Giới tính và mức độ thường xuyên đi chợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau an toàn của người dân nội thành hà nội (Trang 51 - 53)

Mức độ đi chợ Nam Nữ Chung SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) Thường xuyên 6 15,00 51 85,00 57 57,00 Thỉnh thoảng 25 62,50 7 11,67 32 32,00 Không đi chợ 9 22,50 2 3,33 11 11,00 Tổng 40 100 60 100 100 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Độ tuổi của người tiêu dùng

Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 75% số khách hàng tham gia khảo sát nằm trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi. Người tiêu dùng có độ tuổi trung bình từ 30 đến 50 tuổi là nhóm khách hàng có tần suất đi chợ rất cao do đa số là các bà nội trợ cho gia đình, nhóm tuổi của người tiêu dùng như vậy đảm bảo lượng kiến thức khá đầy đủ về chọn và mua thực phẩm cho gia đình trong đó có rau xanh. Độ tuổi của người tiêu dùng ảnh hưởng tới thói quen tiêu dùng, sở thích tiêu dùng, phong cách tiêu dùng và loại sản phẩm lựa chọn. Xu thế tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi tuổi tác và giới tính, tính cách của người tiêu dùng cũng ảnh hưởng tới thói quen tiêu dùng. Khảo sát thực tế cho thấy, tính chặt chẽ trong sự lựa chọn của người tiêu dùng tỷ lệ thuận với độ tuổi, độ tuổi càng lớn thì người tiêu dùng càng có xu hướng cẩn trọng trong lựa chọn sản phẩm đặc biệt đối với các hàng hóa thuộc nhóm hàng hóa thiết yếu và thực phẩm.

Người sản xuất nói chung cần nghiên cứu đặc trưng của người tiêu dùng theo độ tuổi để có kế hoạch sản xuất hàng hóa phù hợp với các lứa tuổi. Hành vi tiêu dùng bị ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố tuổi tác, mỗi lứa tuổi có những thói quen hành vi tiêu dùng khác nhau về mẫu mã sản phẩm, chất lượng hàng hóa, tính tiện dụng hay đa dụng của sản phẩm tiêu dùng. Nắm bắt được xu hướng tiêu dùng theo độ tuổi là chìa khóa của doanh nghiệp trong việc đưa sản phẩm tới người tiêu dùng, nhà sản xuất cần sản xuất ra những sản phẩm có mẫu mã phù hợp với sở thích và thói quen tiêu dùng theo các độ tuổi với chất lượng đảm bảo để có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng.

8% 33% 42% 17% Dưới 30 tuổi Từ 30 - 40 tuổi Từ 40 - 50 tuổi Trên 50 tuổi

Biểu đồ 4.4. Độ tuổi trung bình của người đi chợ

Trình độ học vấn và nghề nghiệp của người tiêu dùng

Trình độ của người tiêu dùng có ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng. Nhìn chung người tiêu dùng ở khu vực nội thành Hà Nội có trình độ học vấn tương đối cao so với các khu vực khác của thành phố và các địa bàn lân cận. Trình độ của người tiêu dùng biểu hiện mức độ hiểu biết về sản phẩm, về công dụng, cách thức sử dụng ... đối với các sản phẩm thực phẩm sẽ biết được đặc tính sản phẩm, cách thức chế biến và phối hợp, cách thức bảo quản. Người tiêu dùng thường xuyên cập nhật các kiến thức về sản phẩm hàng hóa để trở thành những người tiêu dùng thông thái, người sản xuất cũng cần cung cấp rõ ràng thông tin về sản phẩm để người tiêu dùng hiểu biết hơn về sản phẩm của mình, tạo lợi thế trong cạnh tranh.

Biểu đồ 4.5. Trình độ học vấn của người tiêu dùng

Nghề nghiệp của người đi chợ cũng có tác động khá mạnh tới hành vi tiêu dùng các sản phẩm và thói quen đi chợ. Nghề nghiệp ảnh hướng tới tiêu dùng thông qua mức thu nhập, thời gian đi chợ, phương thức tiêu dùng. Những người tiêu dùng có mức thu nhập cao sẽ lựa chọn tiêu dùng những sản phẩm cao cấp và ngược lại những người tiêu dùng có mức thu nhập thấp sẽ chủ yếu lựa chọn tiêu dùng những hàng hóa bình dân và hàng hóa thiết yếu cho cuộc sống. Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ người tiêu dùng là công chức và nhân viên văn phòng chiếm hơn 50% số lượng người tiêu dùng được khảo sát tại khu vực nội thành, hơn ¼ người tiêu dùng được khảo sát là công nhân hoặc lao động phổ thông. Dựa vào nghề nghiệp và thói quen tiêu dùng người sản xuất và cung cấp sản phẩm hàng hóa lựa chọn phương thức cung cấp, địa điểm cung cấp, thời gian cung cấp cụ thế với từng nhóm đối tượng khách hàng để có thể cung cấp tối đa số lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu của các nhóm khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau an toàn của người dân nội thành hà nội (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)