Kiểm tra, đánh giá học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học (Trang 31)

8. Cấu trúc của khóa luận

1.3.4. Kiểm tra, đánh giá học tập

Mục đích của kiểm tra, đánh giá là thu thập thông tin về hoạt động học tập của người học thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kì nhằm làm cơ sở đánh giá mức độ nhận thức của người học trong và sau một thời gian học trao dồi kiến thức. Kết quả kiểm tra, đánh giá cung cấp thông tin cho người học về khả năng tổng hợp kiến thức, mức độ hiểu tư duy vấn đề bản thân còn thiếu sót những kiến thức nào từ đó có hướng thay đổi cách học hiệu quả hơn. Cùng với kết quả đối với người học, GV cũng cần quan tâm đến kết quả bài kiểm tra này nhằm đánh giá lại quá trình dạy học đã thực hiện tốt mục tiêu đặt ra chưa, có phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng người học không, từ đó thay đổi linh hoạt hình thức đánh giá phù hợp đạt hiệu quả giảng dạy theo hướng tích cực.

Đây là quá trình diễn ra xuyên suốt quá trình học tập của SV ở các khâu của giai đoạn học tập đều lòng ghép vào hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả làm việc sau một thời gian. Tùy vào hình thức học tập có cách thức kiểm tra đánh giá riêng, cần phải đáp ứng theo một số tiêu chí như đúng mục tiêu của kế hoạch, phù hợp với khả năng thực hiện của SV, thời gian thực hiện hợp lý, được sự giám sát hỗ trợ của GV, tài liệu học tập đa dạng, công cụ hỗ trợ học tập hiệu quả. Thông qua kết quả học tập của SV, là thông tin phản hồi ngược cho cả GV và SV vì đây là kết quả thể hiện sau quá trình nổ lực học tập, bản thân SV nhận được gì, còn thiếu sót gì trong quá trình học, GV nắm bắt được tâm lý của SV có định hướng kế hoạch giảng dạy phù hợp theo từng giai đoạn.

Vận dụng linh hoạt hình thức kiểm tra đánh giá nhằm đánh giá toàn diện khả năng của người học. Tức là, tùy vào mục tiêu mà xác định hình thức kiểm tra phù hợp. Có nhiều hình thức kiểm tra như theo thời gian có kiểm tra quá trình, kiểm tra giữa kì và kiểm tra cuối kì; Ngoài ra trong quá trình học, rèn luyện kĩ năng của người học thông qua nghiên cứu khoa học, tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp, tham gia vào ban tổ chức Đoàn, Hội của trường, kết quả thành tích mang lại vì lợi ích chung của tập thể cũng là một tiêu chí đánh giá đúng năng lực và phẩm chất của SV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)