hoàn cảnh cụ thể, hợp lý và có sự hỗ trợ của các lực lƣợng xã hội để mang lại hiệu quả thiết thực, tránh bệnh hình thức.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác huy động cộng đồng tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)