Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch VPBank trên cả nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh vĩnh long (Trang 45 - 59)

KHU VỰC SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%) Miền Nam 56 27,45 Miền Trung 49 24,02 Miền Bắc 99 48,53 Tổng cộng 204 100,00 Nguồn:http://www.vpbank.com.vn

Qua bảng 3.1 cho thấy VPBank có số lượng chi nhánh (CN), phịng giao dịch (PGD) rộng khắp cả đất nước, cụ thể ở miền Nam có 56 chi nhánh và phịng giao dịch chiếm 27.45%, đứng thứ hai sau miên Bắc. Theo số liệu thống kê năm 2015

của VPBank, số chi nhánh, phòng giao dịch tại miền Nam tập trung đông nhất ở TP.HCM với số lượng là 40 CN, PGD. Miền Trung là khu vực có số lượng ít nhất chỉ có 49 chi nhánh và phịng giao dịch chiếm tỷ lệ 24,02%. Miền Bắc là khu vực mà VPBank có số lượng phòng giao dịch, chi nhánh nhiều nhất trên cả nước với tổng số là 99 chiếm 48,53%, trong đó Thủ đơ Hà Nội có tới 60 chi nhánh, phịng giao dịch. So với một số ngân hàng thương mại thương mại khác như ACBbank, LienvietPostbank hoặc Techcombank thì đây là một con số đáng nể.

3.1.2.2. Xu hướng phát triển

Sau 20 năm hoạt động, VPBank hiện nằm trong Top các ngân hàng hàng đầu VN theo cơng bố của Moodys (Cty xếp hạng tín nhiệm tồn cầu), hệ số xếp hạng tín nhiệm ngân hàng của VPBank được xếp hạng ở mức B3 và triển vọng ổn định. Đây là lần đầu tiên Moodys đánh giá xếp hạng tín nhiệm VPBank. Xếp hạng tiền gửi bằng VND của VPBank ở mức B3 có nghĩa là tương đương với mức xếp hạng của Moodys đối với các ngân hàng: BIDV, Vietinbank, MB, ACB, Techcombank, Sacombank. Về xếp hạng tiền gửi ngoại tệ, Moodys đánh giá VPBank cũng ở mức B3, tương đương với mức xếp hạng đối với các ngân hàng: MB, ACB, Techcombank, Sacombank.

Thành công trong chiến lược

Hệ số sức mạnh tài chính BFSR của VPBank được đánh giá ở mức E và mức đánh giá tín dụng cơ sở BCA là Caa1, tương đương với mức của 7 ngân hàng hàng đầu của VN được Moodys xếp hạng.

Các kết quả xếp hạng của Moodys được đưa ra trên cơ sở ghi nhận những thành công của VPBank trong chiến lược tăng trưởng mảng ngân hàng bán lẻ và DNNVV (SME). Theo Moodys, mãng ngân hàng bán lẻ tại VN được đánh giá có tiềm năng phát triển mạnh và đem lại lợi nhuận tốt cho ngân hàng. Bên cạnh đó, với định hướng phát triển này, VPBank ít gặp rủi ro tín dụng từ nhóm khách hàng là các DN nhà nước (SOEs) vì theo đánh giá của Moodys, dư nợ cho vay các đối tượng này hiện nay tại VPBank thuộc nhóm thấp nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng.

Moodys đánh giá tích cực việc triển khai phê duyệt tín dụng tập trung tại VPBank. Theo phân tích của Moodys, rủi ro tiềm ẩn về chất lượng tài sản của

VPBank sẽ giảm đi nhờ những nỗ lực thực hiện hiện đại hóa hệ thống quản trị rủi ro, bao gồm các nâng cấp về hạ tầng công nghệ thông tin, sử dụng hệ thống chấm điểm tín dụng cho các khách hàng thuộc phân khúc bán lẻ và SME. Moodys tin rằng những cải tiến này sẽ giúp VPBank có cái nhìn rõ ràng hơn về chất lượng tài sản, đưa ra những giải pháp và điều chỉnh tiêu chuẩn cấp tín dụng một cách phù hợp.

Phát triển bền vững

Với tầm nhìn chiến lược trở thành 1 trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu và 1 trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu VN vào năm 2017, trong hoạt động của mình, VPBank ln chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng; tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao; nâng cấp toàn diện cơ sở hạ tầng cơng nghệ thơng tin; hồn thiện quy trình quản trị rủi ro, vận hành hệ thống.

