Hoạt động học tập của sinh viên ngành GDTH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học (Trang 28 - 31)

8. Cấu trúc của khóa luận

1.3. Hoạt động học tập của sinh viên ngành GDTH

Dựa trên chương trình đào tạo đại học ngành GDTH ban hành (Ban hành kèm theo quyết định số 2330/QĐ-ĐHSP, ngày 31/8/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh)

1.3.1. Mục tiêu

Sinh viên tốt nghiệp đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng nhiệm vụ của giáo viên tiểu học, có khả năng thích ứng với những đổi mới giáo dục ở tiểu học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; có khả năng nghiên cứu khoa học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng sự phát triển của GDTH trong những thập kỷ tới.

1.3.2. Nội dung chương trình học tập

Nội dung chương trình học tập là toàn bộ môn học trong cơ cấu chương trình đào tạo ngành GDTH do đội ngũ CBQL trường đại học xây dựng với tổng số khối lượng kiến thức tối thiểu cho toàn khóa học là 135 tín chỉ bao gồm 100 tín chỉ học phần bắt buộc, 26 tín chỉ học phần lựa chọn bắt buộc và 09 tín chỉ học phần lựa chọn tự do (chưa kể các nội dung về giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng).

Như vậy toàn bộ nội dung môn học của chương trình đào tạo ngành là nội dung học tập của sinh viên trên lớp, ngoài ra SV được học thêm kĩ năng mềm bên ngoài lớp học thông qua các tổ chức Đoàn, Hội của trường, tham gia hoạt động xã hội tăng thêm vốn kiến thức thực tiễn quản lý.

Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp căn cứ theo Quy chế đào tạo Đại học, Cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

1.3.3. Phương pháp, hình thức tổ chức học tập

Hình thức học tập của SV bao gồm học ở lớp theo thời khóa biểu của trường và tự học bên ngoài giờ học chính thức. Cụ thể, giờ học chính khóa, SV bắt buộc phải hoàn thành các môn học theo chương trình và vượt qua các bài kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của SV. Giờ học phi chính khóa là hoạt động tự học của SV dưới sự hướng dẫn qui trình học tập hiệu quả của đội ngũ GV thông qua các giờ tự học, thảo luận nhóm, tự nghiên cứu khoa học, qua đó SV tích lũy vốn kĩ năng mềm và kiến thức được khắc sâu dựa trên vốn nhận thức phù hợp của từng SV.

1.3.3.1. Hoạt động học tập trên lớp

Hoạt động học tập trên lớp là quá trình SV tham gia và bài giảng của GV được nhìn nhận trên hai góc độ. Góc độ biểu hiện bên ngoài, nhìn nhận trên gốc độ này thì đó là những biểu hiện cử chỉ của hành vi và góc độ thứ hai là quá trình diễn biến các trạng thái tâm lý của SV trong suốt quá trình lĩnh hội tri thức (Lê Thanh Hải, 2016). Có thể nói rằng, hoạt động học tập của SV trên lớp tác động qua lại bởi hai yếu tố là người học và kiến thức bài học, kiến thức được SV tiếp thu chủ động dưới tổ chức dạy của GV, SV bằng kinh nghiệm vốn có về kiến thức có thể đánh giá, tư duy mở rộng kiến thức, làm thay đổi nhận thức, chắc lọc thông tin đáng giá biến đổi trong cách diễn đạt hình thành nên đặc trưng riêng quan điểm của cá nhân SV. Nói cách khác, hoạt động học tập với cấu trúc phức tạp bao gồm các yếu tố như nhận thức, thái độ và hành vi là biểu hiện rõ nét nhất của vấn đề SV tham gia học hay không học (Lê Thanh Hải, 2016). Như vậy, muốn hoạt động học tập của SV đạt được mục tiêu tối thiểu cần làm tốt ba yếu tố tác động vào nhận thức tầm quan trọng của việc học tập trên lớp, hướng dẫn SV hình thành thái độ học tập thông qua các bài học, bài kiểm tra đánh giá năng lực, khuyến khích SV nêu lên quan điểm cá nhân.

Từ đó, khi xây dựng kế hoạch giảng dạy, đội ngũ GV căn cứ vào mục tiêu chung mà có hướng xác định mục tiêu cần đạt đối với từng môn học cụ thể tương ứng với mục tiêu về phẩm chất và mục tiêu về năng lực, nhằm đào tạo người quản lý có tài và có tâm, mang lại hiệu quả quản lý cao.

