TỔNG BÌNH PHƯƠNG df BÌNH PHƯƠNG TRUNG BÌNH F Sig. HỒI QUY 153.066 4 38.267 250.054 .000a PHẦN DƯ 26.934 176 .153 TỔNG 180.000 180 38.267
Nguồn: Kết quả khảo sát 181 khách hàng trên địa bàn Vĩnh Long năm 2016
Hiện tượng đa cộng tuyến: Độ chấp nhận của biến (Tolerances) và hệ số
phóng đại phương sai (Variance inflation factor – VIF) được dùng để phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến, theo Hoàng Trọng và Chu nguyễn Mộng Ngọc thì khi VIF vượt quá 10 là dấu hiệu của đa cộng tuyến. Dựa vào bảng 4.15 ta thấy giá trị VIF là rất nhỏ đều bằng 1 nhỏ hơn 10. Ta có thể bác bỏ giả thuyết mơ hình bị đa cộng tuyến hay nói cách khác khơng có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra (các biến độc lập khơng có tương quan với nhau).
Giả định về phân phối chuẩn của phần dư
Dựa vào đồ thị ta có thể kết luận rằng phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn (Mean gần bằng 0 và Std.Dev gần bằng 1). Vì vậy giả định về phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
Nguồn: Kết quả khảo sát 181 khách hàng trên địa bàn Vĩnh Long năm 2016
Giả định liên hệ tuyến tính
Dựa vào đồ thị phân tán giữa các phần dư và các giá trị dự đoán, ta thấy các giá trị phần dư không phân tán một cách ngẫu nhiên theo đường hoành độ 0, mà phân tán một cách có hệ thống theo các đường thẳng. Cho thấy giả định về liên hệ tuyến tính bị vi phạm.
Nguồn: Kết quả khảo sát 181 khách hàng trên địa bàn Vĩnh Long năm 2016
Hình 4.3: Đồ thị phân tán
Giả định về tính độc lập của sai số (khơng có tương quan giữa các phần dư)
Dựa vào bảng 4.16, cho thấy kết quả Durbin – Watson = 2.143 (gần bằng 2) tức là khơng có hiện tượng tự tương quan trong các phần dư. (Hoàng Trọng & Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2008 trang 233, giá trị Durbin – Watson (d) biến thiên trong
khoảng từ 0 đến 4, giá trị d gần bằng 2 các phần dư khơng có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau, d thấp (nhỏ hơn 2) các phần dư gần nhau có tương quan thuận, d lớn hơn 2 (và gần 4) có nghĩa là các phần dư có tương quan nghịch).
Giả định phương sai của sai số không đổi
Dựa vào kết quả phân tích thu được ở bảng 4.17 ta thấy giá trị Sig. của kiểm định lớn hơn mức ý nghĩa α 5% nên tác giả chấp nhận giả thuyết H0: hệ số tương quan hạng của tổng thể bằng 0 hay nói cách khác phương sai sai số không đổi.