Xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học (Trang 110 - 125)

2.6.3 .Các yếu tố liên quan

2.7. Biện pháp quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục học tiểu học

2.7.3.4. Xử lý số liệu

Cách thức xử lý số liệu: Người nghiên cứu thực hiện tương tự như phần khảo sát thực trạng

Sau quá trình nhập liệu, xử lý số liệu, đưa ra kết quả về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp quản lý hoạt động học tập của SV được người nghiên cứu trình bày ở các bảng 3.1, bảng 3.2, bảng 3.3 và bảng 3.4.

Bảng 3.1: Biện pháp Nâng cao nhận thức về xác định mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động học tập đối với SV STT Nội dung Mức độ cần thiết Mức độ khả thi TB ĐLC TH TB ĐLC TH 1.1 Tổ chức chuyên đề học tập phổ biến quy chế học tập chuyên ngành GDTH 2.48 0.581 5 2.19 0.599 5 1.2 Hướng dẫn SV đặt mục tiêu đúng với

yêu cầu cần đạt, đúng thời điểm học tập ở từng giai đoạn

2.63 0.500 4 2.31 0.574 3

1.3 Thường xuyên tổ chức các buổi học tập thực hành, thực nghiệm về các kĩ năng của nghề

2.75 0.482 3 2.24 0.664 4

1.4 Rèn luyện kĩ năng đứng lớp, phương pháp truyền đạt kiến thức cho HS tiểu học trước sự thay đổi về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới

2.85 0.396 1 2.42 0.576 1

1.5 GV cần được phổ biến về nội dung chương trình đào tạo ngành GDTH trước sự thay đổi về chương trình giáo dục học phổ thông

2.77 0.470 2 2.39 0.608 2

Trung bình chung 2.70 2.31

Đánh giá Rất cần thiết Khả thi

Nâng cao nhận thức về xác định mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động học tập đối với SV là nội dung cần được SV quan tâm thực hiện dưới sự hướng dẫn học tập của GV, mục tiêu và nhiệm vụ học tập được đặt ra ở giai đoạn đầu tiên của việc học. Vì vậy, xác định mục tiêu nhiệm vụ học tập cần được thực hiện thường xuyên nhằm rèn luyện kĩ năng, có thể thông qua các yêu cầu cần đạt của GV để SV xác định mục tiêu học tập. Kết quả

khảo nghiệm biện pháp nâng cao nhận thức về xác định mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động học tập đối với SV được minh họa ở bảng 3.1 như sau

* Phần mức độ cần thiết

Biện pháp rèn luyện kĩ năng đứng lớp, phương pháp truyền đạt kiến thức cho HS tiểu học trước sự thay đổi về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới được đánh giá là cần thiết nhất với mức trung bình là 2.85. Vì hiện nay SV được học theo chương trình đào tạo bậc đại học có thay đổi đáp ứng khả năng thực hiện công tác giáo dục theo chương trình phổ thông mới, trong đó rèn luyện kĩ năng đứng lớp truyền đạt kiến thức cho HS qua đó SV được rèn nghề vừa củng cố niềm tin với nghề giáo vừa được bồi dưỡng kĩ năng liên quan phục vụ cho việc giảng dạy trong tương lai. Biện pháp GV cần được phổ biến về nội dung chương trình đào tạo ngành GDTH trước sự thay đổi về chương trình giáo dục học phổ thông với mức trung bình 2.77 xếp hạng 2, có thể khẳng định rằng GV là người trực tiếp giảng dạy SV vì vậy cần hiểu rõ việc thực hiện theo chương trình đào tạo, những điểm cần lưu ý, CBQL nên hướng dẫn GV trước khi thực hiện để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất. Phổ biến đầy đủ các nội dung đến GV nắm rõ cách thức thực hiện đúng, từ đó xây dựng đề cương đào tạo SV đạt yêu cầu, do vậy biện pháp này được đánh giá là rất cần thiết. Biện pháp thường xuyên tổ chức các buổi học tập thực hành, thực nghiệm về các kĩ năng của nghề với mức trung bình 2.75 xếp hạng 3, qua các buổi học tập thực hành kĩ năng của người GV tiểu học là cơ hội để SV rèn luyện công việc, vì vậy SV cần tham gia học tập thường xuyên để làm quen tâm lí, xây dựng mối quan hệ hợp tác với trường học và HS. GV nên tổ chức lớp học thực tế mô phỏng thực tế, để SV làm quen và có khả năng xử lí tình huống, do đó biện pháp này được đánh giá là rất cần thiết. Biện pháp hướng dẫn SV đặt mục tiêu đúng với yêu cầu cần đạt, đúng thời điểm học tập ở từng giai đoạn với mức trung bình 2.63, với mỗi giai đoạn học tập sẽ có yêu cầu SV cần đạt là khác nhau như vậy việc thực hiện sẽ có thay đổi rất cần có sự hỗ trợ của GV hướng dẫn SV đặt mục tiêu học tập đúng từ đó SV tự đánh giá bản thân để đưa ra hướng học tập phù hợp, như vậy GV cần phải quan tâm đến SV, nắm rõ tình hình học tập của SV để có hỗ trợ kịp thời, do vậy biện pháp này vẫn được đánh giá là rất cần thiết. Biện pháp tổ chức chuyên đề học tập phổ biến quy chế học tập chuyên ngành GDTH với mức trung bình là 2.48 xếp hạng 5, có thể khẳng định mức độ cần thiết là không cao so với các nội dung trên, tuy nhiên vẫn rất cần thiết thực hiện để phổ biến nội dung quy định về trách nhiệm quyền hạn của SV khi học, qua kết quả khảo sát có thể thấy rằng nhu cầu được hỗ trợ hiểu rõ hơn quy chế học tập ngành còn cao, cho thấy mức độ nhận thức của SV về quy chế học tập là chưa nhiều, tuy nhiên biện pháp này được đánh giá là rất cần thiết.

