Quản lý thực hiện chương trình, kế hoạch học tập của sinh viên ngành GDTH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học (Trang 68 - 74)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành GDTH

2.4.1. Quản lý thực hiện chương trình, kế hoạch học tập của sinh viên ngành GDTH

(mục tiêu 1.4.1)

2.4.1.1 Xác định mục tiêu của kế hoạch

Nhằm thực hiện công tác quản lý thực hiện chương trình, kế hoạch học tập của sinh viên ngành GDTH cụ thể một trong những nhiệm vụ đầu tiên là xác định mục tiêu của kế hoạch. Khi mục tiêu được cụ thể là cơ sở để xác định cách thức thực hiện sao cho đạt được mục tiêu đặt ra. Để xác định mục tiêu thì các yếu tố liên quan làm căn cứ xác định là rất quan trọng, cụ thể một số yếu tố liên quan đến việc xác định mục tiêu được minh chứng bằng số liệu khảo sát ở bảng 2.8, người nghiên cứu có một số nhận xét sau:

Bảng 2.8: Thực trạng xác định mục tiêu của kế hoạch học tập

Nội dung Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

TB ĐLC TH TB ĐLC TH

Nghiên cứu chủ trương, chỉ thị của Bộ, nghị quyết của Đảng bộ, chính quyền địa phương về giáo dục, quy chế đào tạo ngành GDTH

1.95 0.739 8 1.90 0.705 8

Phân tích, đánh giá các nhu cầu trong tương lai về phẩm chất và năng lực của sinh viên ngành GDTH

2.13 0.651 3 2.10 0.649 3 Đặc điểm tình hình nhà

trường 2.00 0.650 7 2.02 0.624 6

Chất lượng giáo dục của

năm học trước 2.07 0.631 4 2.10 0.619 3

Chất lượng sinh viên mới

vào trường 2.02 0.695 5 2.03 0.653 5

Đội ngũ giảng viên hiện có

của trường 2.35 0.701 1 2.32 0.707 1

Nguồn lực bên trong khoa (CBQL, GV, tổ chức Đoàn, Hội)

2.24 0.734 2 2.22 0.732 2 Nguồn lực bên ngoài khoa

(Tổ chức xã hội, nhà tài trợ, cựu sinh viên)

2.02 0.734 5 2.00 0.735 7

Trung bình chung 2.10 2.09

Nội dung Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

TB ĐLC TH TB ĐLC TH

Độ tin cậy của thang đo

(Cronbach'Alpha) 0.836 0.838

Tương quan Preason 0.979**

Một (*) Độ tin cậy 95% Hai (**) Độ tin cậy 99% * Phần mức độ thực hiện

Đội ngũ giảng viên hiện có của trường với mức trung bình 2.35 đây là yếu tố được đánh giá là cao nhất, có thể khẳng định rằng khi xác định mục tiêu thì xem xét đội ngũ GV hiện có là rất cần thiết để phân công công việc xếp lịch giảng dạy và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của ban chủ nhiệm. Hoạt động này được đánh giá thực hiện ở mức độ rất thường xuyên, Nguồn lực bên trong khoa (CBQL, GV, tổ chức Đoàn, Hội) với mức trung bình 2.24 xếp hạng 2 điều này chiếm tỉ lệ khá cao có thể lí giải rằng khi xác định nguồn lực trong khoa để dễ dàng phân công người thực hiện nhiệm vụ đảm bảo đạt mục tiêu. Yếu tố được đánh giá thực hiện ở mức thường xuyên. Phân tích, đánh giá các nhu cầu trong tương lai về phẩm chất và năng lực của sinh viên ngành GDTH với mức trung bình 2.13 xếp hạng 3 đây là nội dung mang tính chất định hướng vào tương lai, đòi hỏi nhà quản lý cần có tư duy dự báo nhu cầu của xã hội trong thời gian tới điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra trong giáo dục đào tạo SV vì vậy có thể thấy từ số liệu nằm trong những nội dung có tỉ lệ đánh giá cao. Nội dung này được đánh giá là mức độ thực hiện thường xuyên. Chất lượng giáo dục của năm học trước với mức trung bình 2.07 xếp hạng 4, việc xem xét lại chất lượng giáo dục đào tạo của năm trước là điều cần thiết để nhà quản lý xây dựng kế hoạch đào tạo trong năm tiếp theo, vì vậy mà ở nội dung chất lượng trung bình của năm học trước được đánh giá ở mức thường xuyên về mức độ thực hiện. Nguồn lực bên ngoài khoa (Tổ chức xã hội, nhà tài trợ, cựu sinh viên ) với mức trung bình 2.02 xếp hạng 5 tỉ lệ này không có sự chênh lệch nhiều so với các nội dung trước có thể khẳng định rằng việc thực hiện các nội dung này làm căn cứ xác định mục tiêu đào tạo là thường xuyên. Chất lượng sinh viên mới vào trường với mức trung bình 2.02 cùng xếp hạng 5 tùy thuộc vào trình độ của SV trúng tuyển vào đầu năm học mà CBQL có kế hoạch đào tạo đặc thù cho từng năm học đảm bảo phù hợp với tình hình xã hội do vậy khi tuyển SV cần phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn của ngành thì trong quá trình học tập SV cũng dễ thực hiện nhiệm vụ đào tạo. Nội dung này qua khảo sát đánh giá mức thực hiện là thường xuyên. Đặc điểm tình hình nhà trường với mức trung bình 2.00 xếp hạng 7, yếu tố đặc điểm tình hình nhà

