Thực trạng tiêu thụ rau an toàn trên thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau an toàn của người dân nội thành hà nội (Trang 28 - 29)

2.2.1.1. Kênh tiêu thụ rau an toàn ở Hà Nội

Theo thống kê trên địa bàn thành phố lượng rau tiêu thụ hàng ngày vào khoảng 850 tấn/ngày, mạng lưới kinh doanh phong phú gồm khoảng 48 siêu thị, 270 trung tâm thương mại, 270 các chợ, hàng chục vạn người tiểu thương nhỏ tham gia kinh doanh (Sở NN & PTNT Hà Nội, 2015).

Bên cạnh những cửa hàng rau an toàn uy tín về chất lượng thì số lượng cửa hàng bán trà trộn những loại rau không đảm bảo không phải là ít, có nhiều cửa hàng tự treo biển rau an toàn mà không có giấy chứng nhận của Sở NN&PTNT. Hầu hết các cửa hàng này đều lấy rau từ các chợ đầu mối hoặc các chủ đưa rau tư nhân không chứng minh được nguồn gốc chính xác và độ tin cậy của sản phẩm. Vì vậy, đa số người tiêu dùng đều cảm thấy băn khoăn và không mấy tin tưởng vào chất lượng rau an toàn ở các cửa hàng này.

Các kênh tiêu thụ RAT của người dân nội thanh Hà Nội

Sơ đồ 2.2. Kênh tiêu thụ chủ yếu sản phẩm rau an toàn ở Hà Nội

Ghi chú:

+ Người tiêu dùng: hộ gia đình, trường học, bếp ăn, nhà hàng, khách sạn. + Người thu gom – bán buôn: cá nhân, hợp tác xã

+ Bán lẻ: siêu thị, cửa hàng rau an toàn, quầy hàng rau an toàn Các kênh tiêu thụ rau an toàn chính:

Kênh 1: Người sản xuất – người tiêu dùng

Kênh 1: Người sản xuất - người thu gom (đồng thời là người bán lẻ) – người tiêu dùng.

Kênh 3: Người sản xuất – người thu gom – bán buôn - người bán lẻ - người tiêu dùng. Người sản xuất RAT Người tiêu dùng RAT Thu gom Bán lẻ Thu gom buôn Bán Bán lẻ 1 2 3

Trong kênh tiêu thụ RAT tại Hà Nội, các đối tượng tham gia bao gồm: Người sản xuất: là các hộ gia đình được lựa chọn tại các xã trong vùng quy hoạch RAT của thành phố tham gia vào chương trình sản xuất RAT do địa phương quản lý. Họ có thể là những hộ sản xuất độc lập, hoặc trong một nhóm tập trung qui mô nhỏ.

Người thu gom – bán buôn – bán lẻ: chủ yếu là các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hoặc hợp tác xã do những người sản xuất tự bầu ra, họ thu mua rau an toàn của các hộ nông dân khi có hợp đồng bán cho các đơn vị bán lẻ, đồng thời họ cũng có các cửa hàng, quầy hàng bán rau an toàn trong nội thành.

Trung gian bán lẻ: bao gồm các cửa hàng, siêu thị, quầy hàng có bán rau an toàn. Các đơn vị này có thể mua hàng từ trung gian thu gom – bán buôn rồi chuẩn bị sơ chế, bao gói theo quy cách của đơn vị mình trước khi đem bán hoặc cũng có thể yêu cầu sản phẩm khi đem đến đã qua sơ chế. Còn đối với các cửa hàng, quầy hàng kinh doanh rau an toàn, họ chỉ yêu cầu làm sạch, loại bỏ các phần già trước khi giao hàng.

Người tiêu dùng: Bao gồm các trường học, bếp ăn của một số cơ quan, hộ gia đình, một số nhà hàng, khách sạn.

2.2.1.2. Thực trạng tiêu dùng rau an toàn ở Hà Nội

Trong một số nghiên cứu nhận thức thái độ của người tiêu dùng rau an toàn ở Hà Nội, kết quả phân tích cho thấy nhóm người tiêu dùng có trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thu nhập và độ tuổi khác nhau có hiểu biết và thái độ tiêu dùng sản phẩm rau an toàn là khác nhau. Đối với những người có trình độ văn hóa từ cấp III trở lên, là công chức nhà nước thì có nhu cầu rau an toàn cao hơn so với những người khác vì họ nhận thức được việc tiêu dùng sản phẩm rau an toàn. Ngược lại, những người có thu nhập thấp và trình độ văn hóa thấp thì hầu như không quan tâm đến việc sử dụng rau an toàn. Thật vậy, qua điều tra thực tế cho thấy những gia đình giàu có, trình độ học vấn cao, cán bộ là những đối tượng sử dụng rau an toàn nhiều nhất (trên 60%) (Tổ chức ADDA).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau an toàn của người dân nội thành hà nội (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)