* Phần mức độ khả thi

Biện pháp rèn luyện kĩ năng đứng lớp, phương pháp truyền đạt kiến thức cho HS tiểu học trước sự thay đổi về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới được đánh giá là có khả thi nhất với mức trung bình 2.42, có thể khẳng định rằng trong chương trình đào tạo đã lòng ghép tổ chức hướng dẫn rèn luyện kĩ năng đứng lớp truyền đạt kiến thức đến HS, mặc khác SV có khả năng về ngôn ngữ để trình bày rõ rằng mạch lạc, tự tin trước đám đông, có khả năng đứng lớp khi thực hiện giảng dạy theo chương trình phổ thông tổng thể mới. Biện pháp GV cần được phổ biến về nội dung chương trình đào

tạo ngành GDTH trước sự thay đổi về chương trình giáo dục học phổ thông với mức trung bình 2.39 xếp hạng 2, có thể khẳng định rằng chương trình đào tạo ngành Giáo dục Tiểu học hiện nay đang được GV tìm hiểu kĩ, nhằm có đủ thông tin phương hướng từ cơ quan cấp trên về giáo dục đại học để có kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo, do vậy biện pháp được đánh giá là rất khả thi. Biện pháp hướng dẫn SV đặt mục tiêu đúng với yêu cầu cần đạt, đúng thời điểm học tập ở từng giai đoạn với mức trung bình

2.31 xếp hạng 3, có thể hiểu rằng SV nhận thức được đặt mục tiêu học tập là bước cơ

bản để hoàn thành nhiệm vụ học tập của SV và đang được SV thực hiện tuy nhiên cần có sự hỗ trợ của GV nêu rõ về nội dung bài học cũng như yêu cầu cần đạt, vì vậy biện pháp này được đánh giá là rất khả thi. Biện pháp thường xuyên tổ chức các buổi học tập thực hành, thực nghiệm về các kĩ năng của nghề với mức trung bình 2.24 xếp hạng 4, có thể khẳng định rằng nhu cầu được học tập theo hình thức thực hành thực nghiệm rèn kĩ năng nghề giáo được đáp ứng khi GV tổ chức các hoạt động học tập thường xuyên được SV tham gia tích cực, do vậy biện pháp này vẫn được đánh giá là rất khả thi. Biện pháp tổ chức chuyên đề học tập phổ biến quy chế học tập chuyên ngành GDTH với mức trung bình là 2.19 xếp hạng 5, có thể khẳng định rằng việc phổ biến quy chế học tập không cần thiết phải tổ chức buổi chuyên đề riêng thường xuyên mà được lồng ghép vào buổi sinh hoạt đầu năm với thầy cô trong khoa về ngành học, qua đó SV đã nắm rõ chương trình học cũng như quy chế học tập chuyên ngành, tuy nhiên biện pháp này được đánh giá thấp nhất trong các nội dung là cần thiết.

