1 Theo Chiến lược phát triển Viện Vật liệu xây dựng giai đoạn 20-206 định hướng đến năm
3.2.3. Tăng cường nhân sự, tổ chức phân công lao động trong hoạt động thông tin thư viện
động khác của Viện nói riêng và trong các thư viện bộ ngành khác trong cả nước nói chung.
3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện điều lệ, quy chế hoạt động của Thư viện Viện Vật liệu xây dựng Vật liệu xây dựng
Sau khi hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, để các bộ phận, phòng ban của Thư viện hoạt động một cách hiệu quả cần hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của thư viện. Hiện tại, mặc dù bộ phận thư viện đã được thành lập trong một giai đoạn dài, tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một văn bản có tính chính thức nào của lãnh đạo Viện quy định, phân công chức năng nhiệm vụ của thư viện, đây là một trong những “lỗ hổng” lớn khiến cho hoạt động thơng tin thư viện khơng có một căn cứ có tính vững chắc để triển khai các hoạt động. Do vậy, song song với việc mở rộng quy mô hoạt động, cần xác định chức năng nhiệm vụ của thư viện, các chức năng nhiệm vụ được xác định trên cơ sở như: điều kiện hoạt động của Thư viện, các hoạt động mà một thư viện cần phải triển khai theo quy định của pháp luật hiện hành, các hoạt động đặc thù của thư viện của Viện bắt buộc phải triển khai để phục vụ cho các hoạt động chuyên mơn tại Viện. Để tăng cường tính pháp lý trong q trình thực thi, văn bản quy định chức năng nhiệm vụ và điều lệ hoạt động của thư viện cần được ban hành dưới dạng Quyết định của Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng.
3.2.3. Tăng cường nhân sự, tổ chức phân công lao động trong hoạt động thông tin thư viện thông tin thư viện
Đi cùng với chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức đó là vấn đề tăng cường nhân sự cho hoạt động thông tin thư viện. Trong thời gian dài vừa qua, tình hình nhân sự
bố trí cho hoạt động thơng tin thư viện tại Viện còn hết sức eo hẹp và hạn chế (từ năm 2011-2016) chỉ có 01 nhân viên đảm đương nhiệm vụ chính cho hoạt động thơng tin – thư viện, trong trường hợp nhân viên này nghỉ phép vì các lý do khác nhau, hoạt động thông tin thư viện tại Viện gần như bị đình lại. Cũng chính vì lý do đó việc tăng cường nhân sự là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Như đã đề xuất mơ hình tổ chức mới của thư viện bao gồm có 03 bộ phận đó là: nghiệp vụ, phục vụ và cơng nghệ thơng tin, vì vậy số lượng nhân sự cần bổ sung cần phù hợp với từng bộ phận đã được đề xuất, trong đó, bộ phận nghiệp vụ khoảng 4-5 nhân viên có trình độ cử nhân thông tin thư viện trở lên, bộ phân phục vụ 2-3 nhân viên, bộ phận công nghệ thông tin từ 02 nhân viên được đào tạo chuyên về công nghệ thông tin. Như vậy, để đảm bảo cho hoạt động thông tin thư viện tại Viện được triển khai một cách hiệu quả, có chất lượng, Viện cần bổ sung số lượng nhân sự từ 6-8 người.
Song song với việc bổ sung nhân sự đó là hồn thiện tổ chức phân cơng lao động trong hoạt động thông tin thư viện tại Viện Vật liệu xây dựng, tác giả đưa ra giải pháp này song hành cùng giải pháp tăng cường nhân sự cho hoạt động thông tin thư viện bởi lẽ, việc hồn thiện tổ chức phân cơng lao động sẽ góp phần giảm thiểu thấp nhất tình trạng dự thừa lao động gây lãng phí nguồn nhân lực, hiện nay tại nhiều cơ quan thư viện/trung tâm thông tin thư viện tình trạng này diễn ra phổ biến gây lãng phí nguồn nhân lực, để đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, việc tổ chức phân công lao động cần được triển khai một cách quy củ theo hướng gắn biên chế nhân sự với vị trí việc làm và chức năng nhiệm vụ của thư viện, có nghĩa là tương ứng với từng vị trí, chun mơn nghiệp vụ, hay 01 khâu nghiệp vụ cần xác định bao nhiêu nhân sự đảm đương để sử dụng một cách hiệu quả tránh lãng phí.
Trong một tổ chức, nguồn nhân lực đóng một vai trị quan trọng và là nguồn lực thúc đẩy mạnh mẽ nhất sự phát triển của mỗi tổ chức. Đối với Thư viện, nhân lực thư viện là linh hồn trong hoạt động thư viện và là một trong 04 yếu tố cấu thành lên hoạt động thư viện. Đối với hoạt động thông tin thư viện tại Viện hiện nay, việc nâng cao chất lượng đối ngũ nhân lực thư viện là một trong những vấn đề trọng tâm và là giải pháp then chốt trong việc nâng cao chất lượng, hoạt động thông
tin thư viện tại Viện. Để làm được điều này, cùng với các giải pháp về bổ sung nguồn nhân lực (như đã đề cập tại mục 3.2) việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một vấn đề trọng tâm với những giải pháp cụ thể như sau:
Tạo dựng đội ngũ nhân lực thư viện chính quy, tinh thơng về nghiệp vụ thư viện thơng qua việc xây dựng chính sách tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực trình độ cao về chuyên ngành thư viện bằng các hình thức thi tuyển, xét tuyển cơng khai, minh bạch, làm cơ sở để lựa chọn được những người thực sự có tâm và có trình độ nghiệp vụ để phát triển thư viện.
Nâng cao nhận thức của cán bộ thư viện về vị trí vai trị của người làm công tác thư viện nhằm giúp cho người làm công tác thư viện thêm gắn bó cũng như trách nhiệm hơn nữa đối với hoạt động thông tin thư viện. Nâng cao năng lực tự học tập, tự bồi dưỡng của cán bộ thư viện, trong đó chú trọng đến việc tự nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ trong việc tạo dựng các sản phẩm, dịch vụ thư viện; ứng dụng, vận hành các giải pháp công nghệ trong hoạt động thơng tin thư viện, trình độ ngoại ngữ.... Đây là nền tảng cốt lõi để giúp cho nhân lực thông tin thư viện tại Viện là cầu nối giúp cho mọi đối tượng người dùng tin tại Viện có thể tiếp cận với thư viện và các dịch vụ thư viện; phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu nâng cao chất lượng các hoạt động khác tại Viện.
Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực thông qua việc tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ thư viện ngắn hạn, dài hạn; các lớp bồi dưỡng kỹ năng, nâng cao trình độ cho cán bộ thư viện do cơ quan quản lý nhà nước về thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), các hội, tổ chức nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo về thư viện tổ chức. Trong đó chú trọng đến nâng cao năng lực về các nghiệp vụ cơ bản của thư viện, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện và đặc biệt năng lực quản trị, quản lý thư viện.