8. Cấu trúc của luận văn
1.3.1. Mục tiêu của giáo dục mầm non
Theo Điều 21 – Luật Giáo dục 2005, GDMN thực hiện việc nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một (Điều 22 - Luật giáo dục, 2005). Luật Giáo dục chỉ rõ: Mục tiêu đào tạo của trƣờng mầm non là hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con ngƣời mới Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa, cân đối;
- Giàu lòng thƣơng, biết quan tâm, nhƣờng nhịn những ngƣời gần gũi, thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên.
- Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh…
- Thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, có một số kĩ năng sơ đẳng.
Chiến lƣợc giáo dục 2011-2020 chỉ rõ mục tiêu tổng quát của giáo dục: “Đến năm 2020, nền giáo dục nƣớc ta đƣợc đổi mới căn bản và toàn diện theo hƣớng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lƣợng giáo dục toàn diện đƣợc nâng cao; giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành đƣợc chú trọng; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lƣợng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và xây dựng nền kinh tế tri
thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi ngƣời dân, dần từng bƣớc hình thành xã hội học tập”.
Trong Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 đƣợc thông qua tại Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ƣơng khóa XI, đã xác định mục tiêu cụ thể về đổi mới giáo dục mầm non là: Đối với GDMN, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bƣớc vào lớp 1. Hoàn thành phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lƣợng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trƣớc năm 2020. Từng bƣớc chuẩn hóa hệ thống các trƣờng mầm non. Phát triển GDMN dƣới 5 tuổi có chất lƣợng phù hợp với điều kiện của từng địa phƣơng và cơ sở giáo dục.
1.3.2. Mục tiêu của HĐCĐ tại các trường mầm non
HĐCĐ là vận động sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội và sự phát triển của sự nghiệp giáo dục mầm non nhằm từng bƣớc nâng cao mức hƣởng thụ về giáo dục của nhân dân.
HĐCĐ là huy động sự tham gia của toàn xã hội vào quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục mầm non, xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh, làm cho mọi ngƣời, mọi tổ chức đều đƣợc đóng góp để phát triển giáo dục cũng nhƣ đƣợc hƣởng thụ thành quả giáo dục ngày càng cao.
HĐCĐ nhằm khuyến khích huy động các nguồn lực vật chất và nguồn lực phi vật chất để thúc đầy quá trình giáo dục mầm non nhằm xây dựng các điều kiện thiết yếu nhằm phục vụ cho quá trình giáo dục trẻ ở trƣờng học ( cơ sở vât chất, trƣờng, lớp, giáo viên…)Đồng thời tạo môi truờng giáo dục trẻ thống nhấtgiữa nhà trƣờng – gia đình – xã hội, tạo cơ hội cho mọi ngƣời, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ đwojc học thƣờng xuyên, suốt đời.
1.3.3. Vai trò và ý nghĩa của huy động cộng đồng
Ngày nay, giáo dục luôn đƣợc coi là quốc sách hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Việc quan tâm, đầu tƣ, huy động mọi nguồn lực và mọi điều kiện cho phát triển giáo dục là sách lƣợc lâu dài của nhiều quốc gia. Mặc dù bản chất của giáo dục ở các nƣớc có khác nhau nhƣng đều cho thấy huy động nguồn lực cho sự nghiệp giáo dục là cách làm phổ biến, kể cả những nƣớc có nền công nghiệp hiện đại - kinh tế phát triển cao. Từ thách thức đó đòi hỏi sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo phải đổi mới cách nhìn nhận về vị trí vai trò của mình trong công cuộc đổi mới đất nƣớc. Việc “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân cùng góp sức xây dựng nền giáo dục quốc phòng toàn dân dƣới sự quản lý của Nhà nƣớc” đã trở nên vô cùng bức thiết là bởi vì những vai trò dƣới đây của nó:
- Huy động cộng đồng làm cho giáo dục nhận thức đúng đắn về vị trí vai trò của giáo dục cũng nhƣ thực trạng giáo dục của từng địa phƣơng; đồng thời nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của xã hội đối với giáo dục và chỉ có sự tham gia của toàn xã hội mới đảm bảo cho giáo dục phát triển có chất lƣợng và hiệu quả.