* Kết luận

Như vậy biện pháp nâng cao nhận thức về xác định mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động học tập đối với SV ở mức độ cần thiết với mức trung bình chung là 2.71 được đánh giá là rất cần thiết; tương tự ở mức độ khả thi có mức trung bình chung là 2.31 được đánh giá rất khả thi. Qua kết quả khảo nghiệm, có thể khẳng định rằng xác định mục tiêu nhiệm vụ học tập cần được thực hiện khi tiến hành công tác quản lý hoạt động học tập của SV khi học tập chuyên ngành GDTH, dưới sự hướng dẫn về định hướng nội dung học tập yêu cầu cần đạt của GV đối với từng bài học, SV nghiêm túc thực hiện sẽ mang lại kết quả cao trong học tập; ngoài ra để hiểu rõ chương trình học SV cần dành thời gian nghiên cứu thêm từ các văn bản hướng dẫn của Bộ giáo dục liên quan đến luật giáo dục, nghiên cứu chương trình giáo dục học phổ thông mới xác định chuẩn GV cần có để có cơ sở đặt mục tiêu rèn luyện bản thân trong thời gian học. Do đó, GV thường xuyên nhắc nhở, khuyến khích SV đặt ra mục tiêu học tập dựa trên những nhiệm vụ, dành thời gian để tự học tự nghiên để hoàn thành bài tập, luôn thay đổi mục tiêu học tập theo từng giai đoạn học tập để có cách thức học tập đúng.

Bảng 3.2: Biện pháp tăng cường các điều kiện, phương tiện hỗ trợ quản lý hoạt động học tập

STT Nội dung

Mức độ cần thiết Mức độ khả thi TB ĐLC TH TB ĐLC TH

2.1 Bổ sung thêm trang thiết bị giảng dạy

hiện đại 2.70 0.505 2 2.04 0.580 5

2.2 Tổ chức hướng dẫn, sử dụng, bồi dưỡng kĩ thuật khi sử dụng phần mềm quản lý mới

2.62 0.515 3 2.11 0.559 4

2.3 Bổ sung thêm tài liệu, sách chuyên

ngành, không gian đọc sách tại Khoa 2.55 0.567 4 2.14 0.607 3 2.4 Thường xuyên tổ chức cho SV được

thực hành, thực tế công tác giáo dục trẻ tiểu học tại các trường

2.74 0.455 1 2.15 0.667 2 2.5 Bổ sung thêm nguồn tư liệu học tập có

giá trị bằng cách thường xuyên cập nhật trên các trang web của Khoa, nhóm học tập trên mạng xã hội

2.54 0.528 5 2.21 0.585 1

2.6 Vận động nguồn xã hội hóa phục vụ cho công tác tổ chức các chuyên đề học tập, diễn đàn, hoạt động thực tế, thực hành rèn luyện nghề nghiệp

2.39 0.595 6 1.76 0.622 6

Trung bình chung 2.59 2.07

Đánh giá Rất cần thiết Khả thi

Các điều kiện, phương tiện hỗ trợ cho công tác quản lý hoạt động học tập SV là cơ sở để GV tổ chức hoạt động học tập khi nhà trường đảm bảo đủ về nhân lực, vật lực để phục vụ cho việc giảng dạy. Bên cạnh đó SV được tạo điều kiện học tập sẽ tiếp thu kiến thức được dễ dàng, tạo được hứng thú, động cơ học tập được thúc đẩy. Cụ thể, một số biện pháp để tăng cường điều kiện, phương tiện hỗ trợ cho công tác quản lý hoạt động học tập được khảo nghiệm, kết quả thu được ở bảng 3.2 như sau:

* Phần mức độ cần thiết

Biện pháp thường xuyên tổ chức cho SV được thực hành, thực tế công tác giáo dục trẻ tiểu học tại các trường với mức trung bình là 2.74 được đánh giá là biện pháp cần thiết nhất, có thể khẳng định rằng hiện nay SV đang được thực hành, thực tế làm công

tác giáo dục trẻ tiểu học ở trường là yếu tố hình thành kĩ năng nghề giáo cái tâm yêu mến sự quan tâm HS, thường xuyên tiếp xúc với HS từ sớm sẽ hỗ trợ SV tìm hiểu được tâm lí HS từ đó có hướng tự học bổ sung kiến thức giáo dục HS bậc tiểu học. Biện pháp bổ sung thêm trang thiết bị giảng dạy hiện đại với mức trung bình 2.70 xếp hạng 2, qua số liệu cho thấy rằng trang thiết bị giảng dạy góp phần xây dựng bài học thêm sinh động hơn, tạo được chú ý với SV bằng nhiều hình ảnh hiệu ứng làm nổi bật nội dung kiến thức giúp SV dễ nhớ hơn, ngoài ra thiết bị công nghệ hiện đại giúp GV không tốn nhiều công sức tiết kiệm thời gian lại mang lại hiệu quả giáo dục cao, vì vậy biện pháp này được đánh giá là rất cần thiết. Biện pháp tổ chức hướng dẫn, sử dụng, bồi dưỡng kĩ thuật khi sử dụng phần mềm quản lý mới với mức trung bình là 2.62 xếp hạng 3, qua số liệu có thể khẳng định rằng sử dụng phần mềm vào quản lý hoạt động học tập là rất cần

