Khái quát về trường Đại học Sư phạm TP.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học (Trang 40 - 43)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.1. Khái quát về trường Đại học Sư phạm TP.HCM

2.1.1. Đặc điểm về địa lý tự nhiên (https://vi.wikipedia.org/)

Quận 5 là một trong các quận thuộc khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Phía Tây Bắc giáp Quận 10 và Quận 11, ranh giới là đường Hùng Vương và đường Nguyễn Chí Thanh

Phía Đông giáp Quận 1, ranh giới là đường Nguyễn Văn Cừ và giáp Quận 4 qua một đoạn nhỏ kênh Bến Nghé

Phía Nam giáp kênh Tàu Hủ, ngăn cách với Quận 8

Phía Tây giáp với Quận 6 bởi đường Nguyễn Thị Nhỏ, Ngô Nhân Tịnh và bến xe Chợ Lớn.

Tiền thân của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là Phân khoa Sư phạm (Faculté de Pédagogie) thuộc Viện Đại học Sài Gòn (còn gọi là trường Đại học Sư phạm Sài Gòn), được thành lập vào năm 1957 dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa. Ngày 8 tháng 11 năm 1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thành lập Viện Đại học Sài Gòn gồm 11 trường đại học trên địa bàn, trong đó có cả Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn[3]. Sau khi Việt Nam thống nhất, ngày 27 tháng 10 năm 1976, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 426/TTg thành lập Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở của Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn.

Năm 1995, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã được nhập vào làm một thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, vào năm 1999, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức lại trên cơ sở chia tách và thành lập mới. Theo đó, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh lại được Thủ tướng Chính phủ tách ra thành một trường trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là hiện là một trong 15 trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam và cũng là một trong hai trường đại học sư phạm lớn của Việt Nam (cùng với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội).

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường Đại học Sư phạm TP.HCM (https://hcmue.edu.vn/vi/gioi-thieu/co-cau-to-chuc)

2.1.3. Cơ sở vật chất

Cơ sở 1: 280 An Dương Vương, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh Cơ sở 2 và Thư viện: 222 Lê Văn Sĩ, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Viện Nghiên cứu Giáo dục: 115 Hai Bà Trưng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm Giáo dục trẻ Khuyết tật Thuận An: Bình Đức, thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, Bình Dương.

Ký túc xá: 351 Lạc Long Quân, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.4. Đội ngũ

Hiện nay, Trường có 23 giáo sư và phó giáo sư, 131 tiến sĩ, 283 thạc sĩ trên tổng số 619 cán bộ giảng dạy. Hiện tại, có 143 cán bộ đang đi học ở trong nước và nước ngoài (bao gồm 21 người làm nghiên cứu sinh trong nước, 43 người làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài, và 75 người làm cao học ở trong nước, 13 người làm cao học ở nước ngoài).

Ban Giám hiệu

Hiệu trưởng: Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Hồng Phó Hiệu trưởng: Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn

2.1.5 Giới thiệu khoa Giáo dục học Tiểu học (http://hcmup.edu.vn/)

Khoa GDTH Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh được thành lập tháng 6 năm 1995 (theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 2197/GD-ĐT).

2.1.5.1 Chức năng, nhiệm vụ của khoa

Đào tạo giáo viên tiểu học có trình độ đại học;

Đào tạo trình độ Thạc sĩ Giáo dục học (chuyên ngành Giáo dục học Tiểu học); Tham mưu cho các cấp lãnh đạo về giáo dục ở bậc tiểu học: đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học; nội dung chương trình, sách giáo khoa, chuẩn hóa, nâng chuẩn, đánh giá.

Nghiên cứu khoa học phục vụ cho các hoạt động giáo dục ở bậc tiểu học nói riêng và hoạt động nâng cao dân trí nói chung.

2.1.5.2. Mục tiêu

Đào tạo sinh viên, học viên có trình độ cử nhân, trình độ thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục học Tiểu học, có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có sức khỏe và có năng lực giải quyết tốt các công việc thuộc lĩnh vực GDTH, phục vụ cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

2.1.5.3. Đội ngũ

a) Ban chủ nhiệm Khoa

Trưởng Khoa: TS. Dương Minh Thành Phó Trưởng Khoa:

– TS. Nguyễn Thị Xuân Yến – TS. Ngô Thị Phương

b) Cơ cấu

- Tổ Toán và PPDH ở tiểu học được thành lập với 05 thành viên: ThS. Trần Hoàng; ThS. Nguyễn Thị Hà Thanh; TS. Dương Minh Thành; ThS. NCS. Trần Đức Thuận; ThS. Nguyễn Ngọc Trọng;

- Tổ Ngữ văn và PPDH ở tiểu học được thành lập với 07 thành viên: PGS.TS. Nguyễn Thị Ly Kha; ThS. NCS. Lê Ngọc Tường Khanh; CN. Phạm Hải Lê (học viên cao học); ThS. NCS. Nguyễn Lương Hải Như; TS. Nguyễn Thị Thu Thủy; ThS. Lê Văn Trung - Tổ Nghiệp vụ sư phạm tiểu học được thành lập với 07 thành viên: CN. Lê Tống Ngọc Anh (học viên cao học); ThS. Phạm Phương Anh; CN. Ngô Quang Dũng; ThS. Trần Thanh Dũng; ThS. NCS. Nguyễn Minh Giang; ThS. Đỗ Thị Nga; ThS. NCS. Nguyễn Thị Thu; TS. Hoàng Thị Tuyết

- Bộ phận văn phòng gồm 2 thành viên: Đinh Tiến Toàn và Nguyễn Thị Như Hằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)