Định hƣớng phát triển mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing – mix tại the laban (Trang 85 - 87)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2.2. Định hƣớng phát triển mục tiêu

Về công tác đầu tư phát triển sản phẩm: Hiện nay, chất lƣợng sản phẩm là yếu tố sống còn đối với các cơ sở kinh doanh lƣu trú. Để đảm bảo uy tín, sản phẩm của khách sạn cần phải có chất lƣợng tốt nhất. Vì vậy, khách sạn phải không ngừng đầu tƣ, nâng cấp các trang thiết bị. Hoàn thiện và phát triển sản phẩm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trƣờng truyền thống, đồng thời phải đa dạng hóa sản phẩm nhằm hƣớng đến mục tiêu khai thác các đối tƣợng khách hàng tiềm năng khác. Tập trung mua sắm them nhiều tài sản lƣu động để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, khách sạn còn đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, số lƣợng

phòng tăng thêm 15% so với năm 2019, đảm bảo công suất sử dụng phòng theo kế hoạch, đạt tỷ suất lợi nhuận bình quân trên doanh thu trên 30%. Qua đó ngày càng khẳng định thƣơng hiệu của khách sạn The LaBan trên bản đồ du lịch miền Nam, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả kinh doanh của khách sạn, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng du lịch Việt Nam.

Về công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực: Cùng với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm, trình độ chuyên môn tay nghề của ngƣời lao động cũng phải không ngừng vận động theo để đáp ứng. Để đạt đƣợc mục tiêu này, khách sạn đã đề ra một số phƣơng thức thực hiện nhƣ:

- Tự đào tạo: những ngƣời có tay nghề cao đào tạo cho những ngƣời có tay nghề thấp, ngƣời có kinh nghiệm truyền đạt cho những ngƣời mới, quản lý phải luôn trực tiếp huấn luyện cho nhân viên trong mỗi ca làm việc.

- Mở lớp đào tạo ngay trong khách sạn, chọn ngƣời có năng lực nhất trong khách sạn hoặc mời ngƣời có kinh nghiệm về mặt chuyên môn, nghiệp vụ để đào tạo.

- Cho nhân viên tham gia các chƣơng trình tham quan, học tập từ các đơn vị cùng ngành.

Về định hướng thị trường mục tiêu: Từ đầu năm 2019, ngành du lịch Việt Nam đối mặt với khó khăn khi phải chịu dịch tả lợn bùng phát ở nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc, điều này khiến cho lƣợng khách quốc tế giảm đáng kể. Khách sạn The LaBan cũng không nằm ngoài ảnh hƣởng đó. Để cải thiện tình hình, khách sạn đã đề ra định hƣớng chuyển đối tƣợng khách hàng mục tiêu từ thị trƣờng châu Âu sang thị trƣờng châu Á, vì khả năng thu hút khách từ các thị trƣờng này cao hơn. Tiến hành hợp tác với các trang web nhằm thực hiện định hƣớng phát triển nguồn khách qua mạng, bởi vì khách qua mạng là nguồn khách chiếm thị phần tƣơng đối lớn ở khách sạn The LaBan. Thực hiện các biện pháp nhằm tăng tỷ lệ khách trực tiếp so với nguồn khách theo tour, bởi vì lƣợng khách trực tiếp sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho khách sạn. Bên cạnh đó, tập trung phục vụ những đối tƣợng khách du lịch kết hợp với hội nghị, và hƣớng vào thị trƣờng khách nội địa (lƣợng khách

đến thành phố Hồ Chí Minh tham quan du lịch vào các tháng 5, 6, và 7; cung cấp các dịch vụ bổ sung nhƣ hội nghị, hội thảo,… và các dịch vụ khác đối với khách địa phƣơng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing – mix tại the laban (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)