Dân số Hà Nội giai đoạn 2013-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau an toàn của người dân nội thành hà nội (Trang 35 - 41)

STT Quận/ huyện

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

SL (1000 người) CC (%) SL (1000 người) CC (%) SL (1000 người) CC (%) 14/13 15/14 BQ 1 Ba Đình 242,8 3,37 246,1 3,31 250,5 3,30 101,36 101,79 101,57 2 Hoàn Kiếm 155,9 2,16 158,9 2,14 162,1 2,09 101,92 102,01 101,97 3 Tây Hồ 152,8 2,12 154,8 2,08 156 2,04 101,31 100,78 101,04 4 Đống Đa 401,7 5,57 405 5,45 407,5 5,34 100,82 100,62 100,72 5 Hai Bà Trưng 315,9 4,38 318,2 4,28 324 4,19 100,73 101,82 101,27 6 Cầu Giấy 251,8 3,49 254,9 3,43 258,6 3,36 101,23 101,45 101,34 7 Long Biên 270,3 3,75 274,7 3,70 277,4 3,62 101,63 100,98 101,30 8 Thanh Xuân 266 3,69 269,4 3,63 277 3,55 101,28 102,82 102,05 9 Hoàng Mai 364,9 5,06 367,5 4,95 373,2 4,84 100,71 101,55 101,13 10 Nam Từ Liêm 266,9 3,70 269,7 3,63 273 3,55 101,05 101,22 101,14 11 Bắc Từ Liêm 256,5 3,56 259 3,49 264,3 3,41 100,97 102,05 101,51 12 Hà Đông 284,5 3,94 286,1 3,85 293 3,77 100,56 102,41 101,48 13 Khác 3.982,3 55,22 4.166,5 56,07 4.271 54,91 104,63 102,51 103,56 Toàn thành phố 7.212,3 100 7.430,8 100 7.587,6 100 103,03 102,11 102,57

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội (2015)

3.1.2.3.Thu nhập bình quân đầu người

Thu nhập bình quân đầu người của người dân Hà Nội cao hơn so với mặt bằng chung so với thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam. Trong giai đoạn 2013 – 2015 thu nhập bình quân đầu người tăng 23,8 triệu đồng/ người/ năm. Mức thu nhập người dân tăng là kết quả của chính sách phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010-2015 được đề ra trong Nghị quyết Đảng bộ thành phố Hà Nội. Mức thu nhập ảnh hưởng đến mức sống và mức tiêu dùng của người dân, thu nhập khả dụng càng cao thì mức tiêu dùng càng lớn. Mức tiêu dùng với các hàng hóa thông thường sẽ giảm và thay thế bằng tiêu dùng các hàng hóa cao cấp.

Khi thu nhập bình quân tăng, nhu cầu sử dụng thực phẩm trong đó có RAT cao hơn, với mức giá không quá cao người tiêu dùng có thể lựa chọn cho mình lượng RAT phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của gia đình. Tuy nhiên, không phải với mức thu nhập càng cao thì tiêu dùng càng nhiều RAT mà lượng RAT tiêu dùng trong gia đinh phụ thuộc vào quy mô của gia đình. Mức tăng thu nhập bình quân là biểu hiện của sự phát triển của kinh tế xã hội, thu nhập tăng làm cho mức sống tăng lên và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội và thông tin của người dân nội thành Hà Nội.