Là một ngân hàng bán lẻ, VPBank xác định chất lượng dịch vụ chính là thế mạnh cạnh tranh của mình. Vì vậy, VPBank ln tập trung nghiên cứu, xây dựng và giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp, khác biệt, đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng, từ dịch vụ thẻ, tiền gửi tiết kiệm, vay vốn đến các dịch vụ cá nhân khác như chuyển tiền trong nước, quốc tế, đổi tiền, giữ hộ vàng…

Các kết quả xếp hạng của Moodys được đưa ra trên cơ sở ghi nhận những thành công của VPBank trong chiến lược tăng trưởng mảng ngân hàng bán lẻ và DNNVV.

Trong chiến lược phát triển, VPBank cũng tập trung khai thác cơ hội trong phân khúc khách hàng bán bn và tín dụng tiêu dùng, với các nhóm sản phẩm chính, như tín dụng, huy động, quản lý dịng tiền, tài trợ thương mại, bảo lãnh… Các DNNVV là một phân khúc khách hàng quan trọng đối với sự tăng trưởng chiến lược dài hạn của VPBank.

Đại diện lãnh đạo VPBank cho biết: “VPBank đã triển khai những dự án chuyển đổi mạnh mẽ trên toàn hệ thống trong hơn 3 năm qua với sự hỗ trợ của Cty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới McKinsey. Tính đến hết tháng 8/2013, vốn chủ sở hữu của VPBank đạt trên 7 nghìn tỉ đồng, mạng lưới hoạt động gồm trên 200 đơn vị kinh doanh tại 33 tỉnh thành trên cả nước. Tổng tài sản của VPBank đạt ở mức trên

113 nghìn tỉ VND và được đánh giá là một trong các ngân hàng thương mại cổ phần có tổng tài sản lớn nhất tại VN” - đại diện lãnh đạo VPBank nhấn mạnh.

Là một trong những ngân hàng TMCP thành lập sớm nhất tại Việt nam, VPBank đã có những bước phát triển vững chắc trong suốt lịch sử của ngân hàng. Đặc biệt từ năm 2010, VPBank đã tăng trưởng vượt bậc với việc xây dựng và triển khai chiến lược chuyển đổi toàn diện dưới sự hỗ trợ của một trong các công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới. Theo chiến lược này, VPBank đặt mục tiêu trở thành một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017.

Tầm nhìn trên được hiện thực hóa bằng một chiến lược gồm 2 gọng kìm chính: 1/ Tăng trưởng hữu cơ quyết liệt, tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và SME, đồng thời khai thác cơ hội trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn và tín dụng tiêu dùng.

2/ Xây dựng các hệ thống nền tảng vững chắc về tổ chức, nhân sự, công nghệ, vận hành, v.v.

Hậu thuẫn cho việc triển khai chiến lược nói trên là văn hóa doanh nghiệp của VPBank, được xây dựng và vun đắp dựa trên 6 giá trị cốt lõi:

Khách hàng là trọng tâm; Hiệu quả;

Tham vọng;

Phát triển con người; Tin cậy;

Tạo sự khác biệt.

Những thành quả đạt được trong giai đoạn chuyển đổi vừa qua đã khẳng định chiến lược đúng đắn của VPBank, với những thay đổi tích cực về hình ảnh, chất lượng dịch vụ, tính chun nghiệp, v.v. Sự tin cậy của khách hàng đối với VPBank cũng ngày càng củng cố với việc gia tăng liên tục số lượng khách hàng mới và nguồn vốn huy động. Đặc biệt hơn cả là VPBank đang trở thành một địa chỉ thu hút nhân tài trong ngành tài chính ngân hàng. Những yếu tố then chốt này đã, đang, và sẽ trở thành vũ khí chiến lược của VPBank trong hành trình hướng tới mục tiêu trở

thành một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017.

VPBank tin tưởng rằng với tầm nhìn và chiến lược trên, ngân hàng sẽ hồn thành sứ mệnh của mình là mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, quan tâm chú trọng đến quyền lợi người lao động và cổ đơng, xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, và đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng.

3.1.2.3. Tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng VPBank

Điểm nổi bật trong kết quả kinh doanh năm 2015 của VPBank là lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 3096 tỷ đồng, tăng trưởng 92% so với năm 2014, đạt 124% kế hoạch đề ra. Tổng thu nhập hoạt động thuần đạt 12066 tỷ, tăng trưởng 92% so với năm trước. Tổng doanh thu từ phí đạt 1597 tỷ đồng và thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ đạt 885 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2014.