- Huy động cộng đồng góp phần xây dựng các điều kiện thiết yếu phục vụ cho quá trình giáo dục trẻ ở trƣờng học (cơ sở vật chất trƣờng lớp, đội ngũ giáo viên).
- Huy động cộng đồng cũng góp phần nâng cao chất lƣợng học tập; chính huy động cộng đồng tạo nên những điều kiện thuận lợi cả về vật chất lẫn tinh thần để nâng cao chất lƣợng GD cũng nhƣ góp phần hoàn thiện nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp….tạo chuyển biến tích cực chất lƣợng GD
- Tạo nên một sức mạnh tổng hợp để giáo dục phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp phát triển KT-XH. GD là hiện tƣợng XH đặc biệt và có mối quan hệ biện chứng với các lĩnh vực khác của quá trình phát triển XH. Vì vậy mà mục tiêu của GD xuất phát từ mục tiêu phát triển KT-XH.
- Tạo môi trƣờng giáo dục trẻ thống nhất giữa nhà trƣờng - gia đình - xã hội, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu đào tạo con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
1.3.4. Vai trò của hiệu trưởng trong huy động cộng đồng.
Trong nhà trƣờng, hiệu trƣởng là ngƣời đứng đầu, đại diện cho nhà trƣờng về mặt pháp lý, có trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất về hành chính cũng nhƣ chuyên môn, chịu trách nhiệm hoàn toàn trƣớc cấp trên trong việc tổ chức, quản lý toàn bộ các hoạt động chung của nhà trƣờng.
HT là cầu nối giữa nhà trƣờng với cấp trên và các cơ quan tổ chức xã hội. Mọi chỉ thị, nghị quyết của Nhà nƣớc và cấp trên đến với nhà trƣờng đều thông qua ngƣời HT. Trong quá trình quản lý, HT không chỉ có trách nhiệm biến các quyết định quản lý thành hiện thực mà còn phải báo cáo kết quả hoạt động phản ánh những nguyện vọng của tập thể nhà trƣờng lên cơ quan cấp trên. Nhà trƣờng phải gắn liền với XH để thiết lập các mối quan hệ này đòi hỏi HT phải nỗ lực trong việc huy động sự hỗ trợ, giúp đỡ của cộng đồng vì trách nhiệm chức năng XH của GD, là cầu nối quan trọng giữa GD và XH tham gia các hoạt động XH với tƣ cách là ngƣời đại diện cho nhà trƣờng, đồng thời là nhà hoạt động XH tích cực.
1.3.5. Những nguyên tắc cơ bản của huy động cộng đồng
Chỉ đạo thực hiện huy động nguồn lực cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển giáo dục mầm non phải tuân thủ một số nguyên tắc sau1:
Thứ nhất: Lợi ích: Mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của cả hai phía: nhà trƣờng và cộng đồng, mỗi bên tham gia đều cần tìm thấy lợi ích chung của cá nhân, tập thể cũng nhƣ của cả dân tộc.
Thứ hai: Chức năng nhiệm vụ: Nhà trƣờng cũng nhƣ các lực lƣợng xã hội, các tổ chức,... đều có những chức năng và trách nhiệm riêng. Để khai thác, phát huy, khuyến khích họ tham gia vào một hoạt động nào đó thì phải phát hiện và nhằm đúng chức năng, rách nhiệm của đối tác. Ví dụ: Đối với cấp ủy và chính quyền địa phƣơng thì nội dung huy động phải là chủ trƣơng, văn bản chỉ đạo, hoặc đất xây dựng,... Thứ ba: Dân chủ: tạo môi trƣờng công khai, bình đẳng để cộng đồng hiểu đúng về giáo dục và nhà trƣờng hơn, đồng thời góp phần thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” các hoạt động XHHGD để mối quan hệ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội phát triển toàn diện và mang lại hiệu quả thiết thực. Thứ tư: Luật pháp: Xã hội hóa giáo dục phải tuân thủ pháp luật Nhà nƣớc, có nghĩa là cần dựa trên cơ sở pháp lý. Ngƣợc lại, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội,... cũng cần có những cơ sở pháp lý để triển khai cũng nhƣ để tham gia huy động nguồn lực cho giáo dục.
