Quản lý hoạt động học tập trên lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học (Trang 34)

8. Cấu trúc của khóa luận

1.4.2. Quản lý hoạt động học tập trên lớp

Quản lý hoạt động học tập trên lớp là quá trình tác động của GV bộ môn lên SV và nội dung môn học thông qua kế hoạch dạy - học, thời khóa biểu, môi trường lớp học nhằm quan sát, đánh giá mức độ tiếp nhận kiến thức của SV về vấn đề, quan điểm của SV, phong cách khi diễn đạt, qua đó GV nắm bắt được trình độ chung về kiến thức có thông tin cho việc thay đổi về phương pháp giảng dạy, SV nhận thức mức độ kiến thức đang ở mức nào cần bổ sung thêm kiến thức gì thông qua thực hiện tốt các yêu cầu đối với SV trong lớp học tập

Nội dung quản lý hoạt động học tập trên lớp của SV bao gồm: GV phổ biến kế hoạch học tập đến với SV vào các đầu học kì trong năm học, xác định rõ mục tiêu cần đạt sau khi học xong; Tổ chức họp lớp thường xuyên, tạo điều kiện SV lập nhóm thảo luận, tạo cơ hội SV phát biểu quan điểm cá nhân; Phổ biến văn bản quy định, quy chế trường học xây dựng nội quy lớp học; Kiểm tra, đánh giá thường xuyên các hoạt động học tập thông qua điểm danh chuyên cần của SV; Nhắc nhở, khuyến khích SV thực hiện, khen thưởng cá nhân có thành tích tốt, kĩ năng học vững chắc.

Với SV cũng là chủ thể trong quản lý hoạt động học tập, khi nắm rõ quyền và trách nhiệm trong học tập SV phải xác định các công việc cần thực hiện tốt để hoàn thành chương trình đào tạo. Trong quá trình học tập, SV bắt buộc phải hoàn thành đủ số tín chỉ theo quy định, để thực hiện SV cần thực hiện các yêu cầu của GV liên quan đến hoạt động học tập như đi học đầy đủ, hoàn thành bài tập, tham gia học tập theo nhóm, nêu lên vấn đề trong quá trình học tại lớp trước GV. GV phải nắm rõ những việc SV thực hiện khi học tập trên lớp, quản lý trong quá trình SV thực hiện bằng việc hướng dẫn lên kế hoạch mốc thời gian hoàn thành, các công việc cần làm để hoàn thành bài tập, phân quyền cho các bộ lớp, nhóm trưởng quản lý các thành viên thông qua đó GV nắm rõ tình hình học tập của đa số SV, mức độ nhận thức trong học tập có điều chỉnh phương pháp giảng dạy tốt hơn. Bên cạnh đó, SV được rèn luyện kĩ năng quản lý bản thân, xác định công việc cần phải hoàn thành tốt, cách thức thực hiện và tổng hợp đánh giá kết quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)