Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học (Trang 99 - 101)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.6. Đánh giá chung về thực trạng

2.6.1. Mặt mạnh

Qua khảo sát thực trạng cho thấy rằng về phía SV, hoạt động học tập trên lớp được SV thực hiện rất tốt khi học theo thời khóa biểu của trường. Vì lịch học được SV chủ động hơn khi được tự do đăng kí học phần lựa chọn môn học phù hợp với thời gian của cá nhân. Nhờ vậy hoạt động học tập NGLL được SV chủ động sắp xếp thời gian tự học, linh hoạt học qua mạng Internet tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất; lựa chọn hình thức học tập có sự hỗ trợ của mạng thông qua thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính giúp SV tự tìm hiểu kiến thức bên ngoài bài giảng của GV, thay đổi không khí học tập tự chủ về thời gian.

SV nhận thức tầm quan trọng của việc lập kế hoạch học tập ảnh hưởng đến kết quả chuẩn đầu ra của ngành GDTH chú trọng về phẩm chất và năng lực, do đó học tập ngoài giờ học trên được SV quan tâm bồi dưỡng thêm kiến thức kĩ năng mềm riêng thúc đẩy động cơ học tập. Khi hiểu sâu yêu cầu cần đạt của ngành học hỗ trợ SV trong quá trình định hướng nghề nghiệp tương lai, là cơ sở so sánh bản thân với những phẩm chất sẳn có với nghề hình thành nhân cách đúng đắn, có hướng phấn đấu, cái tâm với nghề giáo. Hiện nay hoạt động học tập của SV ngành GDTH được thực hiện chủ yếu dưới sự hướng dẫn của GV. Tức là, GV là người hướng dẫn SV tìm đến kiến thức thông qua nhiều phương pháp dạy học khác nhau được tổ chức linh hoạt như phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thuyết trình; SV thực hiện đúng theo yêu cầu của GV đã quy định và có báo cáo đúng thời gian thực hiện học tập và kết quả hoạt động học tập. Với phương châm lấy HS làm trung tâm người GV đóng vai trò là người hướng dẫn, hỗ trợ khi cần thiết.

Đa số SV hoàn thành các bài KTĐG năng lực định kì sau một thời gian học tập. KTĐG trong học tập là bước quan trọng vừa giúp SV tổng hợp kiến thức cần nắm vững

vừa là cơ sở đánh giá năng lực hiện tại của SV giúp tự đánh giá bản thân có ưu điểm vượt trội cần phát huy tích cực trong thời gian học tập tới vừa giúp GV đánh giá tổng quát mức độ nhận thức của SV, phương pháp giảng dạy có phù hợp với mức độ nhận thức của SV, thực hiện KTĐG môn học của GV có đáp ứng chương trình dạy học mới, từ đó có kế hoạch thực hiện hiệu quả.

Tiếp theo là thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập của SV đang thực hiện đạt được hiệu quả cao. Cụ thể về thực trạng quản lý hoạt động học tập của SV hiện đang được thực hiện thường xuyên, GV lập kế hoạch dạy học cụ thể dựa trên chương trình đào tạo, thực hiện theo trình tự kế hoạch đảm bảo mục tiêu đạt được; Xác định cụ thể nội dung trọng tâm cần quản lý, thực hiện theo đúng kế hoạch quản lý rõ ràng khi SV học tập ở lớp; Một số nội dung vẫn đang tiếp tục thực hiện như quản lý các hoạt động chuẩn bị học tập, quản lý hoạt động học trên lớp, quản lý hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp, quản lý các điều kiện, phương tiện hỗ trợ hoạt động học tập, quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. GV cho biết thêm: “GV có kế hoạch trước, sự chủ động của SV và SV được biết trước về đề cương học tập từ đó có sự chuẩn bị trước. Bên cạnh đó có sự chủ động của người dạy, vì vậy giảm bớt áp lực cho cả 2 bên”.

Nội dung quản lý là công tác rất quan trọng trong quản lý hoạt động học tập vì khi người CBQL, GV xác định được nội dung đúng sẽ thực hiện đúng mục tiêu bằng những cách thức hiệu quả nhất. Cụ thể, xác định các nội dung quản lý được GV thực hiện rất thường xuyên và đạt hiệu quả cao sau khi thực hiện; các nội dung trên được xác định đúng dựa trên yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của SV ngành GDTH. GV thực hiện công tác quản lý thông qua tổ chức hoạt động học trên lớp như kiểm tra mức độ chuyên cần của SV, giám sát mức độ hoàn thành bài tập của SV rất thường xuyên bằng cách này GV có thể quản lý được SV trong quá trình học trên lớp vừa có thể quan sát đánh giá năng lực học tập của các bạn SV vừa thực hiện theo kế hoạch dạy học đạt hiệu quả rất tốt.

