Tổ chức khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học (Trang 43 - 48)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Nhằm thu thập số liệu, thông tin về các nội dung thực hiện liên quan đến công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành GDTH trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, chứng minh cho giả thuyết khoa học, là cơ sở nhận xét thực trạng thực hiện từ đó khuyến nghị một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động học tập

2.2.2. Nội dung khảo sát

Nội khảo sát bao gồm thực trạng hoạt động học tập và thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập của SV ngành GDTH trường Đại học Sư phạm TP.HCM, cụ thể như sau

Nội dung hoạt động học tập của SV ngành Giáo dục học Tiểu học bao gồm: - Thực trạng mục tiêu, nhiệm vụ học tập của sinh viên ngành GDTH

- Thực trạng nội dung học tập của sinh viên ngành GDTH (Thực trạng hoạt động chuẩn bị học tập, Thực trạng hoạt động học tập của sinh viên ngành GDTH, Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của sinh viên ngành ngành GDTH, Thực trạng định hướng động cơ học tập cho SV ngành GDTH, Hướng dẫn SV xây dựng kế hoạch học tập, Hướng dẫn phương pháp học tập ở bậc đại học)

Nội dung công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên bao gồm:

- Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành GDTH (Quản lý thực hiện chương trình, kế hoạch học tập của sinh viên ngành GDTH, Quản lý nội dung hoạt động học tập của sinh viên)

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của sinh viên ngành GDTH (Năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên, Năng lực lãnh đạo, Phương pháp dạy học, Cơ sở vật chất)

2.2.3. Xử lý số liệu khảo sát

Mẫu nghiên cứu: Nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên đúng với thực tại, người nghiên cứu đã tiến hành khảo sát bằng phiếu khảo sát từ hai nhóm đối tượng cụ thể như sau:

Nhóm 1: CBQL và GV của khoa GDTH bao gồm 20 GV trong đó có 4 GV đang công

tác tại nước ngoài vậy nên không tham gia trả lời phiếu khảo sát (tại thời điểm khảo sát)

Nhóm 2: SV của Khoa GDTH của 4 khóa bao gồm khóa 45 có 5 lớp; khóa 44 có 3 lớp;

khóa 43 có 3 lớp; khóa 42 có 2 lớp

Để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động học tập của SV, người nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là chủ yếu. Tổng số phiếu thu được sau khi khảo sát là 281 phiếu.

- CBQL và GV có 16 phiếu - SV có 275 phiếu

- Tổng số phiếu hợp lệ có 227 phiếu - Tổng số phiếu lỗi có 64 phiếu

Quy trình thực hiện khảo sát bằng phiếu hỏi đối với SV

- Thời gian thực hiện khảo sát

+ Ngày: Từ ngày 18/11 – 25/11/2020 + Giờ: Từ 9h30p – 10h

+ Địa điểm: phòng học A301 A304 A305 A414, cơ sở 280 An Dương Vương phường 4 quận 5, TP.HCM

- Quy trình

Bước 1: Dựa trên giả thuyết khoa học của đề tài, người nghiên cứu xây dựng nội dung câu hỏi chung liên quan để chứng minh cho giả thuyết. Cụ thể từng nội dung nhỏ hơn sẽ có câu hỏi riêng

Bước 2: Lập phiếu khảo sát hoàn chỉnh sau đó tham khảo GVHD tiếp tục chỉnh sửa cho phù hợp

Bước 3: Người nghiên cứu làm đơn xác nhận trình trưởng khoa Khoa học Giáo dục và khoa GDTH, đồng thời xin ý kiến được phát phiếu khảo sát đến SV và GV tại Khoa

Bước 4: Dựa vào lịch học của SV sắp xếp thời gian, số lượng lớp của từng khóa cần phát phiếu

Bước 5: Đến lớp phát phiếu khảo sát

Gặp trực tiếp GV giảng dạy của lớp được chọn phát phiếu xin ý kiến thời gian phát phiếu và hoàn thành ở tại lớp, mặc khác xin được hỗ trợ từ các bạn SV. Nếu được đồng ý sẽ tiến hành phát phiếu vào thời gian nghĩ giải lao giữa giờ (mỗi SV trả lời phiếu trong

thời gian khoảng 15 phút), nếu GV từ chối vì lý do thời gian sẽ dời lại vào tiết sau hoặc đổi lớp khác.