1.3.3.2.Hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp

Hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp là những hoạt động học tập được tổ chức bên ngoài giờ học chính khóa ở lớp. Đây là hoạt động tiếp nối của hoạt động dạy học trên lớp, SV có môi trường học tập gắn với thực tiễn, hình thành khả năng so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn, khơi dậy tinh thần học hỏi, khám phá của SV.

Việc xây dựng môi trường học tập ngoài giờ lên lớp cần được chú trọng hơn, vì đây là môi trường mở, kiến thức là vô tận, nếu chưa trang bị tốt công cụ học tập bên ngoài lớp cho SV sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của việc học, khi SV tham gia học trên lớp GV dễ dàng quan sát được tinh thần thái độ của SV khi tiếp nhận kiến thức, có cách điều chỉnh phù hợp. Ngược lại, khi tổ chức hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp, GV khó nắm được thái độ của SV, không chủ động được thời gian hoạt động học tập của SV, GV khó khăn trong việc giám sát quá trình tự học có diễn ra theo như kế hoạch không. Vấn đề sẽ được giải quyết khi có sự phân quyền trong quá trình tổ chức hoạt động học tập của SV ngoài giờ lên lớp, cụ thể GV nêu rõ mục tiêu cũng như kế hoạch bài học ngay từ đầu buổi học, hướng dẫn các yêu cầu cần thực hiện, đề ra thời gian hoàn thành, hướng dẫn SV thành lập từng nhóm nhỏ tự lên kế hoạch học tập cho mình, kiểm tra, điều chỉnh sai sót kịp thời kết quả học tập của SV, tất cả các công việc sẽ do cán bộ lớp chịu trách nhiệm điều hành, giám sát, báo cáo kết quả với giảng viên.

Ngoài tổ chức cho SV tự tìm tòi, nghiên cứu sâu kiến thức của chuyên ngành, việc tham gia tích cực các hoạt động rèn luyện kĩ năng là rất cần thiết. SV sẽ chủ động hơn khi sắp xếp được thời gian phù hợp cho mình, tham gia các khóa học kĩ năng, câu lạc bộ nghệ thuật trong và ngoài nhà trường, SV chính là chủ thể thực hiện vừa là người giám sát của mình, tức SV tự quản lý chính bản thân. SV xác định được mục đích học tập sẽ hình thành nên động cơ thay đổi nhận thức biến đổi kiến thức thu được thành giá trị của bản thân chính là quan điểm của hoạt động học tập của SV.

1.3.3.3. Hoạt động thực tế, thực tập

Môi trường thực tế chính là môi trường SV sẽ tiếp xúc nhiều nhất sau khi kết thúc việc học chính quy của mình, nhằm trang bị cho SV hành trang cần thiết khi bước vào nghề không bị bỡ ngỡ, tự tin trong công việc, trường đại học tổ chức một số thời gian cụ thể SV sẽ được làm việc tại các cơ sở giáo dục liên quan đến công tác giáo dục.

Hoạt động thực tế, thực tập nhằm mục đích thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Thông qua quá trình thực tế, thực tập SV củng cố thêm về nhận thức lý luận và tiếp cận với thực tiễn giáo dục tại các cơ sở giáo dục (Trần Thị Hương, 2015). Là cơ hội cho SV tổng hợp kiến thức về cơ sở lý luận khoa học giáo dục, vận dụng vào giải quyết các tình huống thực tế tại cơ sở giáo dục. Đây cũng là cơ hội cho SV phát huy tiềm năng về năng lực giáo dục của mình khi tham gia vào công việc thực tế, rèn luyện tính đặc thù công việc giúp SV nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin học tập, qua đó tìm hiểu cơ cấu tổ chức trường học cũng như vai trò chức năng của từng bộ phận, hoàn thiện tri thức khoa học giáo dục.

