Mô hình AIDA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing – mix tại the laban (Trang 41 - 46)

(Nguồn: Brandsvietnam.com)

Mô hình AIDA biểu hiện diễn biến tâm lý phức tạp của khách hàng. Vì quảng cáo là hình thức tác động trực tiếp vào khách hàng, do vậy các nhà Marketing phải hiểu rõ các thuộc tính tâm lý và sự phát triển của nó để có cách quảng cáo sao cho phù hợp. Ngoài ra các khách sạn còn có thể sử dụng các mô hình khác nhƣ:

+ Mô hình 3S (mô hình trƣờng phái cổ điển của Pháp), bao gồm: Simplicité (đơn giản hóa), Substance (thực chất, nói thật), Système (tính hệ thống chặt chẽ giữa nội dung và hình thức).

+ Mô hình 3R (Mô hình quảng cáo hiện đại của Pháp), bao gồm: Rire (hài hƣớc), Risque (mang tính rủi ro, nói xạo), Rêve (mang tính nghệ thuật).

Việc sử dụng các phƣơng tiện quảng cáo đem lại thông tin cho khách hàng là rất quan trọng. Quảng cáo trong khách sạn có thể gián tiếp hoặc trực tiếp. Quảng cáo trực tiếp thông qua thẻ giảm giá, các chính sách khuyến mại đặc biệt, qua điện thoại hay bƣu điện, hay qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ: tivi, đài, báo chí trong ngành, các báo và tạp chí trong nƣớc và quốc tế. Hiện nay, khi khoa học và công nghệ phát triển thì quảng cáo qua Internet đƣợc coi là hiệu quả nhất song không phải khách sạn nào cũng thực hiện đƣợc.

Tạo sự chú ý (Attention) Tạo sự thích thú (Interest) Quyết định (Decision) Hành động (Action)

Bên cạnh hình thức quảng cáo thì khách sạn có thể dùng hình thức tiếp cận trực tiếp với khách hàng và bán sản phẩm. Cách này vừa tiết kiệm đƣợc chi phí vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Lễ tân là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng đầu tiên. Hơn ai hết, họ biết rõ nhu cầu của khách. Vì vậy khi tiếp xúc với khách, nhân viễn lễ tân có thể gợi ý khéo léo các vấn đề mà khách sạn muốn tham khảo với khách hàng để từ đó tham mƣu cho lãnh đạo và các nhà hoạch định chiến lƣợc Marketing. Giữ chân khách hàng cũ và lôi kéo khách hàng mới là tiêu chí mà chính sách giao tiếp khuyếch trƣơng theo đuổi. Tuy nhiên hiệu quả của nó là do khách sạn chọn lựa phƣơng pháp nào sao cho phù hợp với điều kiện của khách sạn.

1.2.6 Đặc thù của Marketing – mix trong kinh doanh khách sạn

Xuất phát từ những đặc trƣng riêng của hoạt động kinh doanh lƣu trú, nhiều học giả trong quá trình vận dụng các nguyên lý marketing vào lĩnh vực này đã đƣa ra những quan điểm chuyên biệt về marketing – mix trong kinh doanh lƣu trú.

- Theo tác giả Poans và Bitner, ngoài bốn yến tố cấu thành một tổ hợp marketing-mix thông thƣờng, trong kinh doanh lƣu trú còn có 3 thành phần khác là:

+ Quan hệ nhân viên và khách hàng: Yếu tố này đƣợc tách ra từ hoạt động xúc tiến và trở thành một thành phần riêng biệt. Sở dĩ có sự tách biệt này là do mối quan hệ giữa nhân viên phục vụ và khách hàng đóng vai trò quyết định đến cảm nhận của khách hàng về chất lƣợng dịch vụ.

+ Môi trƣờng vật chất: nó bao gồm những yếu tố vật chất trong sản phẩm lƣu trú. Các tác giả này cho rằng, khi đề cập đến sản phẩm nhƣ là một thành phần của marketing-mix thì doanh nghiệp thông thƣờng chỉ quan tâm nhiều đến định hƣớng thị trƣờng của sản phẩm, định vị sản phẩm mà ít quan tâm đến môi trƣờng vật chất có thực. Tuy nhiên trong kinh doanh lƣu trú, môi trƣờng vật chất là một trong những tiêu chuẩn quyết định thứ hạng của khách sạn nên cần phải đƣa yếu tố này thành một thành phần riêng biệt của marketing-mix.

