2.6.3 .Các yếu tố liên quan
2.8. Kết luận và kiến nghị
2.8.1. Kết luận
2.8.1.1. Đánh giá chung luận văn
Hoạt động học tập là hoạt động cá nhân của người học, thông qua tác động của quy luật tác động đến nhận thức về tầm quan trọng của việc học nhằm tiếp thu kiến thức nhân loại, biến đổi thành kiến thức của chính mình bằng cách vận dụng phù hợp vào thực tiễn, đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Như vậy, hoạt động học tập của SV được hiểu rằng là quá trình học và thực hành ngay từ khi còn học ở bậc đại học về kiến thức chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp, nhận thức được ý nghĩa của việc học tập ở bậc đại học là rất cần thiết đây là cơ sở xác định mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai; Với sự hỗ trợ hướng dẫn từ GV sẽ giúp cho quá trình học tập của SV được thuận lợi hơn, tạo được động cơ học tập vững chắc.
Quản lý hoạt động học tập là sự tác động của người học đến các nội dung, cách thức học tập hiệu quả thông qua sự hướng dẫn của GV kết hợp với các công cụ học tập, phương tiện hỗ trợ như máy tính, mạng kết nối không dây, môi trường học tập tích cực nhằm tiếp thu kiến thức ngành học được thuận lợi, kích thích sự sáng tạo, kết quả học tập được nâng lên. Quản lý được hiểu rằng là tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện công việc, ngoài ra giám sát một cá nhân hay tập thể thực hiện đúng theo trình tự đã xác định. Qua khảo sát thực trạng về công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành Giáo dục học tiểu học hiện đang thực hiện cụ thể như sau:
Về công tác hoạt động học tập của SV được thực hiện tốt khi SV tuân thủ theo lịch học của trường rất thường xuyên do được SV chủ động tự sắp xếp thời khóa biểu học phù hợp với bản thân, từ đó có định hướng học tập đúng thông qua hướng dẫn của GV ở lớp, SV nghiêm túc thực hiện theo yêu cầu của GV, nhờ vậy ý thức trong học tập được tốt hơn, kết quả kiểm tra đánh giá năng lực có cao hơn, đánh giá đúng năng lực sau một khoảng thời gian học tập.
Với công tác quản lý hoạt động học tập của SV hiện đang được GV và CBQL thực hiện tốt cả về thực hiện kế hoạch và hỗ trợ, tạo điều kiện cho SV học tập. Về phía SV chưa thực hiện tốt công việc quản lý hoạt động học tập của chính bản thân chưa thật sự chú trọng, SV chưa tự lập kế hoạch học tập mà chủ yếu là còn phụ thuộc vào sự hướng dẫn, chỉ dẫn của GV trên lớp, chủ yếu thực hiện theo yêu cầu của GV, chưa chủ động phát biểu quan điểm cá nhân trong quá trình học tập; Công tác tổ chức hoạt động học tập chưa đa dạng về hoạt động không thu hút được SV tham gia thường xuyên mà chủ yếu là SV tự học cá nhân. Công tác tạo điều kiện học tập về hướng dẫn sử dụng và bảo quản thiết bị, xác định mục tiêu sử dụng thiết bị đúng với mục đích học tập, bên cạnh đó việc kiểm tra, sửa chữa thiết bị hỗ trợ hoạt động học tập chưa được thực hiện tốt, SV không có kiến thức về cách sửa chữa tạm thời có thể do nhân viên sửa chữa thiết bị còn hạn chế lại phụ trách quá nhiều công việc cùng lúc do vậy mà công tác sữa chữa còn chậm làm gián đoạn quá trình học tập của SV.
Bên cạnh những mặt đạt được trong công tác tổ chức quản lý hoạt động học tập cũng tồn tại những ảnh hưởng đến quá trình tổ chức trong đó năng lực của đội ngũ GV, CBQL chiếm tỉ lệ cao theo như kết quả khảo sát. Ngoài ra, phương pháp dạy học của
GV có tác động đến quá trình học tập ở bậc đại học của SV, vì người GV với vai trò là hướng dẫn SV tìm đến kiến thức nếu không có phương pháp tiếp cận hiệu quả sẽ có kết quả không như mong đợi.
