Hệ thống các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau an toàn của người dân nội thành hà nội (Trang 39)

1. Các chỉ tiêu thể hiện tình hình tiêu thụ rau thường và rau an toàn tại nội thành Hà Nội

- Tình hình tiêu thụ rau

- Tình hình tiêu thụ rau an toàn tại nội thành Hà Nội

- Hệ thống cung cấp sản phẩm rau và rau an toàn của nội thành Hà Nội - Tình hình tiêu dùng rau an toàn của Hà Nội

2. Các chỉ tiêu thể hiện hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng tại nội thành Hà Nội

- Đặc điểm của người tiêu thụ rau an toàn - Hành vi tiêu dùng rau an toàn

3. Các chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng rau an toàn của người tiêu dùng tại nội thành Hà Nội.

- Các yếu tố ảnh hưởng từ nhà cung cấp rau an toàn - Các yếu tố chủ quan của người tiêu dùng

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ RAU VÀ RAT TẠI NỘI THÀNH HÀ NỘI 4.1.1. Tình hình tiêu thụ rau

4.1.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau

Diện tích trồng rau của Hà Nội giai đoạn 2013-2015 thể hiện qua bảng số liệu 4.1. Qua bảng 4.1 ta thấy diện tích trồng rau của Hà Nội tập trung chủ yếu ở 3 vùng trồng rau chính ở ngoại thành là Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì trong đó lớn nhất vẫn là huyện Đông Anh. Qua 3 năm diện tích rau của thành phố tăng trung bình trên 2%/ năm và tăng xấp xỉ 690 ha. Diện tích rau ở các vùng trồng rau có xu hướng biến động tăng giảm phụ thuộc vào định hướng sản xuất cũng như quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương. Xu hướng diện tích trồng rau của các quận nội thành giảm do quy hoạch xây dựng các đô thị và các công trình khác. Để bù đắp phần diện tích bị mất đi, thành phố có chủ trương mở rộng vùng trồng rau ra các địa phương ngoại thành, hình thành vùng sản xuất rau tập trung.

Trong các địa phương ngoại thành được quy hoạch phát triển diện tích rau của thành phố thì Sóc Sơn là địa phương dẫn đầu trong tốc độ phát triển diện tích. Trung bình mỗi năm diện tích rau của Sóc Sơn tăng 17,34%/ năm, tốc độ tăng nhanh diện tích thể hiện những quy hoạch sản xuất rau của Sóc Sơn đã bắt đầu được triển khai vào thực hiện, chủ trương phát triển sản xuất rau thành vùng chuyên canh của Sóc Sơn đã được cụ thể hóa. Bên cạnh phát triển diện tích ở các huyện truyền thống, thành phố còn quy hoạch phát triển diện tích ở những huyện khác như Mê Linh, Hoài Đức ... nhằm hình thành mạng lưới vệ tinh các vùng sản xuất rau của thành phố, dần dần chủ động nguồn cung cấp rau cho thành phố theo từng giai đoạn quy hoạch phát triển.

Bảng 4.1. Diện tích rau của Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015

Đvt: ha

STT Quận, huyện

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

Tổng DT CC (%) Tổng DT CC (%) Tổng DT CC (%) 14/13 15/14 BQ 1 Đông Anh 2.595,5 22,86 2.630,5 22,54 2.665 22,13 101,35 101,31 101,33 2 Gia Lâm 1.580,8 13,92 1.595,8 13,68 1.620,58 13,46 100,95 101,55 101,25 3 Bắc Từ Liêm 500,07 4,40 508,4 4,36 516 4,28 101,67 101,49 101,58 4 Nam Từ Liêm 704,9 6,21 716,63 6,14 727 6,04 101,66 101,45 101,56 5 Thanh Trì 1.622 14,29 1.627 13,94 1.637,8 13,60 100,31 100,66 100,49 6 Long Biên 406,5 3,58 411,5 3,53 408,8 3,39 101,23 99,34 100,28 7 Hoàng Mai 766 6,75 774 6,63 770,34 6,40 101,04 99,53 100,28 8 Sóc Sơn 986,9 8,69 1.107,9 9,50 1.358,8 11,28 112,26 122,65 117,34 9 Mê Linh 518 4,56 595 5,10 606,45 5,04 114,86 101,92 108,20 10 Hoài Đức 392,4 3,46 404,4 3,47 419,4 3,48 103,06 103,71 103,38 11 Khác 1.281 11,28 1.297 11,12 1.313,15 10,90 101,25 101,25 101,25 Toàn thành phố 11.354,1 100 11.668,1 100 12.043,32 100 102,77 103,22 102,99