+ Quy trình: đây là một nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực từ quản lý, tác nghiệp cụ thể đến cả thái độ và cung cách phục vụ. Yếu tố này tạo ra tính chuyên

nghiệp trong kinh doanh, tạo ra nét đặc trƣng và lƣu lại hình ảnh của doanh nghiệp trong cảm nhận của khách hàng.

Thực chất, quan điểm này không làm thay đổi nội dung của marketing-mix đã đƣợc trình bày ở trên. Tuy nhiên, theo cách tiếp cận này, vai trò của một số yếu tố đƣợc chú trọng hơn để đảm bảo cho quá trình cung cấp dịch vụ đƣợc thực hiện hiệu quả

- Theo tác giả Renagham thì marketing-mix trong kinh doanh lƣu trú chỉ thu gọn 3 tổ hợp chính:

+ Tổ hợp sản phẩm (Product-mix) là việc phân nhóm tất cả các sản phẩm của cơ sở kinh doanh lƣu trú có liên quan đến một phân khúc thị trƣờng cụ thể. Tƣơng ứng với mỗi tổ hợp sản phẩm sẽ có một chính sách marketing phù hợp.

+ Tổ hợp thực hiện (Perfomance-mix): bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến chính sách sản phẩm, xúc tiến và tiêu thụ sản phẩm.

+ Tổ hợp truyền thông (Communication-mix) là tất cả các hoạt động nhằm thuyết phục khách hàng tiếp cận và mua sản phẩm.

Quan điềm này đã làm thay đổi cấu trúc của marketing-mix truyền thông. Sản phẩm và tổ hợp các hoạt động đƣợc nhấn mạnh. Ở đây, giá cả không đƣợc đề cập một cách rõ ràng mà nó đƣợc xác lập ngay trong Tổ hợp thực hiện. Tùy từng tình huống trong quá trình tiếp cận với khách hàng mà doanh nghiệp có thể đƣa ra giá bán phù hợp để tăng doanh thu một cách tối đa mà không làm giảm hình ảnh của doanh nghiệp. Điều này thể hiện sự năng động trong kinh doanh lƣu trú.

Có nhiều cách tiếp cận nhƣng tác giả vẫn lựa chọn phân tích về Marketing – Mix theo phƣơng pháp truyền thống 4P, phân tích bốn yếu tố trong kinh doanh lƣu trú: chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ cung cấp, giá cả phù hợp, vị trí thuân lợi và xúc tiến quảng cáo, truyền thông.

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX TẠI THE LABAN

2.1. Tổng quan về công ty Công ty The LaBan

2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty The LaBan

Tổng quan về công ty

Tên đơn vị: Công ty cổ phần The LaBan

Tên giao dịch quốc tế: THE LABAN JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: LaBanCo.

Giấy phép kinh

doanh : Số 0737/2013/KHDT do sở kế hoạch đầu tƣ cấp năm 2013 Đăng ký kinh doanh: Số 26017830944 do Sở kế hoạch và đầu tƣ thành phố Hồ Chí Minh cung cấp

Mã số thuế: 2820675315

Trụ sở chính: 137 Pasteur - Phƣờng 6 - Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: 028 4533 6666 Fax: 028 3674 1588 Email: thelaban@gmail.com Website: http://thelaban.com/ Vốn điều lệ, cổ phần sáng lập công ty Tính đến ngày 31/12/2017.

- Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đồng (Ba mƣơi tỷ đồng chẵn). - Tổng số cổ phần: 150.000

Quá trình hình thành và phát triển.

Thành lập và phát triển từ năm 2011, Công ty cổ phần The LaBan không ngừng lớn mạnh và khẳng định vị trí thƣơng hiệu của mình không chỉ ở phạm vi trong nƣớc mà còn mở rộng ra các nƣớc trong khu vực và thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn và café.