Dựa trên cơ sở thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng khuyến nghị một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động học tập của SV ngành GDTH, qua kết quả khảo nghiệm biện pháp cho thấy rằng công tác nâng cao nhận thức cho SV về xác định mục tiêu nhiệm vụ học tập rất cần thiết vì khi xác định đúng mục tiêu học tập sẽ có kết quả học tập tốt cũng như định hướng phát triển bản thân phù hợp với nghề giáo dục. Mặc khác qua khảo nghiệm cho thấy rằng công tác quản lý hoạt động học tập từ CBQL, GV đang thực hiện theo đề cương dạy học tốt, GV chủ động, giàu kinh nghiệm trong khi sử phương pháp dạy học vì vậy sử dụng linh hoạt phương pháp là có thể thực hiện tốt.
2.8.1.2. Đóng góp về lý luận
Trên cơ sở tiếp nhận các quan điểm từ các nhà nghiên cứu giáo dục về quản lý hoạt động học tập, người nghiên cứu đưa ra một số nhận định về quản lý hoạt động học tập của SV ngành Giáo dục học tiểu học, từ đó xác định được yếu tố tác động đến công tác quản lý hoạt động học tập của GV và SV.
Luận văn cập nhật một số văn bản quy định về công tác quản lý hoạt động học tập tập trung nhiều hơn đến đối tượng là SV về quyền và trách nhiệm khi học; Nhà trường đảm bảo tạo điều kiện học tập tốt nhất cho người học, là cơ sở cho GV và SV xây dựng kế hoạch học tập đáp ứng mục tiêu giáo dục.
Luận văn đưa ra một số yếu tố tác động khi thực hiện biện pháp quản lý hoạt động học tập ở SV chuyên ngành Giáo dục học Tiểu học, từ đó khuyến nghị biện pháp cần thiết trong quản lý hoạt động học tập nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra ở SV.
2.8.1.3. Đóng góp về thực tiễn
Trên cơ sở thu nhập số liệu khảo sát thực tế, luận văn đã có tổng kết sơ lược về thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập của SV ngành Giáo dục học Tiểu học tại trường Đại học Sư phạm TP.HCM năm học 2019-2020, đưa ra nhận định về thực trạng hiện tại có những thuận lợi và khó khăn trong quá trình học tập.
Với kết quả nghiên cứu là cơ sở để GV, SV khoa GDTH nhìn lại hiệu quả công tác quản lý, học tập trong một khoảng thời gian, từ đó tự đánh giá những điểm mạnh đã đạt được và những hạn chế còn thiếu sót có phương hướng khắc phục đảm bảo chất lượng học tập ở SV.
Với nhà trường là kết quả một phần thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập tại nhà trường, là thông tin đáng tin cậy để CBQL tiếp nhận và có định hướng trong công tác quản lý trong thời gian tới.
Từ kết quả khảo nghiệm biện pháp là cơ sở để GV, CBQL, SV tham khảo về nhu cầu học tập hiện nay từ đó có định hướng xây dựng đề cương phù hợp, giáo dục SV trở thành những nhà giáo có đủ năng lực, tâm huyết với nghề trong tương lai.
2.8.2. Kiến nghị
2.8.2.1. Đối với UBND thành phố
UBND thành phố là đơn vị nhà nước quản lý chung các mặt trong đó có lĩnh vực giáo dục của thành phố. Vì vậy, sự chỉ đạo của UBND là rất cần thiết để thực hiện mục tiêu giáo dục.
Cử cán bộ uy tín làm đại diện UBND thành phố tổ chức khảo sát thực tế, cập nhật tình giáo dục bậc đại học trên địa bàn có báo cáo công khai kết quả khảo sát trước khi có quyết định, chỉ thị liên quan đến công tác hoạt động học tập của SV.
Xây dựng chỉ thị cụ thể, rõ ràng, hướng dẫn thực hiện công tác tổ chức hoạt động học tập của SV, cử cán bộ hỗ trợ giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Quy định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn đối với CBQL hoạt động học tập ở SV, nếu cần thiết trao toàn quyền nhưng vẫn đảm bảo chịu sự quản lý của nhà nước.
Xác định đơn vị hỗ trợ, phối hợp trong công tác quản lý hoạt động học tập của SV và tích cực thực hiện tổ chức hoạt động học tập; Quy định chế tài xử phạt nếu không tuân thủ quy định phối hợp.