Nguồn: Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội (2015)

Diện tích rau của các quận nội thành thể hiện qua biều đồ 4.1. Có thể nói diện tích rau của các quận nội thành còn khá khiêm tốn, thực tế này chủ yếu là do quá trình đô thị hóa quá nhanh ở các quận nội thành, chưa có quy hoạch phát triển, một phần diện tích đất do ô nhiễm không thể sản xuất rau do không đảm bảo an toàn thực phẩm. Diện tích rau của các quận nội thành cũng có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng diện tích đang chậm lại, một số quận diện tích rau giảm. Diện tích rau của 12 quận nội thành chỉ chiếm 17,74% tổng diện tích rau toàn thành phố, diện tích rau tăng chủ yếu ở 2 quận là Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm.

2.093 2.123 2.137 11.354,07 11.668,13 12.043,32 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Đvt: ha

Nội thành Toàn thành phố

Biểu đồ 4.1. Diện tích rau của khu vực nội thành Hà Nội giai đoạn 2013 – 2015

Nguồn: Sở NN và PTNT Hà Nội (2015)

Diện tích rau còn hạn chế nên rất khó có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng tại khu vực nội thành, điều này gây ra nhiều tác động tới cả sản xuất và tiêu thụ rau ở Hà Nội nói chung và các quận nội thành nói riêng. Diện tích hạn chế trong khi nhu cầu tiêu dùng tăng nhanh từ đó gây áp lực lên sản xuất, tăng vụ, tăng sản lượng dẫn tới sử dụng thuốc tăng trưởng không cho phép, sản xuất rau không đáp ứng yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ... là những thực trạng đã và đang tồn tại trong sản xuất rau tại Hà Nội hiện nay. Bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng mà người sản xuất sử dụng mọi biện pháp trong sản xuất, an toàn thực phẩm trong sản xuất rau đang là vấn đề đáng báo động.

Sản lượng rau của Hà Nội giai đoạn 2013-2015 phản ánh qua biểu đồ 4.2. Qua biểu đồ ta thấy sản lượng rau toàn vùng tăng qua các năm, sản lượng rau tăng do tăng diện tích là chủ yếu. Sản lượng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cư dân toàn thành phố. Tuy nhiên, mức tăng sản lượng đang có xu hướng tăng dần trong những năm trở lại đây, một phần do năng suất các giống rau tăng, một phần do tác động của các phương pháp canh tác rau, một số phương pháp tiên tiến nhưng bên cạnh đó vẫn còn tình trạnh sản xuất rau không an toàn, không đảm bảo quy trình an toàn thực phẩm trong khâu sản xuất.

539.548 553.067 570.015 520000 525000 530000 535000 540000 545000 550000 555000 560000 565000 570000 575000

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Đvt: tấn

Biểu đồ 4.2. Sản lượng rau trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2013 – 2015

Nguồn: Sở NN và PTNT Hà Nội (2015)

Rau được tiêu thụ chủ yếu qua hệ thống chợ và các cửa hàng ở các địa điểm khác phù hợp vì rau là một trong những thực phẩm thiết yếu hàng ngày đối với người tiêu dùng. Điều tra cho thấy rau từ nơi sản xuất được vận chuyển tới các Chợ Đầu mối rau quả sau đó được phân phối tới các cửa hàng, các chợ nhỏ trong các khu dân cư thông qua hệ thống tiểu thương. Một kênh khác là rau của một số hộ sản xuất được trực tiếp từ nơi trồng tới nơi tiêu thụ trên những xe vận chuyển rau chuyên dùng của gia đình. Người tiêu dùng có thể mua rau tại chợ thông qua những người bán rau hoặc có thể mua tại nhà thông qua đội ngũ bán rong.

Qua biểu đồ 4.3 ta thấy sản lượng tiêu thụ rau của Hà Nội tăng dần qua các năm, sản lượng tiêu thụ tăng do dân số tăng. Mức độ tăng sản lượng tiêu thụ có xu hướng chậm lại trong những năm gần đây. Mặc dù trong những năm gần đây diện tích trồng rau của Hà Nội không ngừng được mở rộng nhằm đáp ứng

nhu cầu tiêu dùng của thành phố nhưng có thể thấy tổng sản lượng rau thực tế của thành phố chỉ có thể đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu rau của người dân do vậy thực tế là sản xuất vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, lượng rau còn thiếu hụt là rất lớn nên trong thời gian tới thành phố cần quy hoạch sản xuất ở các vùng sản xuất rau với cơ cấu diên tích hợp lý nhằm chủ động đáp ứng nhu cầu rau của người dân. Từ đây cũng cho thấy tiềm năng trong sản xuất rau của Hà Nội là còn rất lớn, quy hoạch sản xuất hợp lý và tổ chức tốt cung ứng sản phẩm rau cho tiêu thụ sẽ đảm bảo vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng vừa phát triển sản xuất nông nghiệp.