Công ty cổ phần The LaBan luôn lấy tiêu chí phục vụ khách hàng là trên hết, luôn đem đến cho khách hàng những điều kiện tốt nhất, dịch vụ hoàn hảo nhất để

khẳng định uy tín thƣơng hiệu của công ty trong chất lƣợng từng dịch vụ. Với sự phấn đấu không ngừng Công ty cổ phần The LaBan đã là một trong những đơn vị có một vị trí ổn định trong ngành dịch vụ khách sạn và thƣơng mại ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Công ty cổ phần The LaBan phát triển và đƣa vào kinh doanh sản phẩm khách sạn và café đối với tỉnh thành đang hoạt động, tổ chức bán những combo đồ uống và nhà nghỉ hay những voucher nghỉ ngơi vào những ngày lễ cao điểm cho tất cả mọi đối tƣợng có nhu cầu đi thăm quan, học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Song song với việc mở rộng về phạm vi nghỉ dƣỡng và khách sạn. The LaBan còn cung cấp café cho khách hàng với nững sản phẩm café đƣợc trồng tại nhiều nƣớc khác nhau và café truyền thống của Việt Nam, tạo sự đa dạng đối với các phân khúc khách hàng khác nhau.

The LaBan kinh doanh về mảng khách sạn, nhà hàng và các sản phẩm về café nhập khẩu và café trong nƣớc. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, hiện nay khách sạn The LaBan đã trở thành một đơn vị kinh doanh tổng hợp phục vụ nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nƣớc.

The LaBan là một đơn vị hạch toán độc lập, có tƣ cách pháp nhân đầy đủ, khách sạn có quyền mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh thuộc phạm vi cho phép, mở rộng quan hệ giao dịch. Hiện nay khách sạn tổ chức kinh doanh nhiều hoạt động khác nhau nhƣ: phòng ngủ, ăn uống, vận chuyển, spa & massage.

Từ những chức năng trên, The LaBan đề ra những nhiệm vụ sau:

+ Quản lý tài sản: tài sản của khách sạn gồm tài sản cố định và tài sản lƣu động do nhà nƣớc giao và khách sạn tự bổ sung nên phải sử dụng đúng mục đích, hạch toán chính xác và giải quyết hằng năm.

+ Quản lý các hoạt động kinh doanh: khách sạn xây dựng các chiến lƣợc kinh doanh trung và dài hạn, theo định hƣớng của LaBanCo. Trên cơ sở chiến lƣợc đó xây dựng kế hoạch hằng năm cho sản xuất kinh doanh đề ra đƣợc thực hiện.

+ Công tác tài chính: bảo toàn và phát triển nguồn vốn đƣợc giao, tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội, thúc đẩy khách sạn ngày càng phát triển.

Trải qua nhiều năm kinh nghiệm, Công ty cổ phần The LaBan là một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực khách sạn và thƣơng mại chuyên nghiệp.

Từ những kết quả hoạt động và đóng góp to lớn cho ngành dịch vụ khách sạn và thƣơng mại trong Tành phố nói riêng và cho nền kinh tế của đất nƣớc nói chung, LaBanCo đã liên tục đƣợc UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Sở kế hoạch đầu tƣ, hiệp hội dịch vụ khách sạn Thành phố tặng bằng khen, kỉ niệm chƣơng, giấy chứng nhận về những cống hiến cho sự nghiệp của ngành.

Với mục tiêu vƣơn lên để trở thành thƣơng hiệu toàn cầu, đồng thời để hội nhập và phát triển, LaBanCo sẽ chú trọng vào việc tăng cƣờng hiệu quả kinh doanh, cải tiến chất lƣợng dịch vụ, phát triển vốn đầu tƣ để nâng cấp cơ sở vật chất, phát triển sản phẩm mới mang nét đặc trƣng văn hóa truyền thống, tăng cƣờng công tác tuyên truyền - quảng bá - tiếp thị đến các thị trƣờng mục tiêu và tiềm năng. Hiện nay, cùng với tiềm lực vững mạnh và tầm nhìn vào tƣơng lai của ngành du lịch Việt Nam, kéo theo lƣợng khách du lịch bình quân mỗi năm vào Việt Nam có sự tăng mạnh đáng kể. LaBanCo sẽ tiếp tục phấn đấu mở rộng thị trƣờng và hƣớng Việt Nam ngang tầm với dịch vụ tại những nƣớc phát triển mạnh trong thị trƣờng Châu Á nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore...

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công Ty The LaBan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing – mix tại the laban (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)