Ngân hàng đã triển khai một loạt dự án tối ưu hóa chi phí hoạt động, nâng cao năng suất lao động, cải tiến, rút ngắn quy trình, tự động hóa các hoạt động hỗ trợ cũng như hoạt động phục vụ khách hàng. Những kết quả đạt được ban đầu là rất khả quan, với tăng trưởng chi phí năm 2015 thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng về quy mô kinh doanh cũng như thu nhập. Nhờ vậy, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập thuần giảm từ 59% năm 2014 xuống còn 47% năm 2015.

Các chỉ tiêu tài chính tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2015, số lượng khách hàng hoạt động của ngân hàng đạt hơn 2 triệu khách hàng, tăng trưởng 60% so với năm 2014. Đây là cơ sở quan trọng trong việc theo đuổi chiến lược bán lẻ của ngân hàng. Số thẻ mở mới trong năm đạt gần 350 nghìn thẻ, trong đó có hơn 70 nghìn thẻ tín dụng. Ngân hàng duy trì đà tăng trưởng vững chắc so với năm trước, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng vốn cũng như các chỉ tiêu về an toàn hệ thống đều được nâng cao.

Về tài sản:

Cấu trúc tài sản được cải thiện, các tài sản có chất lượng tốt, hiệu quả có sự tăng trưởng cao hơn. Tổng tài sản của VPBank đạt 193876 tỷ đồng, tăng trưởng 18,8% so với cuối năm 2014. Trong đó cho vay khách hàng lên 60% TTS (từ mức 48% năm 2014), các danh mục cịn lại có sự tăng trưởng nhẹ và giảm (giảm ở TS khác và trái phiếu doanh nghiệp).

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm tốn (http://www.vpbank.com.vn)

Hình 3.1: Cơ cấu tài sản

Qua kết quả thống kê ở hình 3.1 cho thấy định hướng kinh doanh năm 2015 là tập trung thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, huy động và cơ sở khách hàng của hai phân khúc khách hàng chủ chốt là khách hàng cá nhân và SME thông qua việc nâng cao năng suất bán và chất lượng của đội ngũ bán hàng đã được đầu tư mạnh trong năm 2014, phát triển các sản phẩm dịch vụ đa dạng.

Qua kết quả thống kê ở hình 3.2 cho thấy tình hình cho vay khách hàng của Ngân hàng ngày càng tăng cao, từ năm 2011 là 29.184 tỷ đồng đến cuối năm 2015 đã đạt đến 116.804 tỷ đồng, đã tăng gấp 4 lần trong 5 năm.

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm tốn (http://www.vpbank.com.vn)

Hình 3.2: Tình hình cho vay khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong 5 năm (2011-2015) trong 5 năm (2011-2015)

Về cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, theo số liệu 2 năm gần nhất (2014 – 2015) tại hình 3.3 cho ta thấy sự phát triển của tình hình cho vay khách hàng cá nhân. Năm 2014, cho vay khách hàng cá nhân chỉ có 36308 tỷ đồng so với 42071 tỷ đồng cho vay khách hàng doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 46,32% trong tổng số tiền cho vay của Ngân hàng). Tuy nhiên đến năm 2015, tỷ lệ này đã thay đổi, số tiền cho vay khách hàng cá nhân đã tăng lên là 62235 tỷ đồng so với 54569 tỷ đồng của cho vay khách hàng doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 53.28% trong tổng số tiền cho vay của Ngân hàng). Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của lượng khách hàng cá nhân đối với sự phát triển của Ngân hàng trong tương lai.

Nguồn: http://www.vpbank.com.vn

Hình 3.3: So sánh giữa cho vay khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong 2 năm (2014-2015) trong 2 năm (2014-2015)

Về nguồn vốn:

Nguồn vốn được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với nhu cầusử dụng vốn và chiến lược huy động vốn. Tổng nợ phải trả đến cuối năm 2015 đạt 180488 tỷ đồng, tăng gần 26250 tỷ đồng (tương đương tăng 17%) so với cuối năm 2014, trong đó chủ yếu tăng từ tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá (tăng hơn 31300 tỷ đồng).

Nguồn:http://www.vpbank.com.vn

Hình 3.4: Cơ cấu nợ phải trả (2014 – 2015)

Tổng huy động vốn (gồm tiền gửi của khách hàng, tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác và phát hành giấy tờ có giá) tại thời điểm 31/12/2015 đạt 169895 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ 2014, trong đó tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá đạt 152131 tỷ đồng, tăng hơn 31300 tỷ đồng (tương ứng tăng 26%) so với cùng kỳ năm trước.

Tiền gửi của khách hàng cuối năm 2015 đạt 130271 tỷ đồng, tăng ròng gần 22000 tỷ đồng (tương ứng tăng 20%) so với 2014, cao hơn mức tăng trưởng bình

qn của tồn ngân hàng và giúp VPBank tiếp tục nằm trong nhóm các ngân hàng TMCP có tăng trưởng cao về huy động.