trường giúp cho nhà quản lý đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của trường đưa ra cách thực hiện sao cho đảm bảo yêu cầu vừa phát huy tích cực lợi thế của trường khắc phục những thiếu sót. Nội dung này theo khảo sát là được thực hiện ở mức thường xuyên. Nghiên cứu chủ trương, chỉ thị của Bộ, nghị quyết của Đảng bộ, chính quyền địa

phương về giáo dục, quy chế đào tạo ngành GDTH với mức trung bình 1.95 xếp hạng 8, yếu tố này được xem là kim chỉ nam của mọi hoạt động giáo dục ở trường đại học, tuy nhiên SV đánh giá ở nội dung này không cao, có thể lý giải rằng SV chưa hiểu được

tầm quan trọng khi xây dựng kế hoạch học tập cần phải dựa trên chủ trương, chỉ thị của Bộ, do đó khi thực hiện lại ít thường xuyên hơn so với các nội dung trên.

* Phần kết quả thực hiện

Đội ngũ giảng viên hiện có của trường với mức trung bình là 2.32 yếu tố được SV đánh giá là kết quả đạt được là cao nhất. Tầm quan trọng của đội ngũ trong khoa được ưu tiên hàng đầu vì đủ về số lượng cả chất lượng thì giáo dục SV học tập mới được đảm bảo. Một đội ngũ GV giỏi sẽ phát huy được năng lực cả về chuyên môn lẫn kinh nghiệm giảng dạy, là nguồn cảm hứng học tập cho SV. Yếu tố này theo đánh giá của SV là thực hiện đạt mức tốt nhất trong các yếu tố được khảo sát. Nguồn lực bên trong khoa (CBQL, GV, tổ chức Đoàn, Hội) với mức trung bình 2.22 xếp hạng 2 kết quả này đã cho thấy rằng nguồn lực trong khoa luôn được đảm bảo đạt chuẩn yêu cầu, khi xem xét yếu tố lực trong khoa luôn mang lại hiệu quả vì thống kê chính xác tình trạng của đội ngũ giúp cho nhà quản lý xác định mục tiêu giáo dục cụ thể hơn. Yếu tố này được SV đánh giá là thực hiện ở mức khá. Phân tích, đánh giá các nhu cầu trong tương lai về phẩm chất và năng lực của sinh viên ngành GDTH với mức trung bình 2.10 xếp hạng 3 khi xem xét yếu tố năng lực phẩm chất ở đầu ra của SV trong tương lai là thật sự cần thiết thì việc xác định mục tiêu đào tạo là luôn đặt lên hàng đầu. Do đó mà ở yếu tố này SV đánh giá mức thực hiện ở mức khá. Chất lượng giáo dục của năm học trước với mức trung bình

2.10 xếp hạng 3 tương tự với nội dung xác định yêu cầu phẩm chất và năng lực của SV

