Quản lý hoạt động học tập của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học (Trang 27 - 28)

8. Cấu trúc của khóa luận

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.4. Quản lý hoạt động học tập của sinh viên

Từ khái niệm về quản lý, vận dụng vào quản lý một lĩnh vực cụ thể là học tập, người nghiên cứu hiểu rằng: Quản lý hoạt động học tập là sự tác động có tính định hướng của chủ thể quản lý (Cụ thể là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng chuyên môn, Giáo viên) lên đối tượng quản lý (hoạt động học tập) và khách thể quản lý (người học chính quy hoặc phi chính quy) thông qua các hoạt động giáo dục tại lớp, các câu lạc bộ của trường, nghiên cứu, thực tập thực tế tại cơ sở giáo dục, đồng thời tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện cho người học thực hiện nhiệm vụ học tập. Nhằm đào tạo người học có chuyên môn vững về cơ sở lý luận, từ đó vận dụng linh hoạt vào thực tiễn, đạt được chất lượng và đạt hiệu quả giáo dục tốt nhất.

Chương trình đạo tạo ở bậc đại học có nhiều khác biệt so với các bậc học thấp hơn, với đặc trưng riêng đó có sự thay đổi về phương pháp học ở bậc học này. Tại điều 35 Chương trình đào tạo, giáo trình và học liệu số 70/2014/QĐ-TTg Quyết định ban hành điều lệ trường đại học của thủ tướng chính phủ ghi rõ: “Chương trình đào tạo được thiết kế theo định hướng nghiên cứu hoặc theo định hướng ứng dụng đối với một trình độ đào tạo của một ngành hoặc chuyên ngành đào tạo, bao gồm: Trình độ đào tạo; điều kiện tuyển sinh và điều kiện tốt nghiệp; mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra; nội dung và phương pháp đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập; các điều kiện thực hiện chương trình đào tạo”. Cụ thể, ở các cấp học dưới người học học kiến thức ở trường do các thầy cô biên soạn, người học sẽ học nội dung kiến thức do thầy cô truyền đạt là chính ít có sự chủ động tìm kiến thức mới, nhưng lên đến bậc học đại học, cao đẳng thì quan niệm về hoạt động học tập đó đã khác, người học cần phải thay đổi tư duy về cách học tập ở bậc đại học rằng ở bậc học này sinh viên là người chủ động trong quá trình học tập, từ việc lập kế hoạch học tập, sắp xếp thời gian, tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu khoa học chuyên sâu của ngành học, thường xuyên tham gia hoạt động ngoại khóa, thực tập thực tế. Do vậy, việc tiếp nhận kiến thức một cách rất linh động và cần nhiều thời gian vì đây là bậc học chuyên sâu, sau khi học xong chương trình đào tạo, sinh viên sẽ trực tiếp bước vào thế giới nghề nghiệp, nếu kiến thức chuyên môn không vững thì rất khó khi tiếp với công việc thực tế.

Chương trình đào tạo chuyên ngành được đội ngũ GV trường đại học xây dựng dựa trên quyết định của nhà nước, nội dung chương trình đào tạo phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chuẩn đầu ra, tuyển sinh, mục tiêu đào tạo, cách thức kiểm tra đánh giá và được sự kiểm duyệt của lãnh đạo trường đại học.

Qua đó thấy được tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động học tập của sinh viên là còn khó khăn, do đặc thù của bậc học, đặc biệt là sinh viên năm nhất cần được đội ngũ giảng viên trường chú ý, quan tâm, định hướng phương pháp học, hướng dẫn thực hiện các quy chế ở trường học. Hiện nay, các trường đại học đều làm tốt công tác này thông qua tổ chức tuần sinh hoạt công dân vào đầu năm học, giúp sinh viên xác định rõ

quyền và trách nhiệm của bản thân khi học tập ở môi trường mới, những kĩ năng xử lý tình huống bên ngoài lớp học, định hướng công cụ hỗ trợ học tập hiệu quả, sinh viên tiếp nhận thông tin từ bên ngoài xã hội. Trong đó, Hiệu trưởng trường đại học cần làm tốt công tác dự báo làm cơ sở lập kế hoạch, chỉ đạo mọi mặt, phân công tổ chức công tác hỗ trợ sinh viên ngay từ đầu năm học nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục cao.

Như đã đề cập ở trên, hoạt động học tập của sinh viên là quá trình lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, ngoài học tiếp nhận kiến thức mới về cơ sở lý luận môn học, còn phải đọc, hiểu, nghiên cứu sâu nội dung, phát hiện và bàn luận vấn đề thông qua xác nhận thông tin đúng hoặc sai với từng thời điểm. Khi học tập ở môi trường đại học, đòi hỏi sinh viên có kĩ năng nghiên cứu khoa học, tìm tòi kiến thức mới, tiếp nhận và khám phá tư duy bậc cao nhằm chuẩn bị vào nghề. Khi tiếp xúc với môi trường đại học, có sự thay đổi về nội dung học tập, vậy nên, đội ngũ CBQL nhà trường nói chung và đội ngũ GV chuyên ngành cần phối hợp tổ chức, hướng dẫn, chia sẽ kinh nghiệm học tập đến với SV thông qua các buổi tọa đàm, trong quá trình giảng dạy.Với vai trò là người định hướng giúp SV tiếp thu kiến thức mới, lấy SV làm trung tâm, GV tổ chức, quan sát, đánh giá SV thường xuyên và liên tục, nhanh chống nắm bắt được trình độ, khả năng nhận thức của SV, từ đó có kế hoạch dạy học phù hợp.

Do sự phát triển về công nghệ thông tin, mạng kết nối ở khắp nơi, nguồn kiến thức là vô tận ở bất cứ đâu đều dễ dàng, nhưng cũng tồn tại một số yếu kém như nguồn kiến thức chưa chính xác, chưa được kiểm chứng về độ chính xác, như vậy rất khó nắm được vấn đề. Như vậy, người GV cần chú ý, thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện của SV, kịp thời phát hiện lỗ hỏng hướng dẫn SV thực hiện, gợi ý nguồn tài liệu khoa học, hướng dẫn SV chắc lọc thông tin cần thiết, rèn luyện tuy duy logic, quan trọng nhất là giúp SV tìm được công cụ hỗ trợ việc học tập hiệu quả nhất ở bậc đại học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)