Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau an toàn của người dân nội thành hà nội (Trang 28 - 32)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Thực trạng tiêu thụ rau an toàn trên thành phố Hà Nội

2.2.1.1. Kênh tiêu thụ rau an toàn ở Hà Nội

Theo thống kê trên địa bàn thành phố lượng rau tiêu thụ hàng ngày vào khoảng 850 tấn/ngày, mạng lưới kinh doanh phong phú gồm khoảng 48 siêu thị, 270 trung tâm thương mại, 270 các chợ, hàng chục vạn người tiểu thương nhỏ tham gia kinh doanh (Sở NN & PTNT Hà Nội, 2015).

Bên cạnh những cửa hàng rau an toàn uy tín về chất lượng thì số lượng cửa hàng bán trà trộn những loại rau không đảm bảo không phải là ít, có nhiều cửa hàng tự treo biển rau an toàn mà không có giấy chứng nhận của Sở NN&PTNT. Hầu hết các cửa hàng này đều lấy rau từ các chợ đầu mối hoặc các chủ đưa rau tư nhân không chứng minh được nguồn gốc chính xác và độ tin cậy của sản phẩm. Vì vậy, đa số người tiêu dùng đều cảm thấy băn khoăn và không mấy tin tưởng vào chất lượng rau an toàn ở các cửa hàng này.

Các kênh tiêu thụ RAT của người dân nội thanh Hà Nội

Sơ đồ 2.2. Kênh tiêu thụ chủ yếu sản phẩm rau an toàn ở Hà Nội

Ghi chú:

+ Người tiêu dùng: hộ gia đình, trường học, bếp ăn, nhà hàng, khách sạn. + Người thu gom – bán buôn: cá nhân, hợp tác xã

+ Bán lẻ: siêu thị, cửa hàng rau an toàn, quầy hàng rau an toàn Các kênh tiêu thụ rau an toàn chính:

Kênh 1: Người sản xuất – người tiêu dùng

Kênh 1: Người sản xuất - người thu gom (đồng thời là người bán lẻ) – người tiêu dùng.

Kênh 3: Người sản xuất – người thu gom – bán buôn - người bán lẻ - người tiêu dùng. Người sản xuất RAT Người tiêu dùng RAT Thu gom Bán lẻ Thu gom buôn Bán Bán lẻ 1 2 3

Trong kênh tiêu thụ RAT tại Hà Nội, các đối tượng tham gia bao gồm: Người sản xuất: là các hộ gia đình được lựa chọn tại các xã trong vùng quy hoạch RAT của thành phố tham gia vào chương trình sản xuất RAT do địa phương quản lý. Họ có thể là những hộ sản xuất độc lập, hoặc trong một nhóm tập trung qui mô nhỏ.

Người thu gom – bán buôn – bán lẻ: chủ yếu là các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hoặc hợp tác xã do những người sản xuất tự bầu ra, họ thu mua rau an toàn của các hộ nông dân khi có hợp đồng bán cho các đơn vị bán lẻ, đồng thời họ cũng có các cửa hàng, quầy hàng bán rau an toàn trong nội thành.

Trung gian bán lẻ: bao gồm các cửa hàng, siêu thị, quầy hàng có bán rau an toàn. Các đơn vị này có thể mua hàng từ trung gian thu gom – bán buôn rồi chuẩn bị sơ chế, bao gói theo quy cách của đơn vị mình trước khi đem bán hoặc cũng có thể yêu cầu sản phẩm khi đem đến đã qua sơ chế. Còn đối với các cửa hàng, quầy hàng kinh doanh rau an toàn, họ chỉ yêu cầu làm sạch, loại bỏ các phần già trước khi giao hàng.

Người tiêu dùng: Bao gồm các trường học, bếp ăn của một số cơ quan, hộ gia đình, một số nhà hàng, khách sạn.

2.2.1.2. Thực trạng tiêu dùng rau an toàn ở Hà Nội

Trong một số nghiên cứu nhận thức thái độ của người tiêu dùng rau an toàn ở Hà Nội, kết quả phân tích cho thấy nhóm người tiêu dùng có trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thu nhập và độ tuổi khác nhau có hiểu biết và thái độ tiêu dùng sản phẩm rau an toàn là khác nhau. Đối với những người có trình độ văn hóa từ cấp III trở lên, là công chức nhà nước thì có nhu cầu rau an toàn cao hơn so với những người khác vì họ nhận thức được việc tiêu dùng sản phẩm rau an toàn. Ngược lại, những người có thu nhập thấp và trình độ văn hóa thấp thì hầu như không quan tâm đến việc sử dụng rau an toàn. Thật vậy, qua điều tra thực tế cho thấy những gia đình giàu có, trình độ học vấn cao, cán bộ là những đối tượng sử dụng rau an toàn nhiều nhất (trên 60%) (Tổ chức ADDA).

