Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học (Trang 35)

8. Cấu trúc của khóa luận

1.4.4. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá

Hoạt động kiểm tra đánh giá là khâu thực hiện xuyên suốt quá trình thực hiện công việc học tập, khi thực hiện xong một công việc cần kiểm tra lại những thành công và sai sót nếu có đảm bảo cho việc thực hiện công việc tiếp theo và lần lượt quy trình kiểm tra thực hiện được lập đi lập giữa các khâu. Đối với cấp quản lý, thông tin về kết quả kiểm tra, đánh giá là cơ sở để CBQL đưa ra quyết định, chỉ thị phù hợp với thực trạng, những việc còn thiếu sót trong quá trình dạy - học cần được khắc phục nhược điểm, ưu tiên thực hiện công việc mang lại hiệu quả với thời gian sớm nhất, lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lại hoặc học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục nhà trường.

Hoạt động kiểm tra đánh giá cũng cần được quản lý, nhằm đảm bảo mục tiêu được hoàn thành mang lại hiệu quả cao thì công tác quản lý đóng góp một phần vào quá trình thực hiện, chủ thể quản lý thông qua báo cáo tiến độ thực hiện công việc, kế hoạch thực hiện, kết quả đạt được sau thời gian thực hiện. Đây là nguồn thông tin hai chiều có ít cho chủ thể và khách thể quản lý trong quá trình thực hiện.

Tương tự với các hoạt động quản lý ở nội dung khác, hoạt động kiểm tra đánh giá cũng cần theo trình tự thực hiện. Cụ thể thực hiện hiệu quả mục tiêu cần có quy trình kiểm tra, giám sát, hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện, kịp thời phát hiện và điểu chỉnh sai sót nếu có. Trong hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV cần được đội ngũ GV quan tâm chú trọng thực hiện đầy đủ các công việc từ công tác ra đề, tổ chức kiểm tra, nhận xét, sử dụng công cụ đo lường tương ứng với từng mục tiêu nhằm kiểm tra trình độ kiến thức, đánh giá mức độ nhận thức của SV sau một quá trình học tập đồng thời là cơ sở GV nhận xét về chất lượng giảng dạy có điều chỉnh phù hợp với mục tiêu đạt hiệu quả tốt nhất. Kết quả của hoạt động quản lý kiểm tra, đánh giá làm nền tảng cho kế hoạch phát triển tiếp tục, tiếp tục vòng tròn lập lại của quy trình thực hiện nhưng mức độ ngày càng nâng dần lên tùy theo mục tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)