Các yếu tố chủ quan của người tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau an toàn của người dân nội thành hà nội (Trang 76 - 80)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng RAT

4.3.2. Các yếu tố chủ quan của người tiêu dùng

4.3.2.1. Độ tuổi của người tiêu dùng

Độ tuổi của người tiêu dùng có quan hệ tới mức độ thường xuyên đi chợ và mức độ thường xuyên mua RAT. Độ tuổi thường xuyên đi chợ và thường xuyên mua RAT nằm trong độ tuổi từ 30 tuổi đến năm 50 tuổi trong đó chủ yếu ở độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi. Ở độ tuổi nào cũng phải lo đi chợ và mua thực phẩm cho gia đình và rau là thực phẩm không thể thiếu, vai trò đi chợ và tần suất đi chợ mua RAT phụ thuộc vào giới tính, nghề nghiệp của người tiêu dùng cũng như sự phân công trong công việc gia đình. Tuổi tác cũng ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng RAT do càng có thâm niên trong công việc nội trợ và mua thực phẩm người tiêu dùng càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong lựa chọn thực phẩm. Sự thận trọng trong lựa chọn thực phẩm trong đó có RAT đòi hỏi người sản xuất RAT phải chú trọng về chất lượng sản phẩm, các cửa hàng bán RAT chỉ nên bán riêng RAT mà không nên lẫn lộn giữa các loại rau, không nên trà trộn giữa rau thường và RAT để đánh lừa người tiêu dùng. Lòng tin của người tiêu dùng là nhân tố then chốt trong việc ra quyết định tiêu dùng của người tiêu dùng.

Bảng 4.17 Mức độ thường xuyên mua RAT theo độ tuổi của chủ hộ

Đvt: người`

Độ tuổi

Mức độ thường xuyên mua RAT Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không mua Dưới 30 tuổi 2 3 2 1 30 - 40 tuổi 12 13 7 1 40 - 50 tuổi 15 19 6 2 Trên 50 tuổi 9 6 2 0 Tổng 38 41 17 4

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Ở các độ tuổi khác nhau mức độ tiêu dùng RAT không giống nhau, đối tượng khảo sát chỉ là một thành viên của gia đình trong khi khối lượng RAT tiêu dùng bình quân mỗi tháng phụ thuộc vào quy mô gia đình (số lượng thành viên). Kết quả trong bảng 4.18 cho thấy xu hướng lượng RAT tiêu dùng tăng theo độ tuổi của người tiêu dùng, người tiêu dùng đi chợ mua RAT ở độ tuổi càng nhiều thì khối lượng RAT càng tăng, tuy nhiên không thể kết luận giữa độ

tuổi và khối lượng RAT tiêu dùng có tỷ lệ thuận mà nguyên nhân được giải thích là do ở độ tuổi càng cao thì quy mô gia đình càng lớn nên số lượng RAT tiêu dùng lớn hơn.

Người sản xuất và cung ứng RAT cần có kế hoạch sản xuất với sản lượng hợp lý và đa dạng các loại RAT để đáp ứng tối đa sản lượng tiêu dùng thực tế của người tiêu dùng. RAT cũng như các thực phẩm tươi sống khác cần được bảo quản thích hợp để đảm bảo chất lượng khi sử dụng và có thể kịp thời cung ứng cho người tiêu dùng do vậy cần có các phương tiện và phương pháp bảo quản RAT tại các địa điểm bán RAT. Ngoài ra, người sản xuất RAT cần kết hợp chặt chẽ với các địa điểm bán RAT để có thể cung cấp kịp thời sản lượng RAT theo nhu cầu thị trường.

Bảng 4.18. Mức tiêu dùng RAT theo độ tuổi chủ hộ

Độ tuổi Số hộ

(hộ)

Lượng RAT tiêu dùng

(kg/hộ/tháng)

Dưới 30 tuổi 12 3,46

30 - 40 tuổi 28 4,11

40 - 50 tuổi 37 4,51

Trên 50 tuổi 23 4,87

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

4.3.2.2. Thu nhập và quy mô của hộ

Để tiêu dùng được một loại sản phẩm hàng hóa nhất định ngoài các yếu tố về sở thích, nhu cầu thì đòi hỏi người tiêu dùng phải có thu nhập để có thể mua được sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Theo lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng, khi thu nhập tăng thì tiêu dùng hàng hóa thông thường có xu hướng giảm xuống, tăng tiêu dùng hàng hóa xa xỉ. Tuy nhiên, RAT suy cho cùng cũng là một loại thực phẩm nên độ co giãn theo thu nhập là không quá lớn như nhiều hàng hóa khác. Ở các mức thu nhập khác nhau thì lượng RAT tiêu thụ cũng khác nhau, thu nhập bình quân của hộ càng cao thì số lượng RAT tiêu thụ càng nhiều nhưng mức độ tăng sản lượng tiêu dùng còn phụ thuộc vào quy mô của hộ.

Giá RAT cao hơn so với rau thường là điều hiển nhiên, tuy nhiên không phải cứ có mức thu nhập cao thì người tiêu dùng sẽ mua nhiều sản phẩm RAT nhất có thể mà nó phụ thuộc nhu cầu sử dụng của gia đình. Lượng cầu RAT của mỗi gia đình là xác định dựa trên quy mô của hộ, khi thu nhập tăng thì người tiêu

dùng lựa chọn tiêu dùng RAT nhiều hơn. Mức tiêu dùng tối đa RAT của hộ không phụ thuộc vào mức thu nhập của hộ, khi nhu cầu RAT đã thỏa mãn người tiêu dùng sẽ chuyển sang tiêu dùng các thực phẩm bổ sung khác nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa các loại thực phẩm. Người sản xuất và cung ứng cần ước tính được lượng cầu RAT của người tiêu dùng để từ đó có kế hoạch sản xuất, cung ứng đủ số lượng cần thiết, đáp ứng tối đa nhu cầu về RAT.