Phát hành giấy tờ có giá đến cuối năm 2015 là 21860 tỷ đồng tăng 76% so với năm 2014. Trong năm 2015, Ngân hàng đã phát hành thêm hơn 7400 tỷ các GTCG có kỳ hạn từ 1-5 năm. Đây là nguồn vốn ổn định, dài hạn để tài trợ cho tăng trưởng tài sản trung và dài hạn, đảm bảo an toàn trong cấu trúc tài sản.

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm tốn (http://www.vpbank.com.vn)

Hình 3.5: Tình hình huy động khách hàng và phát hành Giấy tờ có giá trong 5 năm (2011 – 2015) Giấy tờ có giá trong 5 năm (2011 – 2015)

Nguồn: http://www.vpbank.com.vn

Hình 3.6: Cơ cấu huy động và phát hành giấy tờ có giá trong 2 năm (2014 – 2015) (2014 – 2015)

Vốn chủ sở hữu cuối năm 2015 đạt 13389 tỷ đồng tăng 4409 tỷ đồng, trong đó cơ cấu vốn chủ sở hữu có thay đổi như sau:

- Vốn điều lệ đạt 8056 tỷ đồng, tăng 1709 tỷ đồng do trả cổ tức bằng cổ phiếu và trả cổ phiếu thường từ nguồn Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.

- Thặng dư vốn cổ phần đạt 1289 tỷ đồng tăng 1287 tỷ đồng so với cuối năm 2014 do ghi nhận chênh lệch mệnh giá và giá bán cổ phiếu của ngân hàng.

- Lợi nhuận chưa phân phối đạt 2719 tỷ, tăng 629 tỷ đồng so với năm 2014.

Bảng 3.2: Tình hình kinh doanh chung của Ngân hàng (2014 – 2015)

Nguồn:http://www.vpbank.com.vn

Kết quả tổng hợp số liệu ở bảng 3.2 cho thấy tổng thu hoạt động thuần đạt 12066 tỷ, tăng trưởng 92% so với năm trước, chủ yếu nhờ tăng trưởng thu lãi và thu từ hoạt động dịch vụ.

Cơ cấu nguồn thu dịch vụ được chuyển biến tích cực với việc tiếp tục gia tăng các dòng dịch vụ bán lẻ, sản phẩm ngân hàng dịch vụ hiện đại. Trong đó các

dịch vụ thanh toán, thanh toán thẻ, thanh toán các dịch vụ tiện ích... đã gia tăng đáng kể số lượng giao dịch.

3.2. GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG VPBANK CHI NHÁNH VĨNH LONG 3.2.1. Giới thiệu Ngân hàng VPBank chi nhánh Vĩnh Long 3.2.1. Giới thiệu Ngân hàng VPBank chi nhánh Vĩnh Long

- Tên doanh nghiệp: Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) - Địa chỉ: 53A, Phạm Thái Bường, Phường 4, Tp Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long - Điện thoại: 070. 385 3854 – 070. 385 3853

- Ngành nghề kinh doanh: ngân hàng - Website: www.vpb.com.vn

- Logo

Nguồn:http://www.vpbank.com.vn

Hình 3.7: Logo Ngân hàng VPBank 3.2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức VPBank Vĩnh Long 3.2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức VPBank Vĩnh Long

Nguồn:http://www.vpbank.com.vn

VPBank Vĩnh Long có sơ đồ tổ chức thuộc loại sơ đồ cơ cấu trực tiếp chức năng. Điều kiện áp dụng là môi trường phải ổn định mọi vấn đề thuộc về thủ trưởng đơn vị, tuy nhiên có sự giúp đỡ của các lãnh đạo chức năng, các chuyên gia. Từ đó cùng dự thảo ra các quyết định cho các vấn đề phức tạp để đưa xuống cho người thực hiện và người thực hiện chỉ nhận mệnh lệnh của người lãnh đạo doanh.

Đặc điểm: Lãnh đạo các phòng chức năng làm nhiệm vụ tham mưu, gúp việc, theo dõi, đề xuất, kiểm tra, tư vấn cho thủ trưởng nhưng khơng có quyền ra qyết định cho các bộ phận , đơn vị sản xuất. ý kiến của lãnh đạo các phòng chức năng đối với các đơn vị sản xuất chỉ có tính chất tư vấn về mặt nghiệp vụ, các đơn vị nhận mệnh lệnh trực tiếp từ thủ trưởng đơn vị, quyền quyết định thuộc về thủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh vĩnh long (Trang 45 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)