Thứ năm: Phù hợp và thích ứng: Cán bộ quản lý giáo dục phải biết lựa chọn thời gian thích hợp nhất để đƣa ra một chủ trƣơng XHHGD. Tuy nhiên, để thực hiện nguyên tắc này là phải xây dựng cho đƣợc kế hoạch cụ thể và kế hoạch mang tính định hƣớng.
Thứ sáu: Truyền thống, tình cảm: là sự khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học, tôn trọng đạo lý, đề cao sự học, đề cao giá trị của học vấn... của mỗi gia tộc, dòng họ; niềm tin của cá nhân vào sự nghiệp phát triển chung của giáo dục, của từng nhà trƣờng để có thể huy động nhiều nguồn lực khác nhau chăm lo cho sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Thứ bảy: Kết hợp ngành - lãnh thổ: cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa địa phƣơng và ngành giáo dục, nhà trƣờng gắn liền với xã hội.
Thứ tám: Giao tiếp: Có hai con đƣờng giao tiếp đó là con đƣờng chính thức (các văn bản, công văn, đề nghị...) và con đƣờng không chính thức (thông qua nguyên tắc truyền thống và tình cảm).
Thứ chín: Kế hoạch hóa: kế hoạch hóa là một trong bốn chức năng quản lý và là một chức năng mang tính chủ đạo trong quá trình quản lý của ngƣời Hiệu trƣởng. Kế hoạch xã hội hóa giáo dục đƣợc xây dựng trên một số yếu tố sau: Mục tiêu của việc huy động xã hội; xác định đối tƣợng huy động; Kết quả dự kiến đối với từng đối tƣợng; thời gian thích hợp nhất; Nguyên tắc ƣu tiên để sử dụng trong quá trình triển khai thực hiện huy động cộng đồng; Sự phân công một số thành viên trong chủ thể huy
động; Chi tiết hóa kế hoạch và hệ thống giải pháp cụ thể.
Nhƣ vậy, từ các nguyên tắc nêu trên cho thấy Đảng và Nhà nƣớc đã có một sự định hƣớng toàn diện quá trình XHHGD để khai thác các tiềm năng cho sự phát triển giáo dục nói chung. Tùy từng đối tƣợng, từng công việc mà vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
1.3.6. Nội dung của công tác huy động cộng đồng tại các trường mầm non
Huy động cộng đồng tại các trƣờng mầm non có hai nguồn lực chính trong quá trình huy động xã hội hóa giáo dục gồm: Nguồn lực vật chất (tài lực, vật lực, nhân lực, đất đai, trƣờng sở, trang thiết bị,...) phục vụ giảng dạy và học tập; Nguồn lực phi vật chất (việc tạo ra môi trƣờng giáo dục thống nhất, các yếu tố tinh thần, sự ủng hộ chủ trƣơng giáo dục, sự tƣ vấn, trao đổi thông tin, kinh nghiệm)...Nội dung của công tác huy động cộng đồng tại các trƣờng mầm non đó là:
Thứ nhất: Huy động toàn xã hội tham gia thực hiện mục tiêu, nội dung GDMN, tạo ra sự đồng thuận về nhận thức, tƣ tƣởng và hành động của từng gia đình, từng cộng đồng dân cƣ, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nƣớc đối với sự nghiệp chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ ở lứa tuổi mầm non. Theo Nguyễn Thị Thái2, để hiểu và thực hiện đúng vấn đề XHHGD cần nhận thấy có sáu nhóm đối tƣợng có thể huy động tham gia XHHGD gồm:
- Lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp (lực lƣợng quan trọng quyết định sự đầu tƣ cơ sở vật chất cho nhà trƣờng và cũng là lực lƣợng tạo cơ chế và tạo điều kiện cho việc XHHGD triển khai thuận lợi);
- Gia đình, cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh (lực lƣợng có nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích trực tiếp cùng chia sẻ với nhà trƣờng và cũng là lực lƣợng quan trọng, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện đối với học sinh);
- Các cơ quan, ban ngành (nhất là các ngành có chức năng, có trách nhiệm đối với nhà trƣờng nhƣ y tế, công an, bảo vệ, Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em, các tổ chức đoàn thể nhƣ Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, các tổ chức tôn giáo, tổ chức từ thiện,…);
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tạo khả năng liên kết trong việc huy động các nguồn lực vật chất; Bản thân ngành giáo dục đào tạo cũng là một đối tƣợng để XHHGD;
- Các tổ chức quốc tế, các cá nhân, đặc biệt là cá nhân có uy tín, các “mạnh thƣờng quân”...