1.3.3.4. Điều kiện, phương tiện, dụng cụ hỗ trợ hoạt động học tập

Quá trình thực hiện hoạt động dạy học muốn đạt được hiệu quả cần có sự kết hợp linh hoạt nhiều giải pháp, lấy ưu điểm của phương pháp này khắc phục nhược điểm của phương pháp kia. Cơ sở vật chất nhà trường là một trong những điều kiện bổ trợ cho hoạt động dạy và học. Với điều kiện học tập thuận lợi, người học có đủ thời gian, tâm sức vào nghiên cứu tài liệu kiến thức chuyên ngành, có cơ hội vận dụng kiến thức thông qua sự hỗ trợ của các thiết bị để truyền thông tin muốn diễn đạt ngoài sử dụng lời nói thông thường như sử dụng phần mềm power point, máy chiếu, micro.

Trường đại học, nơi đào tạo người học thành người lao động có tay nghề cao, nội dung kiến thức rộng cùng với đó dụng cụ học tập cũng phải tương ứng. Nếu ở phổ thông người GV cần phát huy tối đa dụng cụ dạy học sẵn có của trường vào hoạt động giảng dạy, HS là người hưởng thụ kết quả sử dụng, thì ở bậc đại học, SV phải biết cách sử dụng phát huy tối đa lợi ích của thiết bị học tập của trường như thư viện là nơi với hàng ngàn đầu sách, tài liệu chuyên ngành, phong phú ở nhiều lĩnh vực; khu tự học tạo không gian tự học tự trao đổi làm việc nhóm; phòng học đầy đủ ánh sáng, thoải mái.

Hiểu và sử dụng, bảo quản thiết bị công cụ hỗ trợ hoạt động học tập sẽ mang lại nhiều lợi ích, sự thuận tiện trong quá trình học tập tại trường đại học. Việc học gắn liền với việc thực hành, đảm bảo người học có điều kiện thực hành hiệu quả là trách nhiệm của mỗi người làm công tác giáo dục.

1.3.4. Kiểm tra, đánh giá học tập

Mục đích của kiểm tra, đánh giá là thu thập thông tin về hoạt động học tập của người học thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kì nhằm làm cơ sở đánh giá mức độ nhận thức của người học trong và sau một thời gian học trao dồi kiến thức. Kết quả kiểm tra, đánh giá cung cấp thông tin cho người học về khả năng tổng hợp kiến thức, mức độ hiểu tư duy vấn đề bản thân còn thiếu sót những kiến thức nào từ đó có hướng thay đổi cách học hiệu quả hơn. Cùng với kết quả đối với người học, GV cũng cần quan tâm đến kết quả bài kiểm tra này nhằm đánh giá lại quá trình dạy học đã thực hiện tốt mục tiêu đặt ra chưa, có phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng người học không, từ đó thay đổi linh hoạt hình thức đánh giá phù hợp đạt hiệu quả giảng dạy theo hướng tích cực.

Đây là quá trình diễn ra xuyên suốt quá trình học tập của SV ở các khâu của giai đoạn học tập đều lòng ghép vào hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả làm việc sau một thời gian. Tùy vào hình thức học tập có cách thức kiểm tra đánh giá riêng, cần phải đáp ứng theo một số tiêu chí như đúng mục tiêu của kế hoạch, phù hợp với khả năng thực hiện của SV, thời gian thực hiện hợp lý, được sự giám sát hỗ trợ của GV, tài liệu học tập đa dạng, công cụ hỗ trợ học tập hiệu quả. Thông qua kết quả học tập của SV, là thông tin phản hồi ngược cho cả GV và SV vì đây là kết quả thể hiện sau quá trình nổ lực học tập, bản thân SV nhận được gì, còn thiếu sót gì trong quá trình học, GV nắm bắt được tâm lý của SV có định hướng kế hoạch giảng dạy phù hợp theo từng giai đoạn.

Vận dụng linh hoạt hình thức kiểm tra đánh giá nhằm đánh giá toàn diện khả năng của người học. Tức là, tùy vào mục tiêu mà xác định hình thức kiểm tra phù hợp. Có nhiều hình thức kiểm tra như theo thời gian có kiểm tra quá trình, kiểm tra giữa kì và kiểm tra cuối kì; Ngoài ra trong quá trình học, rèn luyện kĩ năng của người học thông qua nghiên cứu khoa học, tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp, tham gia vào ban tổ chức Đoàn, Hội của trường, kết quả thành tích mang lại vì lợi ích chung của tập thể cũng là một tiêu chí đánh giá đúng năng lực và phẩm chất của SV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)