Hướng dẫn SV trả lời phiếu hỏi: Với mỗi nội dung câu hỏi sẽ có câu trả lời riêng bên dưới, SV buộc phải trả lời lần lượt mỗi câu theo 2 mức độ là mức độ thực hiện và kết quả thực hiện nội dung đó. Người nghiên cứu nêu rõ quy ước cho điểm ở mức độ thực hiện có 3 mức là rất thường xuyên tương ứng với 3 điểm, mức thường xuyên tương ứng với 2 điểm và không thường xuyên là 1 điểm; Tương tự với mức kết quả thực hiện đạt mức tốt tương ứng với 3 điểm, đạt mức khá là 2 điểm và đạt mức yếu là 1 điểm.

Bước 6: Sau khi chờ SV trả lời phiếu xong sẽ thu lại và rời lớp, cảm ơn SV và GV đã hỗ trợ. Lần lượt các lớp tiếp theo.

Bước 7: Xử lý phiếu trả lời, phân loại phiếu hợp lệ (tức hoàn thành đủ các câu hỏi) và không hợp lệ (tức hoàn thành chưa đủ các câu hỏi hoặc không trả lời)

Bước 8: Nhập số liệu vào phần mềm xử lý số liệu SPSS và xử lý ra số liệu Bước 9: Tiến hành nhận xét tương ứng từng nội dung dựa trên số liệu đã xử lí

Quy trình thực hiện phỏng vấn *Đối với GV

Bước 1:Thông qua sự hỗ trợ từ giáo vụ Khoa GDTH bằng cách hỏi ý kiến phỏng vấn với GV về một số nội dung liên quan đến công tác quản lý hoạt động học tập của SV

Bước 2: Được sự đồng ý của GV, từ số điện thoại gọi điện thoại trình bày lại lí do gọi và tiến hành đặt câu hỏi liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tức phỏng vấn qua điện thoại do thực hiện trong thời gian giãn cách xã hội vì dịch covid-19. Ghi âm lại nội dung cuộc gọi có xin ý kiến của GV.

Bước 3: Ghi lại biên bản phỏng vấn hoàn chỉnh

Bước 4: Căn cứ vào thông tin làm cơ sở nhận xét thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập

* Đối với GV

Bước 1: Căn cứ theo thời khóa biểu lớp SV ngành GDTH, gặp và trao đổi xin được phỏng vấn SV liên quan đến công tác quản lý hoạt động học tập của SV.

Bước 2: Được sự đồng ý của SV, tiến hành đặt câu hỏi phỏng vấn và ghi âm lại nội dung cuộc trò chuyện (được sự đồng ý ghi âm của SV)

Bước 3: Ghi nhận lại ý kiến trả lời của SV vào biên bản hoàn chỉnh

Bước 4: Dựa vào thông tin, nhận xét thực trạng quản lý hoạt động học tập của SV

Quy trình thực hiện nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Bước 1: Căn cứ vào sự hướng dẫn của Thầy Phó trưởng Khoa GDTH về văn văn bản áp dụng khi tiến hành tổ chức hoạt động học tập cho SV từ thông báo thông qua trang thông tin của trường, cập nhật các kế hoạch thông báo, tiến hành thực hiện theo quy định.

Bước 2: Tìm các văn bản, kế hoạch và nghiên cứu nội dung liên quan đến hoạt động học tập của SV theo hướng dẫn.

Bước 3: Đọc và ghi lại thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu

Bước 4: Tổng hợp thông tin, rút ra suy luận làm cơ sở nhận xét thực trạng

2.2.4. Quy ước xử lý số liệu

Cách thức xử lý số liệu từ phiếu khảo sát

Sau khi nhập số liệu thô từ phiếu trả lời vào máy tính, người nghiên cứu sử dụng công thức tính điểm trung bình và độ lệch chuẩn từng nội dung bằng phần mềm xử lý SPSS. Khai thác các tính năng của phần mềm SPSS giúp người nghiên cứu nhanh chóng đưa ra số liệu tổng chính xác, làm cơ sở khoa học để đánh giá từng nội dung công việc quản lý hoạt động học tập của SV.

