8. Cấu trúc của khóa luận
2.2.4. Quy ước xử lý số liệu
Cách thức xử lý số liệu từ phiếu khảo sát
Sau khi nhập số liệu thô từ phiếu trả lời vào máy tính, người nghiên cứu sử dụng công thức tính điểm trung bình và độ lệch chuẩn từng nội dung bằng phần mềm xử lý SPSS. Khai thác các tính năng của phần mềm SPSS giúp người nghiên cứu nhanh chóng đưa ra số liệu tổng chính xác, làm cơ sở khoa học để đánh giá từng nội dung công việc quản lý hoạt động học tập của SV.
Nhằm sắp xếp thứ hạng cho các nội dung người nghiên cứu sử dụng phần mềm microsoft excel 2016 với công thức hàm RANK và tính trung bình chung dùng hàm AVERAGE. Xác định thứ hạng nội dung mỗi câu hỏi nhỏ nhằm so sánh được mức độ thực hiện giữa các công việc và kết quả đạt được có tương thích với mức độ thực hiện
Tổng hợp các số liệu vào từng bảng tương ứng với nội dung, qua kết quả xử lý số liệu bảng hỏi dành cho GV và CBQL vì mẫu nghiên cứu khá ít nên cho ra kết quả không đủ độ tin cậy, do vậy kết quả khảo sát không đưa vào bảng nhận xét chỉ lấy số liệu của bảng hỏi dành cho SV làm cơ sở nhận xét thực trạng. Tuy nhiên, kết quả phiếu trả lời của GV vẫn được người nghiên cứu đọc và nghiên cứu các nội dung.
Cách thức xử lý thông tin từ phiếu phỏng vấn
Căn cứ vào thông tin trả lời của GV và SV, người nghiên cứu sắp xếp thông tin bổ sung vào phần nhận xét liên quan đến nội dung tương ứng với kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi, từ đó làm cơ sở đưa ra nhận định đúng với thực trạng quản lý hoạt động học tập của SV
Cách thức xử lý thông tin từ kết quả nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Từ bảng kết quả nghiên cứu các văn bản, kết quả của một số hoạt động tổ chức hoạt động học tập, người nghiên cứu lựa chọn thông tin bổ sung vào phần thực trạng hoạt động học tập của SV tương ứng với nội dung kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi là cơ sở đánh giá công tác quản lý hoạt động học tập của SV.
Quy ước khoảng điểm số
*Công thức tính khoảng trung bình
Điểm khoảng cách trung bình = (3 – 1):3 = 0.6
Quy ước về cách xác định mức độ đánh giá theo thang điểm khảo sát:
* Độ lệch chuẩn được xác định để đo độ phân tán mức điểm trả lời so với điểm trung bình, nếu độ lệch chuẩn càng nhỏ thì độ phân tán càng gần điểm trung bình chứng minh kết quả có giá trị cao, ngược lại điểm độ lệch chuẩn càng lớn chứng tỏ điểm trả lời xa mức điểm trung bình, cần xem lại các yếu tố liên quan.
* Sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo (Nguyễn Trí Hậu, 2017)
Độ tin cậy của thang đo khi thỏa mãn 3 điều kiện sau:
+ Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha (Nguồn: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 2, NXB Hồng Dức, Trang 24): từ 0.8 đến gần bằng 1 là thang đo lường rất tốt; từ 0.7 đến gần bằng 0.8 là thang đo lường sử dụng tốt, từ 0.6 trở lên là thang đo lường đủ điều kiện
+ Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nguồn: Nunnally, J. (1978), Psychometric Theory, New York, McGraw-Hill)
+ Hệ số Cronbach’s Alpha trong các biến quan sát không vượt quá hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần/ nhân tố cần đánh giá (nếu lớn hơn thì cần phải loại biến quan sát đó).
* Sử dụng hệ số tương quan pearson (kí hiệu r) để đánh giá mức độ tương quan giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các yêu cầu của thực trạng quản lý hoạt động học tập của SV ngành GDTH trường đại học Sư phạm TP.HCM
Cách đọc có ý nghĩa sau khi có kết quả: + r < 0.2: không tương quan + r từ 0.2 đến 0.4: tương quan yếu
+ r từ 0.4 đến 0.6: tương quan trung bình + r từ 0.6 đến 0.8: tương quan mạnh + r từ 0.8 đến <1: tương quan rất mạnh Mức độ thực hiện Mức độ ảnh hưởng Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Kết quả thực hiện Điểm quy ước Điểm TB (định khoảng) Rất thường xuyên Rất ảnh hưởng Rất cần thiết Rất khả thi Tốt 3 2.34 – 3.00 Thường
xuyên Ảnh hưởng Cần thiết Khả thi Khá
2 1.67 – 2.33 Không thường xuyên Không ảnh hưởng Không cần thiết Không khả thi Yếu 1 1.00 – 1.66