53,2 58,7 77,0 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Đvt: tr.đ/ng/năm

Biểu đồ 3.2. Thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội giai đoạn 2013 – 2015 giai đoạn 2013 – 2015

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Nội thành Hà Nội là khu vực tập trung đông dân cư, với mức sống cao của một thành phố là thủ đô của đất nước. Vì vậy, sức tiêu dùng thực phẩm nói chung và RAT nói riêng sẽ rất lớn. Hệ thống phân phối RAT của Hà Nội đã hình thành với nhiều nhóm tác nhân tham gia. Khách hàng tiêu dùng RAT ở khu vực nội thành Hà Nội rất đa dạng, ứng xử với RAT cũng khác nhau tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng và từng chỉ tiêu. Tuy có nhiều nghiên cứu đánh giá về tiêu dùng RAT nhưng chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về hành vi tiêu dùng RAT của người dân nội thành Hà Nội. Để nghiên cứu hành vi tiêu dùng RAT của người dân nội thành Hà Nội, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng và so sánh với hành vi tiêu dùng ở địa phương khác chúng tôi lựa chọn nghiên cứu tại khu vực nội thành Hà Nội.

Để phục vụ nghiên cứu tôi chọn các địa điểm nghiên cứu là các siêu thị BigC, Metro và chợ đầu mối về ngành hàng rau- hoa- quả tại Long Biên.

BigC Thăng Long là siêu thị có quy mô lớn nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội đồng thời cũng là nơi cung cấp lượng RAT lớn nhất cho người tiêu dùng nơi đây. Mặt khác, siêu thị này cũng thu hút một số lượng khách hàng lớn nên dễ dàng trong việc điều tra.

Ngoài ra, tôi còn lựa chọn siêu thị Metro được đặt trên đường Phạm Văn Đồng và chợ đầu mối Long Biên. Nơi mà có mật độ dân số đông, là hai trung tâm bán buôn bán lẻ chủ yếu của mặt hàng rau, củ, quả trên địa bàn thành phố Hà Nội và người tiêu dùng trong hai khu vực này cũng có những đặc điểm khác nhau.

Về mặt thời gian, tôi chọn ngẫu nhiên những thời điểm khác nhau đặc biệt là vào lúc sáng từ 8h30 đến 10h và buổi chiều từ lúc 4h đến 6h. Đây là hai thời điểm mà người tiêu dùng đi mua rau đông nhất để chuẩn bị nấu bữa trưa và bữa tối. Đối với siêu thị Big C là một siêu thị lớn thì tôi thường tiến hành nghiên cứu vào cuối tuần và thỉnh thoảng vào những ngày trong tuần. Bởi lẽ những ngày cuối tuần thì lượng người đến đây để mua sắm là rất lớn nên thuận lợi cho tiến hành điều tra. Hai địa điểm còn lại là siêu thị Metro và chợ đầu mối Long Biên có thể tiến hành đi nghiên cứu bất kì thời gian nào trong ngày.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài: - Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu:

- Các kết quả nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan, tổ chức, và các thông tin qua mạng internet… Các thông tin trên được thu thập bằng cách tìm, đọc, sao chép, trích dẫn.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách điều tra – phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng sản phẩm rau an toàn và được sử dụng để phân tích, đánh giá việc tiêu dùng sản phẩm rau an toàn.

Để thu thập được số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều tra trực tiếp bằng bảng hỏi đối với người tiêu dùng tại hai siêu thị trên địa bàn nội thành Hà Nội và một chợ đầu mối với số lượng mẫu điều tra tại siêu thị BigC là 60 mẫu, tại siêu thị Metro là 30 mẫu và tại chợ Long Biên là 10 mẫu. Tổng số mẫu được điều tra là 100 mẫu, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

Nội dung điều tra chính bao gồm: Thông tin chung về người tiêu dùng; nhận thức của người tiêu dùng về rau an toàn như thế nào; thói quen và hành vi người tiêu dùng như thế nào; khả năng tiếp cận rau an toàn của người tiêu dùng ra làm sao.

3.2.3. Phương pháp tổng hợp xử lý thông tin, số liệu

Các công cụ xử lý thông tin: máy tính điện tử, qua sự trợ giúp của phần mềm Excel.

Phương pháp phân tổ: Các tài liệu thu thập được tập hợp lại, kiểm tra, hiệu chỉnh, thực hiện phân tổ theo:

Phân tổ theo ngành nghề, nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn và loại rau an toàn đang ưu thích sử dụng.

