8. Cấu trúc của khóa luận
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.3. Hoạt động học tập của sinh viên
Hoạt động học tập là quá trình tiếp nhận tri thức, những kĩ năng, kĩ xảo bằng ý thức của người học. Công cụ hỗ trợ cho hoạt động học tập cũng đa dạng hơn đáp ứng nhu cầu học của mọi lứa tuổi như học qua sách, báo, tạp chí, mạng xã hội, mạng Internet, học qua kinh nghiệm của người đi trước. Vì vậy, kiến thức đã tiếp cận người học rất dễ dàng, tuy nhiên kiến thức sẽ không tự mất đi hoặc tăng lên về số lượng nhưng nhận thức của người học về vai trò của việc học tập rất cần chú ý, vì chỉ có người học chủ động tìm hiểu kiến thức, sử dụng tốt phương pháp, công cụ học tập sẳn có để tiếp nhận kiến thức từ đó làm thay đổi nhận thức của bản thân có như vậy hoạt động học tập đáp ứng được mục đích vốn có.
Mục tiêu giáo dục Việt Nam là đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. Với mục tiêu chung đó, tùy vào đặc thù riêng của từng cấp học mà có mục tiêu định hướng giáo dục riêng phù hợp với từng độ tuổi nhận thức của người học có phương pháp nội dung giáo dục một cách khoa học.
Theo điều 2, Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT ban hành quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ghi rõ“Sinh viên được quy định tại quy chế này là người đang học chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học; Sinh viên là trung tâm của các hoạt động giáo dục và đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học, được bảo đảm điều kiện thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền trong quá trình học tập và rèn luyện tại cơ sở giáo dục và đào tạo”. Như vậy, người học khi theo học chương trình đào tạo của ngành chuyên biệt tại các cơ sở giáo dục đại học được gọi là sinh viên chuyên ngành, tùy thuộc vào sinh viên học cụ thể một ngành mà có chương trình đào tạo riêng cho ngành học đó, tại bậc học này, sinh viên được đào tạo chuyên sâu để có khả năng làm việc của ngành học.
Theo đó, tại Chương 2, của thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT ban hành quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ghi rõ về quyền và
trách nhiệm của sinh viên khi theo học tại trường. Căn cứ vào thông tư này, sinh viên sẽ nắm được cơ bản về quyền và trách nhiệm của sinh viên từ đó có hướng nhận thức đúng đắn, chủ động thực hiện tốt chức năng của sinh viên khi học tại trường theo đúng quy định của pháp luật nhà nước. Cụ thể một số nội dung nổi bật về nhiệm vụ và quyền hạn của SV.
Tại điều 4 ghi rõ nhiệm vụ của SV:
Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ trường đại học và các quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục đại học.
Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của cơ sở giáo dục đại học; chủ động, tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và rèn luyện đạo đức, lối sống.
Tại điều 5 ghi rõ quyền của SV:
Được tạo điều kiện trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện, bao gồm: Sử dụng hệ thống thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; Tham gia nghiên cứu khoa học, thi sinh viên giỏi, thi Olympic các môn học, thi sáng tạo khoa học, kỹ thuật; Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo quy định hiện hành của Nhà nước; Đăng ký dự tuyển đi học, tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi sinh viên ở nước ngoài; học chuyển tiếp ở các trình độ đào tạo cao hơn theo quy định hiện hành; Được góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các Điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục;
Tại điều 6 ghi rõ các hành vi sinh viên không được làm : Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử như: quay cóp, mang tài liệu vào phòng thi, xin Điểm; học, thi, thực tập, trực hộ người khác hoặc nhờ người khác học, thi, thực tập, trực hộ; sao chép, nhờ hoặc làm hộ tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp; tổ chức hoặc tham gia tổ chức thi hộ hoặc các hành vi gian lận khác.
Khi bàn tới hoạt động học tập của sinh viên cần xét chủ thể chính trong hoạt động này là sinh viên, nhằm chiếm lĩnh tri thức của nhân loại, tùy thuộc vào mục đích của cá nhân sinh viên sẽ phải học kiến thức ở lĩnh vực nào. Xác định được lĩnh vực cần học tập chuyên sâu, quyền và trách nhiệm khi học tập ở bậc đại học là cơ sở để sinh viên thực hiện bước đầu tiên của quá trình học tập tại trường đại học là lập kế hoạch học tập, gồm có kế hoạch học tập dài hạn và kế hoạch ngắn hạn. Đối tượng của hoạt động học tập là kiến thức chuyên ngành, những kĩ năng, kinh nghiệm, thực tập, tham gia các hoạt động Đoàn, hội ở trường, nghiên cứu khoa học, được tích lũy sau một thời gian dài, từ đó sinh viên tiếp thu một cách chủ động, vận dụng vốn hiểu biết sẳn có vận dụng vào công việc sau khi ra trường một cách linh hoạt, có khả năng thích nghi với môi trường. Bên cạnh đó, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của đội ngũ giảng viên trường đại học liên quan đến các hoạt động học tập liên quan đến chương trình học sinh viên tích lũy dần một số kĩ năng mềm trong quá trình học đáp ứng yêu cầu công việc đặc thù mà không có một học cụ thể nào dạy như sự tự tin đứng trước đám đông diễn đạt vấn đề, kĩ năng hoạt ngôn bên cạnh việc tiếp cận kiến thức chuyên ngành.
Tóm lại, theo người nghiên cứu, hoạt động học tập của sinh viên là hoạt động nhận thức chủ động của sinh viên về các hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn của đội ngũ giảng viên, tổ chức các hoạt động học tập theo chương trình đại học chính quy, từ đó sinh viên thực hiện nghiêm túc quy trình học, lĩnh hội được vốn kiến thức chuyên sâu bên cạnh đó tích lũy được kĩ năng mềm, tạo nên sự thay đổi về nhận thức.