trong tương lai thì yếu tố chất lượng giáo dục của năm học trước được đánh giá là cùng mức độ. Cần thiết khi xây dựng kế hoạch nhà quản lý cần xem xét kĩ kết quả đạt được cũng như định hướng tương lai. Yếu tố này được đánh giá kết quả mức thực hiện là khá. Chất lượng sinh viên mới vào trường với mức trung bình 2.03 xếp hạng 5 kết quả của việc thực hiện xem xét chất lượng sinh viên mới vào trường là ở mức khá. Xác định mục tiêu mới là dựa trên thực tế mà có lựa chọn mức chuẩn SV khi xét tuyển cho năm học tiếp theo vào ngành GDTH. Khi chất lượng SV mới vào trường cùng đạt tiêu chuẩn xét tuyển, nhà quản lý thuận tiện trong việc giáo dục theo kế hoạch học tập. Đặc điểm tình hình nhà trường với mức trung bình 2.02 xếp hạng 6, so với mức độ thực hiện thì thứ hạng ở nội dung này cao hơn một bậc, có thể nhận định rằng kết quả của việc xem xét đặc điểm tình hình nhà trường đạt ở mức khá, làm cơ sở của đề ra biện pháp thực hiện quản lý hoạt động học tập. Nguồn lực bên ngoài khoa (Tổ chức xã hội, nhà tài trợ, cựu sinh viên ) với mức trung bình 2.00 xếp hạng 7 tiếp tục so sánh với mức độ thực hiện thì yếu tố này đạt mức kết quả không cao do SV đánh giá, có thể nói rằng sự hỗ trợ từ nguồn lực bên ngoài khoa là chưa hiệu quả. Tuy nhiên ở yếu tố này được đánh giá ở mức khá cho kết quả thực hiện được. Nghiên cứu chủ trương, chỉ thị của Bộ, nghị quyết của Đảng bộ, chính quyền địa phương về giáo dục, quy chế đào tạo ngành GDTH với mức trung bình là 1.90 xếp hạng 8 tương tự với mức độ thực hiện thì kết quả của việc thực hiện nghiên cứu chủ trương chỉ thị của Bộ là chưa cao. Đặc biệt là trong nội dung học tập của SV, có thể người thực hiện việc phân tích những chỉ thị chủ trương chưa thật sự nắm rõ tinh thần.

*Kết luận

Nội dung xác định mục tiêu của kế hoạch với mức trung bình ở mức độ thực hiện là 2.10 đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên, ở mức kết quả thực hiện là 2.09 đánh

giá cho kết quả thực hiện ở mức khá. Tỉ lệ giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện tương đồng nhau chứng tỏ rằng SV đã thực hiện đầy đủ các nội dung khi tiến hành đặt mục tiêu của kế hoạch học tập theo đúng quy trình của việc xây dựng kế hoạch và đạt được kết quả khá tốt. SV khi tiến hành xây dựng mục tiêu rất thường xuyên xem xét yếu tố đội ngũ hiện tại ở khoa, GV giảng dạy bộ môn theo chương trình học khi tiến hành xây dựng kế hoạch và kết quả thực hiện được rất tốt. Ngoài ra các yếu tố liên quan khác như nguồn lực trong khoa, yêu cầu phẩm chất năng lực trong tương lai đều được thực hiện thường xuyên mà không bỏ qua các yếu tố nào. Bên cạnh đó xét các yếu tố quan trọng khi đặt ra mục tiêu còn có hạn chế, kết quả của việc xem xét này không mang lại hiệu quả như khi thực hiện, ở một số yếu tố được xem là định hướng như chỉ thị, hướng dẫn, quyết định của Bộ về ngành GDTH chưa được SV đánh giá cao.

Kết quả kiểm nghiệm các chỉ số thống kê ở đối tượng SV cho thấy thang đo trên có độ tin cậy tương đối cao. Phần mức độ thực hiện có chỉ số Cronbach’s Alpha là 0.836. Phần kết quả thực hiện chỉ số Cronbach’s Alpha cao hơn là 0.838. Các chỉ số trên cho biết bảng khảo sát trên hoàn toàn có thể tin cậy được. Hệ số tương quan Preason giữa mức độ thực hiện với kết quả thực hiện là 0.979. Mối liên hệ tương quan rất cao và mức độ tin cậy của mối tương quan lên đến 99% (**).

2.4.2.3 Kế hoạch chiến lược, chương trình hành động

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu muốn hướng tới thì xây dựng kế hoạch chiến lược hành động là điều cần thiết. Một kế hoạch chiến lược được mô tả cụ thể bao gồm tiến trình hành động, yếu tố hỗ trợ phương pháp tiến hành, người thực hiện, KTĐG, nguồn lực thực hiện. Thực trạng xây dựng kế hoạch chiến lược hoạt động học tập của SV hiện đang được thực hiện cụ thể được minh họa ở bảng 2.9