2.8.22.2. Đối với Bộ
Căn cứ vào trách nhiệm và quyền hạn cần có ban hành thông tư, văn bản chiến lược, kế hoạch tổ chức hoạt động học tập ở SV kịp thời, đúng mục tiêu giáo dục đại học, dựa trên nghiên cứu thực trạng học tập ở SV các trường đại học sư phạm trên địa bàn xác định phương hướng đánh giá quá trình học tập phù hợp tương ứng năng lực người học.
Phân quyền cho các trường Đại học tổ chức đào tạo, bồi dưỡng GV giỏi nhiều kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy mới ở trong và ngoài nước, xây dựng kế hoạch bài dạy tạo hứng thú trong quá trình tổ chức giảng dạy ở trường lớp, tổ chức kiểm tra đánh giá ở nhiều khía cạnh của SV.
Xây dựng chuẩn GV giỏi rõ ràng, có hình thức khen thưởng, trách phạt phù hợp tương ứng với năng lực của GV đại học. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá GV gắn với mức lương thưởng tạo động lực cho GV tự học nâng cao trình độ chuyên môn.
2.8.2.3. Đối với trường
Nhà trường là đơn vị trực tiếp thực hiện chức năng giáo dục người học, và chịu trách nhiệm trước Bộ Giáo dục về chất lượng đào tạo đại học. Xây dựng chương trình đào tạo là hết sức quan trọng trong giáo dục, lấy SV là trung tâm để đào tạo, đặt mục tiêu chất lượng đầu ra SV lên hàng đầu là việc làm cần thiết của người lãnh đạo nhà trường.
Thường xuyên cập nhật những chỉ thị, văn bản hướng dẫn của Bộ giáo dục, thực hiện nghiêm chỉnh. Phân quyền cho CBQL thực hiện công tác quản lý hoạt động học tập của SV, báo cáo định kì, có định hướng thực hiện trong thời gian tới.
Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm chỉ đạo, có hướng dẫn hỗ trợ cần thiết trong quá trình tổ chức hoạt động học tập ở SV thường xuyên, trực tiếp trao đổi với SV để nắm rõ nhu cầu học tập có định hướng đào tạo mới.
Cử cán bộ, GV học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, bồi dưỡng SV giỏi có năng lực quản lý hỗ trợ với GV trong công tác quản lý hoạt động học tập ở SV.
Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, vận động nguồn xã hội hóa nguồn kinh phí đảm bảo tổ chức hoạt động học tập hiệu quả cao nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các-Mác, Ph Awngghen toàn tập (1993), Bản tiếng Việt, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tr 38
2. Đinh Ái Linh (2006), Công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học quốc gia Tp HCM, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học Sư Phạm Tp HCM, tr.13
3. Hồ Chí Minh (1947), Sửa đổi lề lối làm việc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 4. Hồ Chí Minh (1990), Về vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục
5. Lê Thanh Hải (2016), Quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành quản lý giáo dục ở các trường đại học tại TP.HCM, luận văn thạc sĩ giáo dục, Tr.10, tr.22, tr74 6. Lương Ngọc Hải (2013), Thực trạng quản lý hoạt động học tập theo học chế tín chỉ tại trường đại học sư phạm TP.HCM, luận văn thạc sĩ giáo dục học, tr. 98
7. Nguyễn Đức Quang (2013), Thực trạng quản lý hoạt động học tập ở các trường THPT ngoài công lập tại TP.HCM, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Tr.10
8. Nguyễn Thanh Sơn (2012), Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ, Tạp chí nghiên cứu khoa học, tr.18
9. Nguyễn Đức Quang (2013), Thực trạng quản lý hoạt động học tập ở các trường phổ thông ngoài công lập tại TP.HCM, luận văn thạc sĩ giáo dục, Tr.104
10. Nguyễn Trí Hậu (2017), Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho học sinh của hiệu trưởng ở một số trường tiểu học quận 10 thành phố Hồ Chí Minh, Khóa luận tốt nghiệp
11. 1Phạm Trung Thành (2011), Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học viên trường trung cấp kĩ thuật hải quân, luận văn thạc sĩ giáo dục học, tr.98
12.Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Tr.9, Tr 12
13. Trần Kiểm (2016), Quản lý và lãnh đạo nhà trường hiệu quả, Nxb đại học sư phạm, Tr.29
14. Trần Kiểm (2011), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, tr. 12
15. Trần Thị Hương (2015), Thực trạng tổ chức hoạt động thực tập sư phạm, Tạp chí khoa học ĐHSPb Tp HCM, Số 3