566.220 568.310 570.015 943.700 947.170 950.000 - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 1,000,000

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Sản lượng (tấn)

Nhu cầu rau Sản lượng thực tế

Biểu đồ 4.3. Sản lượng tiêu thụ rau trên địa bàn Hà Nội từ 2013 – 2015

Nguồn: Sở NN và PTNT Hà Nội (2015)

4.1.2. Tình hình tiêu thụ rau an toàn tại nội thành Hà Nội

Tình hình sản xuất rau an toàn tại nội thành Hà Nội thể hiện trong bảng số liệu 4.2. Có thể nói, sau quá trình triển khai thực hiện đề án sản xuất rau sạch của thành phố giai đoạn 2009-2015, diện tích sản xuất rau sạch của thành phố đã tăng đáng kể. Kết quả báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cho thấy, tính đến hết tháng 10 năm 2015 diện tích rau an toàn trên địa bàn thành phố đã sắp cán mốc 5.500 ha. Tính trung bình, mỗi năm diện tích rau an toàn của toàn thành phố tăng 10,52% trong đó Mê Linh, Sóc Sơn, Gia Lâm và Hoài Đức là những địa phương tăng nhanh nhất. Ngoài Đông Anh thì Thanh Trì, Gia Lâm, Sóc Sơn là những vùng rau an toàn lớn của Hà Nội, diện tích rau an toàn tăng và chiếm tỷ lệ tương đối trong cơ cấu diện tích rau ở các địa phương này.

Bảng 4.2. Diện tích rau an toàn của Hà Nội từ 2013 - 2015

Đvt: ha

STT Quận, huyện

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

DT (%) CC DT (%) CC DT (%) CC 14/13 15/14 BQ 1 Đông Anh 958,8 21,30 1.032,5 20,12 1.057,5 19,24 107,69 102,42 105,02 2 Gia Lâm 506,6 11,26 645,8 12,58 669,8 12,19 127,48 103,72 114,98 3 Bắc Từ Liêm 253 5,62 299 5,83 305 5,55 118,18 102,01 109,80 4 Nam Từ Liêm 356 7,91 416 8,11 428,5 7,80 116,85 103,00 109,71 5 Thanh Trì 821 18,24 874 17,03 893 16,25 106,46 102,17 104,29 6 Long Biên 165 3,67 156,77 3,05 208,77 3,80 95,01 133,17 112,48 7 Hoàng Mai 289,2 6,43 254 4,95 303 5,51 87,83 119,29 102,36 8 Sóc Sơn 402,2 8,94 496,9 9,68 594,9 10,82 123,55 119,72 121,62 9 Mê Linh 117,7 2,62 262,55 5,12 287,55 5,23 223,07 109,52 156,30 10 Hoài Đức 150 3,33 175 3,41 196 3,57 116,67 112,00 114,31 11 Khác 481 10,69 519,75 10,13 552,75 10,06 108,06 106,35 107,20 Toàn thành phố 4.500,5 100 5.132,3 100 5.496,8 100 114,04 107,10 110,52

Nguồn: Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội (2015)

Diện tích RAT của Hà Nội đang tăng dần qua các năm tuy nhiên quy mô sản xuất chủ yếu ở hộ gia đình nên gây nhiều khó khăn trong quản lý sản xuất cũng như áp dụng quy trình sản xuất đồng bộ trên quy mô lớn. Từ thực tại này làm cho chất lượng RAT chưa được đảm bảo, chưa lấy được niềm tin của người tiêu dùng do có một số hộ sản xuất vì lợi nhuận đã không tuân thủ quy trình sản xuất gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Trong thời gian tới, thành phố cần chỉ đạo quy hoạch các khu sản xuất RAT của thành phố, thực hiện sản xuất quy mô lớn và khép kín để đảm bảo chất lượng RAT, lấy lại niềm tin của người tiêu dùng RAT.