thiết, hỗ trợ CBQL GV và SV trong quá trình kiểm tra giám sát được nhanh chóng về

kết quả làm được; mỗi phần mềm sẽ có chức năng sử dụng riêng vì vậy GV cần biết cách sử dụng đúng, tổ chức bồi dưỡng trước khi phổ biến sử dụng phần mềm mới. Biện pháp bổ sung thêm tài liệu, sách chuyên ngành, không gian đọc sách tại Khoa với mức trung bình là 2.55 xếp hạng 4, có thể khẳng định rằng tài liệu sách chuyên ngành là kênh thông tin chính xác để SV học tập nghiên cứu, vì vậy mà tạo điều kiện có thêm tài liệu, không gian đọc sách thuận lợi gần nơi học tập chính là rất cần thiết. Bổ sung thêm

nguồn tư liệu học tập có giá trị bằng cách thường xuyên cập nhật trên các trang thông tin của Khoa, nhóm học tập trên mạng xã hội với mức trung bình là 2.54 xếp hạng 5, từ số liệu khảo nghiệm có thể khẳng định rằng học tập thông qua mạng kết nối là rất thuận tiện và nhanh chống tiếp cận được đa dạng nguồn tài liệu, vì vậy rất cần thiết cập nhật thường xuyên các tài liệu liên quan đến chủ đề học tập của SV vào trang thông tin học tập. Vận động nguồn xã hội hóa phục vụ cho công tác tổ chức các chuyên đề học tập, diễn đàn, hoạt động thực tế, thực hành rèn luyện nghề nghiệp với mức trung bình là 2.39 xếp hạng 6, có thể hiểu rằng sự hỗ trợ từ các nguồn bên ngoài nhà trường khi tổ chức các chuyên đề học tập thực tế thực tập là góp phần hỗ trợ công tác giáo dục SV được hoàn thiện kĩ năng giáo dục nghề, có đủ điều kiện để tổ chức hoạt động học tập được tốt hơn, vì vậy công tác vận động nguồn xã hội hóa là rất cần thiết.

* Phần mức độ khả thi

Biện pháp bổ sung thêm nguồn tư liệu học tập có giá trị bằng cách thường xuyên cập nhật trên các trang thông tin của Khoa, nhóm học tập trên mạng xã hội với mức trung bình là 2.21 được đánh giá là biện pháp khả thi cao nhất trong các nội dung được đánh giá, có thể khẳng định rằng tài liệu học tập của SV được cập nhật thường xuyên trên các trang nhóm học tập của SV, SV dễ dàng truy cập tài liệu và có thể phản hồi lại với GV khi cần thiết. Thường xuyên tổ chức cho SV được thực hành, thực tế công tác giáo dục trẻ tiểu học tại các trường với mức trung bình là 2.15 xếp hạng 2, nhìn vào số liệu có thể khẳng định rằng SV được thực hành công tác giáo dục nhưng chưa được nhiều có thể do chương trình đào tạo sắp xếp thời gian SV buộc phải tham gia với thời lượng đã quy định mà chưa được chủ động thực tập tại trường nhiều hơn, tuy vậy biện pháp này được đánh giá là có khả thi. Biện pháp bổ sung thêm tài liệu, sách chuyên ngành, không gian đọc sách tại Khoa với mức trung bình là 2.14 xếp hạng 3, qua số liệu cho thấy rằng bổ sung thêm tài liệu, tổ chức không gian đọc sách tại khoa là có điều kiện để thực hiện vì cơ sở vật chất được cải thiện có không gian để đọc nghiên cứu sách dành

cho GV, tuy nhiên SV đọc sách, tài liệu tại khoa thì còn giới hạn, vì vậy biện pháp này được đánh giá là có khả thi. Biện pháp tổ chức hướng dẫn, sử dụng, bồi dưỡng kĩ thuật khi sử dụng phần mềm quản lý mới với mức trung bình là 2.11 xếp hạng 4, từ kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học (Trang 110 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)