Biểu đồ kết quả huy động không kỳ hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh vĩnh long (Trang 60 - 63)

Từ hình 3.9 cho thấy năm 2014 so với năm 2013 thì huy động khơng kỳ hạn tăng 0.96 (tỷ đồng) với tốc độ tăng là 2,65%. Nhưng đến năm 2015 so với 2014 thì

huy động vốn không kỳ hạn giảm xuống rất nhiều với số lượng giảm 33,83 (tỷ đồng) với tốc độ giảm là 91,04%. Đến 6 tháng đầu năm 2016 thì huy động khơng kỳ hạn lại tăng lên 5.66 (tỷ đồng) với tốc độ tăng là 169,97%. Việc huy động vốn không kỳ hạn tăng giảm khơng đều có thể giải thích bởi do nền kinh tế nước ta trong giai đoạn 2013 đến 2015 đang suy giảm nên người dân khó kiếm được lợi nhuận nên việc huy động gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng xấu đến nguồn vốn của ngân hàng.

Ta xét biểu đồ huy động có kỳ hạn của VPBank Vĩnh Long trong 4 năm:

Nguồn: VPBank chi nhánh Vĩnh Long

Hình 3.10: Biểu đồ kết quả huy động vốn có kỳ hạn trong 3 năm (2013-2015)

Qua hình 3.10 kết hợp bảng 3.4 cho thấy năm 2014 là năm VPBank huy động vốn có kỳ hạn cao nhất trong bốn năm với số lượng vốn là 256,20 (tỷ đồng), tăng 103.406 (tỷ đồng) với tốc độ tăng 67,68 % so với năm 2013. Năm 2015 so với 2014 thì lượng huy động này lại giảm với số lượng 13,73 (tỷ đồng) và tốc độ giảm 5,36% và năm 2016 thì lượng huy động này tiếp tục giảm với số lượng là 14,60 (tỷ đồng) và tốc độ giảm là 6,02%. Như vậy với hình thức huy động có kỳ hạn thì tăng trong năm 2014 và giảm sút đều qua các năm 2014, 2015. Tình hình này cũng làm ảnh hưởng lớn đến tổng huy động của ngân hàng VPBank, điều này được thể hiện qua hình 3.11:

Nguồn: VPBank chi nhánh Vĩnh Long

Hình 3.11: Thể hiện tổng huy động vốn (2013 - 2015)

Từ hình 3.11, cho thấy tổng huy động vốn đang có xu hướng giảm dần kể từ năm 2014 đến năm 2015. Trong giai đoạn 2013 đến 2014 cho thấy tổng huy động tăng lên 104.373 (tỷ đồng) với tốc độ tăng là 55,23%. Đạt mức cao nhất trong bốn năm là năm 2014 với số lượng vốn huy động được cả hai hình thức là 293,36 (tỷ đồng). Đến năm 2015 thì lượng vốn huy động này giảm xuống còn 245,8 (triệu đồng) nhưng kết quả này so với năm 2013 thì vẫn cịn cao. Nhìn chung thì tổng lượng tiền huy động của ngân hàng VPBank Vĩnh Long huy động được trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015 có xu hướng giảm nhưng số lượng giảm so với năm gốc (2013) thì vẫn cao. Nên ta có thể nói lượng tổng huy động này khá ổn định.

VPBank nên có những biện pháp nhằm để nâng cao lượng huy động lên, vì nếu để trường hợp này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn của ngân hàng. Một trong những giải pháp đó có thể nâng mức lãi suất huy động. Tạo ra nhiều dịch vụ kèm theo đối với dịch vụ huy động này.

3.3.2.2. Về cho vay

* Tình hình cho vay ngắn hạn:

Tình hình cho vay ngắn hạn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.5: Kết quả cho vay ngắn hạn (từ 2013 đến 2015)

Đơn vị tính: tỷ đồng

2014/2013 2015/2014

Năm

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)

Cho Vay 66,17 100,22 130,28 34,05 51,45 30,07 30.00 Thu nợ 81.084 58.949 11.861 (22,14) (27,31) (47,09) (79,88) Dư nợ 61.195 102,46 220,88 41,27 67,44 118,42 115,57

Nguồn: VPBank chi nhánh Vĩnh Long

Nguồn: VPBank chi nhánh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh vĩnh long (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)