Nhằm sắp xếp thứ hạng cho các nội dung người nghiên cứu sử dụng phần mềm microsoft excel 2016 với công thức hàm RANK và tính trung bình chung dùng hàm AVERAGE. Xác định thứ hạng nội dung mỗi câu hỏi nhỏ nhằm so sánh được mức độ thực hiện giữa các công việc và kết quả đạt được có tương thích với mức độ thực hiện

Tổng hợp các số liệu vào từng bảng tương ứng với nội dung, qua kết quả xử lý số liệu bảng hỏi dành cho GV và CBQL vì mẫu nghiên cứu khá ít nên cho ra kết quả không đủ độ tin cậy, do vậy kết quả khảo sát không đưa vào bảng nhận xét chỉ lấy số liệu của bảng hỏi dành cho SV làm cơ sở nhận xét thực trạng. Tuy nhiên, kết quả phiếu trả lời của GV vẫn được người nghiên cứu đọc và nghiên cứu các nội dung.

Cách thức xử lý thông tin từ phiếu phỏng vấn

Căn cứ vào thông tin trả lời của GV và SV, người nghiên cứu sắp xếp thông tin bổ sung vào phần nhận xét liên quan đến nội dung tương ứng với kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi, từ đó làm cơ sở đưa ra nhận định đúng với thực trạng quản lý hoạt động học tập của SV

Cách thức xử lý thông tin từ kết quả nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Từ bảng kết quả nghiên cứu các văn bản, kết quả của một số hoạt động tổ chức hoạt động học tập, người nghiên cứu lựa chọn thông tin bổ sung vào phần thực trạng hoạt động học tập của SV tương ứng với nội dung kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi là cơ sở đánh giá công tác quản lý hoạt động học tập của SV.

Quy ước khoảng điểm số

*Công thức tính khoảng trung bình

Điểm khoảng cách trung bình = (3 – 1):3 = 0.6

Quy ước về cách xác định mức độ đánh giá theo thang điểm khảo sát:

* Độ lệch chuẩn được xác định để đo độ phân tán mức điểm trả lời so với điểm trung bình, nếu độ lệch chuẩn càng nhỏ thì độ phân tán càng gần điểm trung bình chứng minh kết quả có giá trị cao, ngược lại điểm độ lệch chuẩn càng lớn chứng tỏ điểm trả lời xa mức điểm trung bình, cần xem lại các yếu tố liên quan.

* Sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo (Nguyễn Trí Hậu, 2017)

Độ tin cậy của thang đo khi thỏa mãn 3 điều kiện sau:

+ Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha (Nguồn: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 2, NXB Hồng Dức, Trang 24): từ 0.8 đến gần bằng 1 là thang đo lường rất tốt; từ 0.7 đến gần bằng 0.8 là thang đo lường sử dụng tốt, từ 0.6 trở lên là thang đo lường đủ điều kiện

+ Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nguồn: Nunnally, J. (1978), Psychometric Theory, New York, McGraw-Hill)

+ Hệ số Cronbach’s Alpha trong các biến quan sát không vượt quá hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần/ nhân tố cần đánh giá (nếu lớn hơn thì cần phải loại biến quan sát đó).

* Sử dụng hệ số tương quan pearson (kí hiệu r) để đánh giá mức độ tương quan giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các yêu cầu của thực trạng quản lý hoạt động học tập của SV ngành GDTH trường đại học Sư phạm TP.HCM

Cách đọc có ý nghĩa sau khi có kết quả: + r < 0.2: không tương quan + r từ 0.2 đến 0.4: tương quan yếu

+ r từ 0.4 đến 0.6: tương quan trung bình + r từ 0.6 đến 0.8: tương quan mạnh + r từ 0.8 đến <1: tương quan rất mạnh Mức độ thực hiện Mức độ ảnh hưởng Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Kết quả thực hiện Điểm quy ước Điểm TB (định khoảng) Rất thường xuyên Rất ảnh hưởng Rất cần thiết Rất khả thi Tốt 3 2.34 – 3.00 Thường

xuyên Ảnh hưởng Cần thiết Khả thi Khá

2 1.67 – 2.33 Không thường xuyên Không ảnh hưởng Không cần thiết Không khả thi Yếu 1 1.00 – 1.66

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)