2.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan

Lê Anh Tuấn (2001), Tìm hiểu hệ thống thị trường tiêu thụ rau quả quận Đống Đa. Trong nghiên cứu này, tác giả dựa trên thực trạng thị trường rau quả của quận phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố chính tới quá trình hình thành

và phát triển hệ thống thị trường tiêu thụ rau an quả của quận đồng thời đề xuất một số biện pháp về sản xuất và tiêu thụ rau quả góp phần hoàn thiện và phát triển thị trường. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, các kênh tiêu thụ của thị trường rau quả quận Đống Đa rất phong phú và đa dạng. Mạng lưới chợ của quận tương đối nhiều nhưng quy mô nhỏ và cơ sở hạ tầng kém nên chưa đáp ứng được nhu cầu của người mua và người bán. Số lượng người bán rong đông gây cản trở giao thông, mất vệ sinh môi trường và mất công bằng đối với những quầy bán lẻ. Hoạt động cả kênh tiêu thụ chưa hiệu quả, mang tính thời vụ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống thông tin thị trường nhất là vấn đề chất lượng sản phẩm.

Chính vì vậy, nghiên cứu cho rằng quận Đống Đa cần quan tâm hơn nữa đối với hệ thống thông tin thị trường tiêu thụ rau quả, có chính sách hỗ trợ khuyến khích các thành viên tham gia hệ thống thị trường, phát triển cơ sở hạ tầng và tăng cương công tác quản lý, giám sát chất lượng, tổ chức kinh doanh. Ban quản lý các chợ cần bố trí hợp lý vị trí quầy hàng cho phù hợp, tăng cường công tác bảo vệ, quản lý và giữ gìn vệ sinh. Các thành phần tham gia thị trường cần có phương pháp cần có phương hướng kinh doanh lâu dài, nâng cao trình độ hiểu biết về thị trường, từng bước mở rộng quy mô kinh doanh.

Luận án tiến sĩ kinh tế của Bùi Thị Gia (2001), cho thấy, những biện pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất rau ở huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đề tài tìm hiểu về thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau của các hộ nông dân trong Huyện Gia Lâm. Tình hình sản xuất rau ở huyện Gia Lâm phát triển mạnh, nhưng sản xuất còn nhỏ lẻ, sức ép và đô thị hóa ngày một mạnh mẽ, thiếu vốn và thiếu lao động trong quá trình sản xuất, phát triển theo hình thức sản xuất rau an toàn còn nhiều hạn chế. Rau về chất lượng và độ an toàn thực phẩm chưa cao. Vì vậy, cần có phương thức sản xuất rau theo đúng quy trình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Thị trường tiêu thụ không ổn định nên người tiêu dùng còn gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Giá cả biến động và theo quy luật đầu vụ cao gấp hai- ba lần so với chính vụ. Nghiên cứu đưa ra đề xuất là tăng cường chính sách của nhà nước hỗ trợ người dân trồng rau.

Nguyễn Văn Thuận, Võ Thành Danh (2011), phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng rau an toàn tại thành phố Cần Thơ, nghiên cứu của trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu được tiến hành dựa trên phỏng vấn trực tiếp 100 người hiện đang tiêu dùng rau an toàn. Bài viết này phân tích các yếu tố

ảnh hưởng đến sự lựa chọn tiêu dùng các sản phẩm rau an toàn ở Thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, rau an toàn được cung cấp chủ yếu trong hệ thống siêu thị. Phần lớn người tiêu dùng có thu nhập tương đối cao. Có ba yếu tố ảnh hưởng tới tiêu dùng rau an toàn đó là: khoảng cách mua hàng, lòng tin của khách hàng, và tính sẵn có của sản phẩm. Để phát triển ngành rau an toàn tại Thành phố Cần Thơ, các giải pháp được đề xuất: Phát triển thêm điểm bán hàng, đa dạng hệ thống phân phối nhằm tạo ra sự tiện hơn cho người tiêu dùng trong việc mua hàng, các nhà phân phối và sản xuất nên kết hợp xây dựng nhãn hiệu/ thương hiệu cho sản phẩm nhằm tăng lòng tin của khách hàng, và tổ chức lại sản xuất theo hình thức tổ/ nhóm hợp tác, câu lạc bộ hoặc hợp tác xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau an toàn của người dân nội thành hà nội (Trang 28 - 32)