Năng lực lãnh đạo (mục tiêu 1.5.1)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học (Trang 92 - 94)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động học tập của sinh viên ngành GDTH

2.5.2 Năng lực lãnh đạo (mục tiêu 1.5.1)

Một đội ngũ phát triển và bền vững ngoài yếu tố năng lực của mỗi GV còn cần có một người lãnh đạo giỏi. Người lãnh đạo là người có khả năng quản lý chung mọi hoạt động của tổ chức, hướng dẫn chi tiết cho cấp dưới thực hiện, hỗ trợ trong quá trình thực

hiện theo kế hoạch, cụ thể yếu tố có ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo của nhà quản lý được minh họa số liệu ở bảng 2.17 như sau:

Bảng 2.17: Thực trạng năng lực lãnh đạo của đội ngũ CBQL khoa GDTH

Nội dung Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

TB ĐLC TH TB ĐLC TH

Đạt chứng chỉ, văn bằng

thạc sĩ trở lên 2.15 0.744 5 2.22 2.230 4

Phong cách lãnh đạo của

người quản lý 2.29 0.691 4 2.20 0.684 5

Đồng cảm, thấu hiểu cấp

dưới 2.42 0.651 1 2.36 0.661 1

Khuyến khích, hướng dẫn

cấp dưới thực hiện 2.40 0.626 2 2.30 0.647 2

Kiểm tra kết quả, điều

chỉnh kịp thời 2.34 0.679 3 2.29 0.650 3

Trung bình chung 2.32 2.27

Đánh giá Ảnh hưởng Khá

Độ tin cậy của thang đo

(Cronbach'Alpha) 0.880 0.682

Tương quan Preason 0.802

* Phần mức độ thực hiện

Yếu tố được đánh giá là có ảnh hưởng nhất đến năng lực lãnh đạo là đồng cảm, thấu hiểu cấp dưới với mức trung bình 2.42, có thể khẳng định rằng sự quan tâm đồng cảm trước hoàn cảnh của GV đang gặp là có ảnh hưởng đến quá trình công tác tại khoa, do GV nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong quá trình thực hiện, có thái độ tôn trọng trong giao tiếp ứng xử, môi trường làm việc thoải mái, giúp cho GV tự tin vào năng lực chuyên môn của mình. Khuyến khích, hướng dẫn cấp dưới thực hiện với mức trung bình 2.40 xếp hạng 2, với kết quả đó có thể khẳng định rằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, giảng dạy GV nhận được sự khen ngợi, động viên của CBQL, có hướng dẫn thực hiện đúng theo kế hoạch, GV an tâm đầu tư vào giảng dạy, tạo nguồn động lực cho SV phấn đấu trong học tập vì nhận được sự khuyến khích, được chia sẽ kinh nghiệm từ người đi trước, vì vậy yếu tố này được đánh giá là rất ảnh hưởng. Kiểm tra kết quả, điều chỉnh kịp thời với mức trung bình 2.34 xếp hạng 3, với kết quả khảo sát có thể khẳng định rằng người CBQL phải có năng lực thực hiện kiểm tra kết quả thực hiện, căn cứ vào mục tiêu đã đặt ra có sự so sánh đánh giá điều chỉnh cho đạt được mục đích, cụ thể trong hoạt động học tập của SV cần có sự hỗ trợ, người cố vấn hướng dẫn tổ chức hoạt động học tập hỗ trợ thêm kĩ năng cho SV, vì vậy yếu tố này được đánh giá là rất ảnh hưởng. Phong cách lãnh đạo của người quản lý với mức trung bình 2.29 xếp hạng 4, có thể khẳng định rằng phong cách của người CBQL có ảnh hưởng đến quá trình học tập. Vì người CBQL sẽ có một số phong cách lãnh đạo riêng như phong cách tự do, phong cách độc đoán, mỗi phong cách đều có ưu nhược điểm riêng đòi hỏi người quản lý khéo léo vận dụng linh hoạt các kiểu phong cách trong quá trình lãnh đạo hoạt

