Biện pháp 4: Sử dụng linh hoạt hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học (Trang 107 - 108)

2.6.3 .Các yếu tố liên quan

2.7. Biện pháp quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục học tiểu học

2.7.2.4. Biện pháp 4: Sử dụng linh hoạt hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực của

bằng nhiều hình thức dạy học do GV có nhiều kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy mới, lồng ghép vào các vấn đề thực tiễn.

b) Mục đích của biện pháp

Mục đích của việc cải tiến phương pháp dạy học là nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục đào tạo đối với SV ngành GDTH, đáp ứng yêu cầu về chất lượng đầu ra của SV có khả năng thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Mặc khác, đa dạng hình thức học tập khai thác được nhiều khía cạnh về năng lực thực hiễn của mỗi SV, phát huy một cách tốt nhất sở trường của bản thân, tạo được động cơ học tập một môi trường học thoải mái, rèn luyện kĩ năng quản lý của từng SV.

c) Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Cải tiến phương pháp dạy học theo chương trình giáo dục đòi hỏi GV phải nắm rõ yêu cầu, nội dung, cách thức thực hiện các nội dung kiến thức đảm bảo phát huy khả năng của mỗi SV; Khi tiến hành cải tiến nghĩa là phương pháp cũ không còn phù hợp với thực tiễn xã hội học tập và cần dựa trên nền tảng phương pháp đó có cách thực hiện mới phù hợp hơn với thực trạng dựa trên những thuận lợi, điều kiện thực hiện tại cơ sở giáo dục; SV được hướng dẫn học tập theo phương pháp dạy học thường xuyên, GV theo dõi quá trình SV thực hiện để có biện pháp điều chỉnh tương ứng; xác định những ưu điểm của từng phương pháp từ đó khắc phục nhược điểm của phương pháp kia, vì vậy trong công tác tổ chức hoạt động học tập cần sử dụng từ hai phương pháp trở lên để đảm bảo tính hiệu quả cao hơn.

Cụ thể, cải tiến phương pháp dạy học bằng cách GV thường xuyên cập nhật tình hình ứng dụng phương pháp dạy học mới qua nhiều kênh thông tin như mạng internet, nghiên cứu khoa học, dự án về đổi mới phương pháp dạy học; Tổ chức hoạt động họp chuyên môn giữa các GV trao đổi kinh nghiệm, xác định mục tiêu cần đạt tương ứng với phương pháp mới; Mời chuyên gia về nghiên cứu giáo dục phổ biến, hướng dẫn thực hiện phương pháp dạy học linh hoạt; SV được phổ biến thông tin, cách thức thực hiện phương pháp học tập tương ứng, tiến hành tổ chức thực nghiệm, có đánh giá rút kinh nghiệm khi xây dựng giáo án dạy học cho HS tiểu học trong tương lai; Có chính sách khuyến khích, tuyên dương, động viên GV SV có thành tích tốt trong công tác ứng dụng phương pháp dạy học linh hoạt đạt hiệu quả.

2.7.2.4. Biện pháp 4: Sử dụng linh hoạt hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực của SV SV

a) Cơ sở khuyến nghị biện pháp

Qua kết quả khảo sát mức độ thực hiện nội dung công tác xây dựng, phổ biến, hướng dẫn thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá định kì (quá trình, giữa kì, cuối kì) trong hoạt động kiểm tra đánh giá năng lực của SV ở mức rất thường xuyên, kết quả đạt được cũng tỉ lệ thuận với mức độ thực hiện. Do đó, nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra đánh giá, SV tự đánh giá được năng lực của bản thân sau khoảng thời gian học tập và thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong kiểm tra, đánh giá; GV dễ dàng

triển khai các hình thức kiểm tra theo kế hoạch linh động hơn, có sự giám sát thuận lợi hơn, đánh giá được tình hình học tập chung của SV.

b) Mục đích của biện pháp

Mục đích của việc sử dụng đa dạng hình thức kiểm tra nhằm đánh giá toàn diện năng lực của SV sau một khoảng thời gian học tập. Bên cạnh đó GV có cơ sở nhận định đúng về thực trạng khả năng của SV để có hướng xây dựng kế hoạch dạy học tích cực hơn.

c). Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực SV luôn luôn đa dạng do cách vận dụng linh hoạt tùy theo mục tiêu của bài học. Đặt ra chuẩn kiểm tra, đánh giá tương ứng với yêu cầu cần đạt là rất cần thiết, vì như vậy vừa đánh giá đúng mức độ nhận thức vừa đánh giá được mức độ đạt được mục tiêu. Sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra trong từng môn học; Sắp xếp thời gian thực hiện kiểm tra đúng với quy định về kiểm tra đánh giá năng lực của SV; GV thường xuyên vận dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá lồng ghép vào nội dung bài học không nhất thiết phải đúng thời gian quy định mới tiến hành kiểm tra.

Một số biện pháp sử dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực SV như tổ chức công bố, phổ biến các phương pháp kiểm tra, đánh giá hiệu quả đã được kiểm nghiệm trong ngành giáo dục; GV được hướng dẫn về quy trình thực hiện kiểm tra, đánh giá đúng với chuẩn yêu cầu theo chương trình giáo dục phổ thông mới; Đặt ra mục tiêu cần đạt ở nhiều khía cạnh để có hình thức kiểm tra, đánh giá toàn diện năng lực SV đáp ứng với nghề; Tổ chức kiểm nghiệm, thực thi, rút kinh nghiệm các hình thức kiểm tra, đánh giá linh hoạt trong chương trình đào tạo; Tổ chức trao đổi thử nghiệm chéo giữa các GV về phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực SV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)