Cản trở của các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học (Trang 38 - 40)

8. Cấu trúc của khóa luận

1.5.5. Cản trở của các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý

Bản chất của mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại hai hướng đối lập nhau là thuận lợi và khó khăn. Công tác quản lý họat động học tập có nhiều điểm thuận lợi nhưng cũng tồn tại không ít những khó khăn, có thể kể đến như thời gian, bất kì sự thay đổi nào muốn đạt hiệu quả tối ưu nhất cũng cần một khoảng thời gian nhất định. Phải xét ở nhiều mặt khi tiếp cận một vấn đề để có hướng khắc phục hợp lý, khi bắt đầu thực hiện hoạt động học tập là người học bắt đầu bước vào quy trình học mang tính áp đặt cao, mong muốn hoàn thiện nhân cách người học buộc phải thực hiện và hoàn thành một cách hoàn chỉnh nhất có thể.

Nguồn kinh phí thực hiện là một vấn đề nan giải khi muốn học tốt thì việc trang bị công cụ hỗ trợ học tập là rất cần thiết. Mặc dù hàng năm nhà nước có chính sách cho ngành giáo dục nhưng chưa đủ để hỗ trợ hết nhu cầu người học, vì thế cần có sự hỗ trợ từ cộng đồng chung tay giáo dục học sinh vì sự phát triển của nhân loại.

Theo thời gian, quan điểm của con người cũng thay đổi theo sự phát triển ở một vài luận điểm, nhu cầu cũng từ đó tăng lên, vốn kiến thức trên nhiều lĩnh vực mới ngày càng được khai phá, sự phổ biến về kiến thức chuyên ngành là rất rộng. Ngoài vốn kiến thức về chuyên môn đặc trưng của nghề, người học còn bị tác động bởi nhiều kiến thức ngoài cuộc sống, một người học cùng lúc tiếp thu nhiều kiến thức là điều quá sức, xã hội thay đổi, kéo theo nhận thức cũng tăng lên, nhu cầu cuộc sống là không thể dừng lại.

Tiểu kết chương 1

Từ việc tổng hợp một số quan niệm về quản lý của các nhà nghiên cứu giáo dục, theo người nghiên cứu, quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý thông qua các hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện công việc nhằm thực hiện mục tiêu với hiệu quả tối ưu nhất.

Hoạt động học tập của SV ngành GDTH bao gồm các nội dung: Mục tiêu, nhiệm vụ học tập; Nội dung chương trình học; Phương pháp, hình thức tổ chức học tập; Kiểm tra, đánh giá học tập. Các nội dung trên là cơ sở cho SV lập kế hoạch học tập tại trường phù hợp với quỹ thời gian mỗi SV, để làm được điều này ngay từ đầu năm học bên cạnh nhà trường tổ chức phổ biến qui chế đại học, khoa GDTH tổ chức buổi trao đổi quy chế đặc thù của ngành học, bên cạnh đó trong quá trình học tập trên lớp thường xuyên hướng dẫn, hỗ trợ SV thực hiện bài tập, định hướng về cách thức thực hiện, giới thiệu người hỗ trợ, sử dụng công cụ học tập.

Quản lý hoạt động học tập của SV ngành GDTH là quá trình hỗ trợ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho SV học tập chuyên ngành theo chương trình đào tạo của trường thông qua môi trường học trực tiếp trên lớp, những hướng dẫn tự thực hiện bài tập về nhà, định hướng tài liệu tham khảo đáng tin cậy, bài kiểm tra đánh giá năng lực định kì, quá trình giám sát thực hiện công việc nhằm đạt được mục tiêu của chương trình học là đào tạo người quản lý có năng lực làm việc tại cơ sở giáo dục.

Để thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động học tập của SV cần đảm bảo các yếu tố tác động về năng lực quản lý của đội ngũ CBQL, đội ngũ GV khoa, cơ sở vật chất trường học, môi trường học tập của SV, lực lượng hỗ trợ quản lý hoạt động học tập của SV tạo điều kiện trong quá trình thực hiện công tác quản lý đồng thời hạn chế tối đa vấn đề khó khăn, lấy điểm mạnh để khắc phục điểm yếu, linh hoạt trong giải quyết vấn đề.

Trên cơ sở tìm hiểu một số nghiên cứu trong nước trong thời gian gần đây về hoạt động học tập của SV, theo người nghiên cứu quản lý hoạt động học tập của sinh viên chuyên ngành GDTH bao gồm các nội dung: Quản lý hoạt động chuẩn bị học tập, quản lý hoạt động học tập trên lớp, quản lý học tập sau giờ lên lớp và quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá. Các nội dung quản lý này có mối liên hệ với nhau và được thực hiện dưới sự giám sát, kiểm tra, đánh giá, hỗ trợ thường xuyên của cán bộ quản lý khoa GDTH . Bên cạnh những yếu tố thuận lợi cho quá trình học tập của SV cũng tồn tại một số hạn chế nhất định trong quá trình học như thời gian, lượng kiến thức sâu rộng, SV chưa vận dụng hết khả năng của công cụ hỗ trợ học tập.

Tóm lại, từ việc hệ thống lại cơ sở lý luận về quản lý hoạt động học tập của SV, người nghiên cứu rút ra một số khái niệm liên quan đến công tác quản lý hoạt động học tập. Đây là cơ sở lý luận vững chắc để người nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi khảo sát thực trạng từ đó phân tích, đánh giá thực trạng hiện nay về công tác quản lý hoạt động học tập của SV ngành GDTH, đồng thời khuyến nghị một số biện pháp cải thiện quản lý hoạt động học tập nhằm thực hiện mục tiêu với hiệu quả cao nhất.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH GDTH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)