Tình hình tiêu thụ rau an toàn tại nội thành Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau an toàn của người dân nội thành hà nội (Trang 44 - 46)

Tình hình sản xuất rau an toàn tại nội thành Hà Nội thể hiện trong bảng số liệu 4.2. Có thể nói, sau quá trình triển khai thực hiện đề án sản xuất rau sạch của thành phố giai đoạn 2009-2015, diện tích sản xuất rau sạch của thành phố đã tăng đáng kể. Kết quả báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cho thấy, tính đến hết tháng 10 năm 2015 diện tích rau an toàn trên địa bàn thành phố đã sắp cán mốc 5.500 ha. Tính trung bình, mỗi năm diện tích rau an toàn của toàn thành phố tăng 10,52% trong đó Mê Linh, Sóc Sơn, Gia Lâm và Hoài Đức là những địa phương tăng nhanh nhất. Ngoài Đông Anh thì Thanh Trì, Gia Lâm, Sóc Sơn là những vùng rau an toàn lớn của Hà Nội, diện tích rau an toàn tăng và chiếm tỷ lệ tương đối trong cơ cấu diện tích rau ở các địa phương này.

Bảng 4.2. Diện tích rau an toàn của Hà Nội từ 2013 - 2015

Đvt: ha

STT Quận, huyện

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

DT (%) CC DT (%) CC DT (%) CC 14/13 15/14 BQ 1 Đông Anh 958,8 21,30 1.032,5 20,12 1.057,5 19,24 107,69 102,42 105,02 2 Gia Lâm 506,6 11,26 645,8 12,58 669,8 12,19 127,48 103,72 114,98 3 Bắc Từ Liêm 253 5,62 299 5,83 305 5,55 118,18 102,01 109,80 4 Nam Từ Liêm 356 7,91 416 8,11 428,5 7,80 116,85 103,00 109,71 5 Thanh Trì 821 18,24 874 17,03 893 16,25 106,46 102,17 104,29 6 Long Biên 165 3,67 156,77 3,05 208,77 3,80 95,01 133,17 112,48 7 Hoàng Mai 289,2 6,43 254 4,95 303 5,51 87,83 119,29 102,36 8 Sóc Sơn 402,2 8,94 496,9 9,68 594,9 10,82 123,55 119,72 121,62 9 Mê Linh 117,7 2,62 262,55 5,12 287,55 5,23 223,07 109,52 156,30 10 Hoài Đức 150 3,33 175 3,41 196 3,57 116,67 112,00 114,31 11 Khác 481 10,69 519,75 10,13 552,75 10,06 108,06 106,35 107,20 Toàn thành phố 4.500,5 100 5.132,3 100 5.496,8 100 114,04 107,10 110,52

Nguồn: Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội (2015)

Diện tích RAT của Hà Nội đang tăng dần qua các năm tuy nhiên quy mô sản xuất chủ yếu ở hộ gia đình nên gây nhiều khó khăn trong quản lý sản xuất cũng như áp dụng quy trình sản xuất đồng bộ trên quy mô lớn. Từ thực tại này làm cho chất lượng RAT chưa được đảm bảo, chưa lấy được niềm tin của người tiêu dùng do có một số hộ sản xuất vì lợi nhuận đã không tuân thủ quy trình sản xuất gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Trong thời gian tới, thành phố cần chỉ đạo quy hoạch các khu sản xuất RAT của thành phố, thực hiện sản xuất quy mô lớn và khép kín để đảm bảo chất lượng RAT, lấy lại niềm tin của người tiêu dùng RAT.

- Thị trường và kênh tiêu thụ rau an toàn - Mức tiêu dùng rau an toàn

Hiện nay trên địa bàn thành phố có hơn 100 cửa hàng, quầy bán rau an toàn với sản lượng tiêu thụ trung bình 50-120kg/cửa hàng/ngày. Ngoài ra, 35 điểm siêu thị kinh doanh rau an toàn, sản lượng bình quân từ 80-200kg/siêu thị/ngày. Gần 10 doanh nghiệp đang tham gia sản xuất, kinh doanh rau an toàn trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, hiện sản lượng rau xanh của Hà Nội chỉ đáp ứng 60% nhu cầu; trong đó rau an toàn đáp ứng trên 40%, lượng rau còn lại được cung cấp từ các địa phương khác như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương... Ngoài các nguồn trên, mỗi ngày có khoảng 200 tấn rau, củ từ Trung Quốc đưa về các chợ đầu mối của Hà Nội, từ đó, phân phối ra hệ thống các chợ dân sinh trên toàn thành phố. Nhận định về chất lượng rau tại 6 chợ đầu mối trên địa bàn thành phố, cơ quan chức năng khẳng định, các loại rau củ tiêu thụ tại đây đều khó kiểm soát về an toàn thực phẩm và nguồn gốc, xuất xứ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau an toàn của người dân nội thành hà nội (Trang 44 - 46)