3.2.4. Phương pháp phân tích

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp được dùng rất nhiều trong quá trình nghiên cứu các vấn đề kinh tế xã hội. Phương pháp được thực hiện thông qua việc mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu: số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình…

Sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá, mô tả về thực trạng tiêu dùng và những yếu tố ảnh hưởng tới tiêu dùng rau an toàn trên địa bàn.

3.2.4.2. Phương pháp so sánh

So sánh lượng tiêu dùng rau an toàn giữa các hộ theo thu nhập So sánh lượng tiêu dùng giữa các chủng loại rau an toàn. So sánh lượng tiêu dùng rau an toàn giữa các năm. So sánh về mặt giá cả giữa rau thường và rau an toàn.

3.3. Hệ thống các chỉ tiêu

1. Các chỉ tiêu thể hiện tình hình tiêu thụ rau thường và rau an toàn tại nội thành Hà Nội

- Tình hình tiêu thụ rau

- Tình hình tiêu thụ rau an toàn tại nội thành Hà Nội

- Hệ thống cung cấp sản phẩm rau và rau an toàn của nội thành Hà Nội - Tình hình tiêu dùng rau an toàn của Hà Nội

2. Các chỉ tiêu thể hiện hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng tại nội thành Hà Nội

- Đặc điểm của người tiêu thụ rau an toàn - Hành vi tiêu dùng rau an toàn

3. Các chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng rau an toàn của người tiêu dùng tại nội thành Hà Nội.

- Các yếu tố ảnh hưởng từ nhà cung cấp rau an toàn - Các yếu tố chủ quan của người tiêu dùng

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ RAU VÀ RAT TẠI NỘI THÀNH HÀ NỘI 4.1. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ RAU VÀ RAT TẠI NỘI THÀNH HÀ NỘI 4.1.1. Tình hình tiêu thụ rau

4.1.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau

Diện tích trồng rau của Hà Nội giai đoạn 2013-2015 thể hiện qua bảng số liệu 4.1. Qua bảng 4.1 ta thấy diện tích trồng rau của Hà Nội tập trung chủ yếu ở 3 vùng trồng rau chính ở ngoại thành là Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì trong đó lớn nhất vẫn là huyện Đông Anh. Qua 3 năm diện tích rau của thành phố tăng trung bình trên 2%/ năm và tăng xấp xỉ 690 ha. Diện tích rau ở các vùng trồng rau có xu hướng biến động tăng giảm phụ thuộc vào định hướng sản xuất cũng như quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương. Xu hướng diện tích trồng rau của các quận nội thành giảm do quy hoạch xây dựng các đô thị và các công trình khác. Để bù đắp phần diện tích bị mất đi, thành phố có chủ trương mở rộng vùng trồng rau ra các địa phương ngoại thành, hình thành vùng sản xuất rau tập trung.

Trong các địa phương ngoại thành được quy hoạch phát triển diện tích rau của thành phố thì Sóc Sơn là địa phương dẫn đầu trong tốc độ phát triển diện tích. Trung bình mỗi năm diện tích rau của Sóc Sơn tăng 17,34%/ năm, tốc độ tăng nhanh diện tích thể hiện những quy hoạch sản xuất rau của Sóc Sơn đã bắt đầu được triển khai vào thực hiện, chủ trương phát triển sản xuất rau thành vùng chuyên canh của Sóc Sơn đã được cụ thể hóa. Bên cạnh phát triển diện tích ở các huyện truyền thống, thành phố còn quy hoạch phát triển diện tích ở những huyện khác như Mê Linh, Hoài Đức ... nhằm hình thành mạng lưới vệ tinh các vùng sản xuất rau của thành phố, dần dần chủ động nguồn cung cấp rau cho thành phố theo từng giai đoạn quy hoạch phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau an toàn của người dân nội thành hà nội (Trang 35 - 41)