Thứ hai: Xây dựng môi trƣờng tốt nhất cho GDMN, môi trƣờng đó bao gồm: Gia đình, nhà trƣờng, xã hội và sự kết hợp đồng bộ, thống nhất của ba môi trƣờng đó. Môi trƣờng gia đình, nhà trƣờng, xã hội kết hợp hài hoà sẽ là tác động tốt nhất làm trẻ đƣợc quan tâm giáo dục ở mọi nơi, mọi lúc, chất lƣợng cuộc sống của trẻ sẽ đƣợc nâng cao hơn cả về thể lực, sức khoẻ, trí tuệ và nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bƣớc vào lớp Một.
Thứ ba: Huy động toàn xã hội đầu tƣ các nguồn lực cho GDMN. Phải quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các khoản kinh phí đầu tƣ hàng năm từ ngân sách Nhà nƣớc, nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế, các khoản thu học phí của học sinh. Đồng thời phải thực hiện cuộc vận động lớn “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm” để phát triển các loại hình GDMN, với phƣơng thức động viên sự đóng góp của nhân dân để xây dựng trƣờng sở, đổi mới trang thiết bị dạy và học.
1.4. Quản lý công tác huy động cộng đồng tại các trƣờng mầm non
1.4.1. Xây dựng kế hoạch huy động cộng đồng
Lập kế hoạch là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các nguồn lực, các hoạt động nào cần thực hiện để hoàn thành mục tiêu. Theo Harold Koontz trong cuốn sách “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” thì lập kế hoạch là “quyết định trƣớc xem phải làm cái gì, làm nhƣ thế nào, khi nào làm và ai làm cái đó” (tr.34). Nhƣ vậy, quản lý việc xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực là quá trình quản lý các mục tiêu và lựa chọn các nội dung, phƣơng thức để đạt đƣợc mục tiêu về huy động nguồn lực. Xây dựng kế hoạch là khâu khởi đầu quan trọng nhất trong quá trình huy động nguồn lực phát triển nhà trƣờng, giúp cho nhà trƣờng xác lập ý tƣởng rõ ràng về việc tổ chức và khai thác nguồn lực, là công cụ hữu hiệu để nhà trƣờng thực hiện đƣợc mục tiêu đề ra. Hệ thống các kế hoạch huy động nguồn lực đƣợc phân chia theo các góc độ sau:
Theo góc độ thời gian:
- Kế hoạch huy động nguồn lực dài hạn bao trùm lên khoảng thời gian dài chừng 10 năm.
- Kế hoạch huy động nguồn lực trung hạn cụ thể hóa những định hƣớng của kế hoạch dài hạn ra các khoảng thời gian ngắn hơn, thƣờng là 3 hoặc 5 năm.
- Kế hoạch huy động nguồn lực ngắn hạn thƣờng là các kế hoạch hằng năm và các kế hoạch tiến độ, hành động có thời hạn dƣới một năm nhƣ: kế hoạch quý, tháng… kế hoạch ngắn hạn bao gồm các phƣơng pháp cụ thể, cần thiết để đạt dƣợc mục tiêu trong kế hoạch trung và dài hạn.