2.6.3 .Các yếu tố liên quan
2.7. Biện pháp quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục học tiểu học
2.7.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường các điều kiện, phương tiện hỗ trợ quản lý hoạt
hoàn thành trong quá trình học tập khi nắm được cốt lỗi vẫn đề trong ngành học.
b) Mục đích của biện pháp
Mục đích của việc tác động vào nhận thức giúp SV hiểu rõ tầm quan trọng của việc định ra mục tiêu học tập có ảnh hưởng đến kết quả học tập; Trong đó xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ học tập giúp SV xác định đúng nội dung công việc, cách thức thực hiện sau cho phù hợp với bản thân trong công tác quản lý hoạt động học tập.
c) Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Biện pháp tác động vào nhận thức của SV về xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập gắn với mục tiêu đào tạo của ngành, là việc làm cần thiết trong công tác quản lý hoạt động học tập. Bên cạnh nâng cao nhận thức cho SV, GV cả CBQL là đối tượng ưu tiên được hiểu rõ tầm quan trọng của việc hỗ trợ SV xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ học tập. Bởi vì GV là người trực tiếp giảng dạy đến SV, lồng ghép vào các bài học là cách tốt nhất vừa tiết kiệm được thời gian, tăng thêm động cơ học tập ở SV; Mặc khác, khi SV xác định đúng mục tiêu học tập sẽ chủ động về thời gian tự học, tự bồi dưỡng thêm kĩ năng nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn cơ bản cần nắm vững, có đam mê với nghề giáo dục trẻ.
Nhằm tác động vào nhận thức đến SV, GV và CBQL về công tác xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập bằng cách thường xuyên tổ chức chuyên đề học tập phổ biến quy chế học tập chuyên ngành GDTH thông qua đó xác định chuẩn yêu cầu đối với người giáo viên tương lai giúp SV xác định những mục tiêu học tập phù hợp, có cách thức thực hiện đáp ứng mục tiêu đó; Bên cạnh đó, hướng dẫn SV đặt mục tiêu đúng với yêu cầu cần đạt, đúng thời điểm học tập ở từng giai đoạn; Thường xuyên tổ chức các buổi học tập thực hành, thực nghiệm về các kĩ năng của nghề, qua đó SV có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với thực tế tại trường học có nhận định đúng về thực trạng tâm lý HS tiểu học, thực trạng tổ chức giáo dục tại trường tiểu học; Rèn luyện kĩ năng đứng lớp, phương pháp truyền đạt kiến thức cho HS tiểu học trước chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới, qua đó SV nhận thức rõ niềm đam mê với nghề, cái tâm với việc dạy học thêm yêu mến trẻ; GV cần được phổ biến về nội dung chương trình đào tạo ngành GDTH trước sự thay đổi về chương trình giáo dục học phổ thông từ đó có phương pháp giảng dạy hình thành kĩ năng nghề cho SV đáp ứng chương trình phổ thông mới.
2.7.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường các điều kiện, phương tiện hỗ trợ quản lý hoạt động học tập học tập
a) Cơ sở khuyến nghị biện pháp
Qua khảo sát cho thấy đội ngũ GV, CBQL của Khoa đạt chứng chỉ nghiệp vụ về trình độ chuyên môn và có kinh nghiệm trong giảng dạy phương pháp mới, là yếu tố thuận lợi để xem xét tổ chức, phân công lực lượng GV hỗ trợ SV trong quá trình học tập hiệu quả. Khi đội ngũ GV có đủ năng lực sẽ dễ dàng thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ,
động viên, khuyến khích SV học tập, sáng tạo hình thức học tập linh hoạt tạo được ấn tượng với SV, kinh nghiệm quản lý hoạt động học tập của SV từ đó được cải thiện.
b) Mục đích của biện pháp
Mục đích của công tác tăng cường các điều kiện, phương tiện hỗ trợ quản lý hoạt động học tập giúp cho đội ngũ GV và CBQL có điều kiện thuận lợi khi thực hiện nhiệm vụ liên quan đến tổ chức hoạt động học tập của SV, vừa nhanh chóng kiểm tra, giám sát, có hỗ trợ kịp thời khi cần thiết. Ngoài ra, SV khi được tạo điều kiện trong học tập, có thể quản lý quá trình học tập chuyên ngành, có đầu tư vào việc nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề Giáo dục ở bậc học tiểu học.
c) Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Các điều kiện trong công tác quản lý như thời gian, nguồn nhân lực hiện có, trình độ chuyên môn của đội ngũ quản lý, kinh nghiệm tổ chức trong công tác quản lý hoạt động học tập của SV, hình thức kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập. Phương tiện hỗ trợ hoạt động quản lý học tập bao gồm các thiết bị văn phòng như bàn, ghế, máy tính, thiết bị có mạng kết nối, phòng tổ chức hoạt động học tập, khu tự học, thư viện, sách, tài liệu chuyên ngành. Nếu đáp ứng đủ nhu cầu học tập của SV phù hợp với chương trình đào tạo là tạo thuận lợi cho GV, CBQL trong tổ chức mọi hoạt động học tập; SV có cơ hội học tập ở đa dạng hình thức, rèn luyện kĩ năng với nghề, tạo được hứng thú trong học tập ở bậc đại học, chủ động sắp xếp thời gian nhiều hơn cho việc tự học. Và hiện nay, tại Khoa chưa trang bị đủ điều kiện tốt nhất trong công tác tổ chức hoạt động học tập của SV dẫn đến SV không có hứng thú tham gia thường xuyên các hoạt động do Khoa tổ chức.
Tăng cường các điều kiện, phương tiện hỗ trợ quản lý hoạt động học tập bằng cách bổ sung thêm trang thiết bị giảng dạy hiện đại phục vụ cho việc nâng cao trình độ nhận thức có khả năng sử dụng linh hoạt như mạng kết nối miễn phí, máy tính; Tổ chức hướng dẫn, sử dụng, bồi dưỡng kĩ thuật khi sử dụng phần mềm quản lý mới, phần mềm quản lý hiện nay được xây dựng chương trình rất đa dạng tùy theo mục đích mà có hướng sử dụng phần mềm mang lại hiệu quả, vì vậy để dễ dàng tiếp cận với các phần mềm quản lý học tập cần phải bồi dưỡng hướng dẫn sử dụng phần mềm đến GV, CBQL tạo được hiệu quả quản lý cao hơn; Vận động nguồn xã hội hóa phục vụ cho công tác tổ chức các chuyên đề học tập, diễn đàn, hoạt động thực tế, thực hành rèn luyện nghề nghiệp; Bổ sung thêm tài liệu, sách chuyên ngành, không gian đọc sách tại Khoa đảm bảo SV có cơ hội tìm, đọc một cách thuận tiện nhất; Bổ sung thêm nguồn tư liệu học tập có giá trị bằng cách thường xuyên cập nhật trên các trang website của Khoa, nhóm học tập trên mạng xã hội; Tổ chức cho SV được thực hành, thực tế công tác giáo dục trẻ tiểu học tại các trường.