Bảng 4.19. Sự thay đổi lượng tiêu dùng RAT theo thu nhập của hộ Mức thu nhập Mức thu nhập (hộ) Số hộ (hộ) Mức rau an toàn bình quân người/tháng (kg/tháng/người) Từ 5 đến 7 triệu 13 2,75 Từ 7- 10 triệu 25 4,25 Từ 10 – 12 triệu 35 6,44 Trên 12 triệu 27 7,48

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Như đã đề cập ở trên, nhu cầu RAT không những tăng khi mức thu nhập của hộ tăng mà bị ảnh hưởng rất lớn bởi quy mô của hộ. Lượng cầu RAT tỷ lệ thuận với quy mô của hộ, điều này có nghĩa là khi quy mô của hộ tăng thì lượng cầu RAT tăng lên, lượng cầu RAT của hộ có nhiều nhiều thành viên cao hơn hộ có ít thành viên. Người sản xuất cần ước tính lượng cầu RAT dựa trên mức độ tăng dân số để có kế hoạch sản xuất RAT sao cho phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng RAT ở khu vực nội thành Hà Nội.

Bảng 4.20. Mối quan hệ giữa lượng tiêu dùng RAT với quy mô của hộ STT Quy mô hộ Số hộ (hộ) Lượng RAT tiêu thụ trung bình (kg/ng/tháng) STT Quy mô hộ Số hộ (hộ) Lượng RAT tiêu thụ trung bình (kg/ng/tháng)

1 < 3 nhân khẩu 16 3,25

2 3 - 5 nhân khẩu 45 4,40

3 >5 nhân khẩu 39 5,05

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Giữa quy mô gia đình và lượng RAT được tiêu dùng có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau, số nhân khẩu bình quân của hộ càng lớn thì mức tiêu thụ RAT

càng lớn và ngược lại. Điều này là phù hợp với lý thuyết về cầu, nếu coi lượng cầu RAT của gia đình là tổng cầu thì tổng cầu đó bằng tổng nhu cầu về RAT của các cá nhân trong gia đình cộng lại. Tuy nhiên, mức độ tiêu thụ RAT của từng thành viên trong gia đình không phải là bằng nhau kể cả bằng nhau về tương đối, bởi lượng cầu tiêu dùng của các nhân phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, sở thích của từng cá nhân riêng biệt. Cầu cá nhân càng lớn sẽ làm cho tổng cầu RAT tăng, người sản xuất cần dự tính được số lượng các cá nhân có thể tiêu dùng RAT trên địa bàn cung cấp để có kế hoạch sản xuất với sản lượng phù hợp. Cần lưu ý tới cung cấp những sản phẩm RAT phù hợp với nhiều nhóm đối tượng khách hàng để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu RAT của người tiêu dùng.

4.3.2.3. Nghề nghiệp của người tiêu dùng

Nghề nghiệp của người tiêu dùng ảnh hưởng tới lượng RAT mà hộ tiêu dùng. Nghề nghiệp tác động tới hành vi tiêu dùng RAT thông qua thu nhập, đặc điểm tiêu dùng, thời gian đi chợ và thời gian chế biến thực phẩm ở gia đình. Đối với những người tiêu dùng khi đi mua RAT là nội trợ, công việc nội trợ là chủ yếu thì họ có thời gian nhiều trong lựa chọn và cũng sử dụng RAT nhiều hơn so với các đối tượng khác. Công nhân và nhân viên công ty là hai nhóm người tiêu dùng ít sử dụng RAT do đặc điểm công việc của họ, đa số công nhân đi làm cả ngày hoặc làm theo ca nên việc đi chợ bị ảnh hưởng nhiều, trong khi đó nhiều người lại ăn ca tại nơi làm việc nên kéo theo hệ quả ít sử dụng thực phẩm vì không nấu ăn ở nhà.

Tuy nhiên, nghề nghiệp không phải là yếu tố quyết định lượng RAT hộ sử dụng mà yếu tố quyết định là quy mô của hộ, hộ có quy mô càng lớn nhu cầu càng lớn và ngược lại. Lượng cầu RAT của một hộ tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi tổng hợp các yếu tố, mức độ tác động của các yếu tố tới hành vi tiêu dùng RAT của người tiêu dùng RAT nội thành Hà Nội là khác nhau. Hành vi tiêu dùng sản phẩm RAT cũng tương đối giống với tiêu dùng các sản phẩm thực phẩm khác và tuân theo quy luật cung cầu, bị chi mạnh bởi yếu tố thu nhập khả dụng của hộ và quy mô của hộ. Để cung cấp đầy đủ số lượng RAT cho người tiêu dùng đòi hỏi người sản xuất và cung ứng phải nắm được quy mô dân số của địa bàn mình cung cấp RAT, phân tích các nhóm khách hàng, dựa trên mùa vụ và thói quen tiêu dùng để có kế hoạch sản xuất, cung ứng tốt nhất.

Bảng 4.21. Mối quan hệ giữa lượng RAT với nghề nghiệp của chủ hộ STT Nghề nghiệp chủ hộ Số hộ Lượng RAT tiêu dùng STT Nghề nghiệp chủ hộ Số hộ Lượng RAT tiêu dùng

(hộ) (kg/người/tháng)

1 Lao động phổ thông 13 3,25

2 Lãnh đạo công sở 25 5,45

3 Công chức, nhân viên văn phòng 35 4,2

4 Khác 27 4,05

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau an toàn của người dân nội thành hà nội (Trang 76 - 80)