động học tập của SV, vì vậy yếu tố này được đánh giá rất ảnh hưởng. Đạt chứng chỉ, văn bằng thạc sĩ trở lên với mức trung bình 2.15 xếp hạng 5, từ kết quả khảo sát cho

thấy rằng yếu tố văn bằng chứng chỉ thạc sĩ trở lên không có ảnh hưởng nhiều so với các nội dung trên về năng lực lãnh đạo, tuy nhiên là điều kiện cần có khi trở thành CBQL theo quy định phải có bằng thạc sĩ trở lên về mặt chuyên môn và một số yêu cầu khác liên quan, vì vậy yếu tố này được đánh giá là có mức ảnh hưởng.

* Phần kết quả thực hiện

Yếu tố được đánh giá có kết quả thực hiện tốt nhất là đồng cảm, thấu hiểu cấp

dưới với mức trung bình 2.36, có thể khẳng định rằng CBQL có quan tâm, trò chuyện, chia sẽ thấu hiểu cấp dưới trong vấn đề tổ chức hoạt động học tập cho SV. Mặc khác SV nhận được lời động viên, chia sẽ những khó khăn, cách thức trong quá trình học tập từ GV CBQL giúp SV vượt qua cản trở, tăng thêm sự tự tin sáng tạo chủ động hơn trong nghiên cứu khoa học. Khuyến khích, hướng dẫn cấp dưới thực hiện với mức trung bình

2.30 xếp hạng 2, với kết quả khảo sát cho thấy rằng bằng sự hỗ trợ hướng dẫn khuyến

khích trong hoạt động học tập của các cấp lãnh đạo giúp GV có định hướng tốt về phương pháp thực hiện mục tiêu tổ chức học tập. SV được sự động viên, khuyến khích của GV thường xuyên kết quả học tập được cải thiện, có hứng thú trong học tập, vì vậy yếu tố này có kết quả đạt được ở mức tốt. Kiểm tra kết quả, điều chỉnh kịp thời với mức trung bình 2.29 xếp hạng 3, qua kết quả khảo sát cho thấy rằng hiệu quả của công tác kiểm tra có điều chỉnh kịp thời được thực hiện rất tốt giúp nhà quản lý đạt được mục tiêu kế hoạch vừa tăng thêm kinh nghiệm khi giữ vị trí lãnh đạo đưa ra quyết định kịp thời cho hoạt động học tập của SV. Đạt chứng chỉ, văn bằng thạc sĩ trở lên với mức trung bình 2.22 xếp hạng 4, qua kết quả khảo sát cho thấy rằng CBQL khoa GDTH đa số đạt chứng chỉ thạc sĩ về trình độ chuyên môn trở lên, vì vậy năng lực chuyên môn trong vị trí lãnh đạo đạt tiêu chuẩn quy định chức danh nhà giáo, do vậy yếu tố này có kết quả đánh giá đạt mức khá. Phong cách lãnh đạo của người quản lý với mức trung bình 2.20 xếp hạng 5, qua kết quả khảo sát cho thấy rằng phong cách lãnh đạo tốt khi tạo được không khí học tập thoải mái đến SV thông qua các bài giảng trên lớp hoặc những buổi chia sẽ kinh nghiệm SV có kiến thức bổ ích ứng dụng vào thực tế dễ dàng hơn, vì vậy yếu tố này được đánh giá ở mức khá.

*Kết luận

Điểm trung bình chung của yếu tố năng lực lãnh đạo ảnh hưởng đến hoạt động học tập của SV là 2.32 được đánh giá mức rất ảnh hưởng, với kết quả đạt được là 2.27 được đánh giá đạt mức tốt. Từ kết quả khảo sát có thể khẳng định rằng năng lực lãnh đạo của CBQL đến tập thể GV, GV đến SV là có sự ảnh hưởng nhiều do là vị trí của người đứng đầu tập thể phải có ưu điểm vượt trội hơn so với các đồng nghiệp về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy, có tính cách hòa đồng, tạo được uy tín trước tập thể, sẳn sàng hỗ trợ, hướng dẫn cấp dưới thực hiện công việc liên quan đến hoạt động học tập của SV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)