3.1.2.1. Cơ cấu đất đai của các quận nội thành Hà Nội
Theo biểu đồ 3.1, tổng diên tích của 12 quận nội thành tính cả khi chia tách huyện Từ Liêm thành 2 quận là 303,93km2. Diện tích đất nông nghiệp ở khu vực nội thành rất ít chủ yếu nằm ở các quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Hoàng Mai và đang có xu hướng thu hẹp do áp lực đô thị hóa và xây dựng. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nhanh chóng, ở một số quận trung tâm thành phố tỷ lệ đất nông nghiệp gần như bằng không. Bên cạnh đó, việc thu hồi đất phục vụ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cũng là một nguyên nhân làm diện tích đất nông nghiệp ở khu vực nội thành Hà Nội còn rất hạn chế (Sở NN và PTNT Hà Nội, 2015)
Diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm hơn 8% tổng diện tích toàn khu vực và đang bị thu hẹp gây khó khăn cho việc cung cấp các sản phẩm từ nông nghiệp trong đó có rau xanh. Hơn nữa, do lượng chất thải sinh hoạt rất lớn nên nhiều diện tích đất nhiễm kim loại nặng không canh tác được và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm rau. Nhu cầu rau xanh nói chung và RAT nói riêng của khu vực nội thành Hà Nội tăng tỷ lệ thuận với tốc độ gia tăng dân số, lượng RAT sản xuất ở khu vực nội thành quá ít so với nhu cầu của người dân do vậy đa số RAT của nội thành Hà Nội được sản xuất tại các huyện ngoại thành và các tỉnh lân cận. Ngoài việc quy hoạch sản xuất RAT ở các khu vực lân cận, cần ứng dụng các công nghệ trồng RAT mới phù hợp với điều kiện hộ gia đinh ở khu vực nội thành để vừa đáp ứng nhu cầu rau xanh vừa tạo môi trường trong lành, (Sở NN và PTNT Hà Nội, 2015)
30.393 30.393 30.393 2.724,4 2.719,8 2.709 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Đvt: ha
Tổng DT Đất NN
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu đất nông nghiệp ở các quận nội thành Hà Nội
Nguồn: Sở NN và PTNT Hà Nội (2015)
3.1.2.2. Dân số, lao động
Dân số các quận nội thành Hà Nội tăng qua các năm chủ yếu là do tăng dân số cơ giới. Trong giai đoạn 2013 – 2015, dân số Hà Nội tăng thêm 375,3 nghìn người, riêng 12 quận nội thành dân số tăng thêm 86,6 nghìn người. Tốc độ gia tăng dân số cơ giới cao làm cho dân số Hà Nội tăng nhanh mà chủ yếu tập trung ở khu vực nội thành gây áp lực về nhà ở, các dịch vụ xã hội, vệ sinh môi trường và nhiều vấn đề khác. Gia tăng dân số cơ giới chủ yếu rơi vào nhóm người trong độ tuổi lao động nên sẽ tạo ra cho Hà Nội nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên cũng gây áp lực giải quyết việc làm. Dân số tăng nhu cầu sử dụng thực phẩm và rau tăng theo, thị trường thực phẩm ngày căng phát triển để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng thực phẩm và rau xanh. Duy trì sự ổn định thị trường thực phẩm là yếu tố quan trọng duy trì sự ổn định của cuộc sống người dân và phát triển kinh tế.
Bảng 3.1 Dân số Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015
STT Quận/ huyện
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)
SL (1000 người) CC (%) SL (1000 người) CC (%) SL (1000 người) CC (%) 14/13 15/14 BQ 1 Ba Đình 242,8 3,37 246,1 3,31 250,5 3,30 101,36 101,79 101,57 2 Hoàn Kiếm 155,9 2,16 158,9 2,14 162,1 2,09 101,92 102,01 101,97 3 Tây Hồ 152,8 2,12 154,8 2,08 156 2,04 101,31 100,78 101,04 4 Đống Đa 401,7 5,57 405 5,45 407,5 5,34 100,82 100,62 100,72 5 Hai Bà Trưng 315,9 4,38 318,2 4,28 324 4,19 100,73 101,82 101,27 6 Cầu Giấy 251,8 3,49 254,9 3,43 258,6 3,36 101,23 101,45 101,34 7 Long Biên 270,3 3,75 274,7 3,70 277,4 3,62 101,63 100,98 101,30 8 Thanh Xuân 266 3,69 269,4 3,63 277 3,55 101,28 102,82 102,05 9 Hoàng Mai 364,9 5,06 367,5 4,95 373,2 4,84 100,71 101,55 101,13 10 Nam Từ Liêm 266,9 3,70 269,7 3,63 273 3,55 101,05 101,22 101,14 11 Bắc Từ Liêm 256,5 3,56 259 3,49 264,3 3,41 100,97 102,05 101,51 12 Hà Đông 284,5 3,94 286,1 3,85 293 3,77 100,56 102,41 101,48 13 Khác 3.982,3 55,22 4.166,5 56,07 4.271 54,91 104,63 102,51 103,56 Toàn thành phố 7.212,3 100 7.430,8 100 7.587,6 100 103,03 102,11 102,57
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội (2015)
3.1.2.3.Thu nhập bình quân đầu người
Thu nhập bình quân đầu người của người dân Hà Nội cao hơn so với mặt bằng chung so với thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam. Trong giai đoạn 2013 – 2015 thu nhập bình quân đầu người tăng 23,8 triệu đồng/ người/ năm. Mức thu nhập người dân tăng là kết quả của chính sách phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010-2015 được đề ra trong Nghị quyết Đảng bộ thành phố Hà Nội. Mức thu nhập ảnh hưởng đến mức sống và mức tiêu dùng của người dân, thu nhập khả dụng càng cao thì mức tiêu dùng càng lớn. Mức tiêu dùng với các hàng hóa thông thường sẽ giảm và thay thế bằng tiêu dùng các hàng hóa cao cấp.
Khi thu nhập bình quân tăng, nhu cầu sử dụng thực phẩm trong đó có RAT cao hơn, với mức giá không quá cao người tiêu dùng có thể lựa chọn cho mình lượng RAT phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của gia đình. Tuy nhiên, không phải với mức thu nhập càng cao thì tiêu dùng càng nhiều RAT mà lượng RAT tiêu dùng trong gia đinh phụ thuộc vào quy mô của gia đình. Mức tăng thu nhập bình quân là biểu hiện của sự phát triển của kinh tế xã hội, thu nhập tăng làm cho mức sống tăng lên và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội và thông tin của người dân nội thành Hà Nội.
53,2 58,7 77,0 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Đvt: tr.đ/ng/năm
Biểu đồ 3.2. Thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội giai đoạn 2013 – 2015