- Thị trường và kênh tiêu thụ rau an toàn - Mức tiêu dùng rau an toàn

Hiện nay trên địa bàn thành phố có hơn 100 cửa hàng, quầy bán rau an toàn với sản lượng tiêu thụ trung bình 50-120kg/cửa hàng/ngày. Ngoài ra, 35 điểm siêu thị kinh doanh rau an toàn, sản lượng bình quân từ 80-200kg/siêu thị/ngày. Gần 10 doanh nghiệp đang tham gia sản xuất, kinh doanh rau an toàn trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, hiện sản lượng rau xanh của Hà Nội chỉ đáp ứng 60% nhu cầu; trong đó rau an toàn đáp ứng trên 40%, lượng rau còn lại được cung cấp từ các địa phương khác như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương... Ngoài các nguồn trên, mỗi ngày có khoảng 200 tấn rau, củ từ Trung Quốc đưa về các chợ đầu mối của Hà Nội, từ đó, phân phối ra hệ thống các chợ dân sinh trên toàn thành phố. Nhận định về chất lượng rau tại 6 chợ đầu mối trên địa bàn thành phố, cơ quan chức năng khẳng định, các loại rau củ tiêu thụ tại đây đều khó kiểm soát về an toàn thực phẩm và nguồn gốc, xuất xứ.

4.1.3. Hệ thống cung cấp sản phẩm rau và RAT của nội thành Hà Nội

4.1.3.1. Hệ thống cung cấp rau

a) Hệ thống chợ bán buôn

Trên địa phận nội thành Hà Nội có 6 chợ đầu mối rau quả bao gồm: Dịch Vọng, Long Biên, Đền Lừ, Ngã Tư Sở, Hải Bối, Chợ Hôm. Hoạt động buôn bán rau ở các chợ này thường diễn ra từ 2h đến 6h sáng hàng ngày. Hầu như toàn bộ rau được bán ở các chợ bán buôn là rau thường. Rau an toàn và rau hữu cơ hầu như không có mặt trong các chợ bán buôn rau.

b) Hệ thống chợ bán lẻ rau xanh

Chợ bán lẻ rau xanh chủ yếu là chợ nhỏ và chợ tạm, phân bố ở các khu vực dân cư. Các chợ tạm được hình thành xuất phát từ nhu cầu của người dân. Hoạt động của chợ ngày càng phức tạp bởi nó gắn với các biến động của đời sống kinh tế và xã hội. Hà Nội đang cố gắng loại bỏ hoặc kiểm soát các chợ tạm, chợ cóc nhằm đảm bảo an toàn giao thông, môi trường và cảnh quan đô thị và đặc biệt là vệ sinh anh toàn thực phẩm. Phần lớn người bán lẻ mua rau từ những chợ đêm, một số ít có người cung cấp rau đến tận nơi để bán.

c) Hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng

Đây là hệ thống phân phối mới, hiện đại và có những ưu điểm nhất định. Hiện nay các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự phục vụ ngày càng phát triển. Hệ thống này có tác động lớn đến các kênh cung cấp thực phẩm an toàn. Hiện nay, trong hệ thống siêu thị ở Hà Nội có nhiều siêu thị kinh doanh cả rau. Các loại rau kinh doanh trong các siêu thị thường được niêm yết là rau an toàn. Tuy có khá nhiều cửa hàng và siêu thị kinh doanh rau, nhưng số cửa hàng và siêu thị được cấp giấy chứng nhận kinh doanh rau an toàn chưa nhiều. Trong các siêu thị, diện tích dành cho bán rau rất nhỏ so với tổng diện tích bán hàng của siêu thị. Chủng loại rau chưa thật phong phú và rau thường không được tươi.

Khách hàng thường xuyên là những người có thu nhập khá trở lên, những người quan tâm nhiều đến an toàn thực phẩm. Ngoài ra còn có các nhà hàng, khách sạn và các bếp ăn tập thể. Thực tế, số lượng khách hàng mua rau trong các siêu thị, cửa hàng chiếm một tỉ lệ khá nhỏ so với khách hàng mua ở chợ truyền thống, chợ cóc, chợ tạm. Thời gian mua hàng cũng tập trung chủ yếu vào các ngày nghỉ cuối tuần

d) Người bán rong rau xanh

Hoạt động bán rong trên đường phố có từ lâu đời và là hoạt động khá phổ biến ở Hà Nội. Phần lớn người bán rong rau ở Hà Nội là người ngoại tỉnh, phương tiện chủ yếu là xe đạp thồ hoặc gánh bộ. Mua bán diễn ra ngay trên đường phố hoặc tận cửa nhà người tiêu dùng, giá cả và chất lượng rau được cho là tương đương với các loại rau bán trong chợ. Đối tượng tiêu dùng chủ yếu là những người tiêu dùng bình dân. Tuy nhiên, những người bán rong cũng gây những khó khăn xã hội nhất định, xuất phát từ việc mua bán ngay trên đường ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau an toàn của người dân nội thành hà nội (Trang 39)