Bảng 2.9: Thực trạng thực hiện kế hoạch chiến lược, chương trình hành động

Nội dung Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

TB ĐLC TH TB ĐLC TH

Xác định các nội dung hoạt động học tập và xếp thứ tự ưu tiên thực hiện

2.31 0.590 1 2.35 1.474 1 Xác định quỹ thời gian

thực hiện cho từng hoạt động học tập 2.21 0.626 2 2.15 0.617 2 Tính toán nguồn lực thực hiện từng hoạt động học tập 1.95 0.641 6 2.01 1.507 4 Phân công trách nhiệm cho

các đơn vị hoặc cá nhân thực hiện công tác giảng dạy bộ môn ngành GDTH

2.04 0.718 4 1.95 0.697 6 Xác định yêu cầu, chuẩn

kiểm tra, đánh giá, người kiểm tra tương ứng với công việc giảng dạy

Nội dung Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

TB ĐLC TH TB ĐLC TH

Lập bản kế hoạch chi tiết về quản lý hoạt động học tập của sinh viên

1.99 0.699 5 1.96 0.680 5

Trung bình chung 2.11 2.09

Đánh giá Thường xuyên Khá

Độ tin cậy của thang đo

(Cronbach'Alpha) 0.817 0.478

Tương quan Preason 0.923**

Một (*) Độ tin cậy 95% Hai (**) Độ tin cậy 99% * Phần mức độ thực hiện

Nội dung được đánh giá cao nhất là xác định các nội dung hoạt động học tập và xếp thứ tự ưu tiên thực hiện với mức trung bình là 2.31 điều này có thể khẳng định rằng trong kế hoạch quản lý hoạt động học tập thì nội dung hoạt động giữ vai trò quan trọng nhất. Đảm bảo kế hoạch được cụ thể rõ ràng nội dung cần phải trọng tâm thực hiện đạt mục tiêu đặt ra. Vì vậy nội dung được đánh giá thực hiện ở mức rất thường xuyên. Xác định quỹ thời gian thực hiện cho từng hoạt động học tập với mức trung bình 2.15 xếp hạng 2 sau khi xác định được nội dung phân chia thời gian thực hiện tương ứng với từng nội dung, mục tiêu đạt hiệu quả khi thời gian thực hiện đúng theo kế hoạch đã định, tương tự hoạt động này được thực hiện thường xuyên. Xác định yêu cầu, chuẩn kiểm tra, đánh giá, người kiểm tra tương ứng với công việc giảng dạy với mức trung bình 2.11 xếp hạng 3 nhằm xem xét được mức độ thực hiện đã đạt mục tiêu nhà quản lý cần phải xây dựng yêu cầu chuẩn KTĐG tương ứng với năng lực giảng dạy tức là xây dựng quy định chuẩn mà người thực hiện có khả năng là được, là cơ sở cho người kiểm tra so sánh giữa kết quả thực hiện của người bị kiểm tra với mục tiêu đặt ra, do vậy mà nội dung này được đánh giá là thực hiện thường xuyên. Phân công trách nhiệm cho các đơn vị hoặc cá nhân thực hiện công tác giảng dạy bộ môn ngành GDTH với mức trung bình

2.04 xếp hạng 4, với một kế hoạch được thực hiện trên thực tế thì phân định rõ cá nhân,

tổ chức thực hiện nội dung theo sự sắp xếp của CBQL, muốn làm được thì người quản lý cần xem xét năng lực kinh nghiệm trong nội dung học tập của SV. Vì vậy nội dung này được đánh giá là thực hiện ở mức thường xuyên. Lập bản kế hoạch chi tiết về quản lý hoạt động học tập của sinh viên với mức trung bình 1.99 xếp hạng 5, sau khi xác định đủ các yếu tố liên quan đến kế hoạch, tiến hành lập kế hoạch chi tiết và công khai đến tập thể, và bắt đầu thực hiện theo kế hoạch. Nội dung này được đánh giá ở mức thường

xuyên. Tính toán nguồn lực thực hiện từng hoạt động học tập với mức trung bình 1.95

xếp hạng 6, trong một bản kế hoạch cần dự toán chi phí thực hiện cụ thể, phân chia thực hiện từng nội dung với mức chi phí đảm bảo hiệu quả hoạt động học tập. Nên hoạt động này được đánh giá thực hiện thường xuyên.

Nội dung được đánh giá cao nhất là xác định các nội dung hoạt động học tập và xếp thứ tự ưu tiên thực hiện với mức trung bình là 2.35, kết quả thực hiện việc xác định nội dung học tập là rất tốt. Cụ thể nội dung chương trình học tập là toàn bộ các học phần đã được xây dựng riêng cho ngành GDTH, mỗi môn học có nội dung học riêng vì vậy khi lập kế hoạch học tập xác định nội dung trọng tâm cốt lỗi là điều cần thiết. Xác định quỹ thời gian thực hiện cho từng hoạt động học tập với mức trung bình 2.15 xếp hạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)