Tiếp theo là quản lý điều kiện, phương tiện hỗ trợ hoạt động học tập được thực hiện có hiệu quả cao có thể thấy rằng hiện nay công tác đảm bảo đủ điều kiện về thời gian sử dụng đảm bảo phục vụ trong quá trình thực hiện hoạt động học tập cho SV, chất lượng của thiết bị học tập đảm bảo sử dụng đúng chức năng của phương tiện thiết bị dạy và học như máy chiếu, micro, loa, ánh sáng phòng học, bàn ghế, sắp xếp bàn ghế trong lớp tự do, khu tự học tùy theo hoạt động học tập được tổ chức bởi GV. Ngoài ra, GV thường xuyên hỗ trợ tài liệu học tập chuyên ngành, có kiểm tra đánh giá trên bài làm của SV làm cơ sở cho SV điều chỉnh việc học tập của cá nhân, bên cạnh đó SV cũng hỗ trợ lẫn nhau trong thời gian làm việc nhóm bằng cách tham gia tích cực vào nêu ý kiến, tổng hợp nội dung và trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. Qua đó có thể khẳng định rằng, nhà trường luôn tạo điều kiện học tập phù hợp với tình hình thực tế, hỗ trợ công cụ học tập đến SV, đội ngũ CBQL, GV, SV của Khoa chấp hành và thực hiện theo thông báo của trường. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động học tập online, đảm bảo việc học tập mọi lúc mọi nơi.

2.6.2. Mặt yếu

Công tác quản lý hoạt động học còn nhiều khó khăn khi chưa trang bị điều kiện cơ sở vật chất, thời gian cho việc tổ chức các hoạt động học tập đa dạng, tạo phong phú,

hứng thú trong học tập của SV; Chưa có sự hỗ trợ thường xuyên từ các tổ chức, cá nhân giáo dục, cựu SV vì vậy mà công tác phối hợp tổ chức hoạt động học tập chưa được chất lượng như mong muốn. Mặc khác, GV cho biết thêm: “GV không thể nắm được tình hình SV thực hiện bài tập nhóm cùng nhau không hay chỉ có một số bạn làm. Mặc dù GV có tổ chức chấm công của từng thành viên nhưng là SV tự chấm vì vậy khó đánh giá được từng cá nhân, chỉ mang tính chất tương đối, phụ thuộc vào tinh thần tự giác của các bạn”.

Qua khảo sát thực trạng hoạt động học tập của SV cho thấy rằng học tập bằng cách trao đổi trực tiếp với GV về vấn đề còn vướng mắc kiến thức chuyên ngành chưa được thực hiện thường xuyên vì vậy mà công tác quản lý hoạt động này còn chịu ảnh hưởng tác động. Có thể GV chưa sắp xếp thời gian cho việc trả lời câu hỏi của SV trong quá trình tổ chức học tập tại lớp hoặc do SV ngại đặt câu hỏi trước tập thể. Trong quá trình học tập SV ngại phát biểu ý kiến, còn học tập theo phương pháp thụ động GV giảng bài SV ngồi nghe và ghi chép, chỉ thực hiện trình bày khi được yêu cầu. Mặc khác, SV chưa chủ động sắp xếp phân chia thời gian học tương ứng với khối lượng bài tập dẫn đến kết quả bài tập chưa cao. Cụ thể SV cho biết thêm: “Khó khăn là đôi lúc các bạn làm việc không như mong muốn của trưởng nhóm đặt ra. Như trả lời câu hỏi ít thông tin, gây khó cho việc tổng hợp, nguyên nhân do lượng bài tập quá nhiều vì vậy các bạn chưa sắp xếp đủ thời gian để tập trung tìm hiểu sâu nội dung bài tập. Có số ít các bạn chưa hiểu được nội dung câu hỏi của GV”

Bên cạnh đó, công tác lập kế hoạch học tập SV thực hiện chưa hiệu quả có thể do SV chưa được trang bị đầy đủ về nhận thức quy trình xây dựng kế hoạch học tập đúng do vậy khi thực hiện gặp khó khăn do không đúng với thực tế, kế hoạch không nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra; thời gian thực hiện nội dung chưa được sắp xếp hợp lý. Tuy nhiên, khi có bài tập được giao, SV chủ động lên kế hoạch sắp xếp thời gian thực hiện mà không cần ghi lại trên giấy

SV học tập ở thư viện khá hạn chế, mặc dù thư viện trang bị hàng nghìn đầu sách chuyên ngành, tài liệu luận văn luận án, nghiên cứu khoa học liên quan đến GDTH; Không gian học tập rộng, đủ bàn ghế, máy tính kết nối mạng, thiết bị đèn quạt máy đầy đủ, không gian yên tĩnh. Tuy nhiên, không thu hút được SV đến học tập vì ở vị trí khá xa so với cơ sở chính, việc đi lại là không thuận tiện, tốn thời gian. Mặc khác, hiện nay, tài liệu trên mạng rất phổ biến đa dạng chủ đề lại phù hợp với thực tế; không mất thời gian di chuyển có thể đọc bất kì thời gian, tạo hứng thú trong quá trình học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)