Bảng 1.1 (tiếp theo)
2.6.1. Chính sách của nhà nước về hoạt động thông tin thư viện
Theo Điều 16 Pháp lệnh Thư viện về các loại hình thư viện, thư viện của Viện được xếp thuộc nhóm thư viện chuyên ngành, đa ngành mà cụ thể đó là thư viện của
viện, trung tâm nghiên cứu khoa học. Với quy định này, thư viện của trung tâm nghiên cứu khoa học có nhiệm vụ xây dựng vốn tài liệu chuyên sâu về một hay nhiều ngành khoa học phục vụ bạn đọc có nhu cầu nghiên cứu, tham khảo về một hay nhiều ngành khoa học.
Chính sách của Nhà nước được thể hiện qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, trong lĩnh vực thư viện hiện nay, văn bản có tính pháp lý cao nhất là Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10. Để hướng dẫn thực thi Pháp lệnh Thư viện từ khi Pháp lệnh được ban hành đến nay đã có một loạt các văn bản hướng dẫn có thể kể đến như: Nghị định số 72/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định ngày 06 tháng 8 năm 2002 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thư viện; các Thơng tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ ngành có liên quan quy định, hướng dẫn và cụ thể hóa các chính sách của Nhà nước trong hoạt động thơng tin thư viện có thể kể đến như:
Chính sách về đào tạo thu hút nguồn nhân lực: Điều 15 Pháp lệnh Thư viện quy định, người làm cơng tác thư viện có quyền được tạo điều kiện học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chun mơn, nghiệp vụ thư viện; tham gia nghiên cứu khoa học, các hoạt động chuyên môn, các tổ chức xã hội nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi về nghề nghiệp và các chế độ chính sách khác. Để cụ thể hóa chính sách này, Nhà nước đã ban hành các văn bản hướng dẫn có thể kể đến như: Thơng tư 25/2006/TT-BVHTT ngày 21 tháng 2 năm 2006 của Bộ Văn hóa-Thơng tin hướng dẫn chế độ phụ cấp độc hại và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ viên chức ngành văn hóa thơng tin; Thơng tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ phụ cấp bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện độc hại nguy hiểm…
Chính sách về tài chính được quy định tại Điều 21, 22, 23 Pháp lệnh Thư viện, trong đó đối với thư viện hoạt động bằng ngân sách Nhà nước, Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 72/2002/NĐ-CP quy định Nhà nước đảm bảo kinh phí để phát triển vốn tài liệu, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng hiện đại hóa, tổ chức khai thac
sử dụng vốn tài liệu, thông tin và các hoạt động khác theo đúng chỉ tiêu kế hoạch đã được cơ quan cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Về chính sách phát triển các ứng dụng công nghệ, Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 581/QĐ- TTg ngày 06 tháng 5 năm 2009 đã xác định “đổi mới phương thức hoạt động phục vụ bạn đọc ở các thư viện theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tự động hóa, hiện đại hóa trong các khâu hoạt động thư viện, tạo ra sự liên thông giữa các thư viện trong môi trường mạng nhằm khai thác vốn tài liệu phong phú, da dạng ở các thư viện. Mặt khác, việc ứng dụng công nghệ trong thư viện đã được quy định bắt buộc trong yêu cầu của việc tổ chức và thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của thư viện; chú trọng xây dựng vốn tài liệu điện tử, tổ chức các dịch vụ thư viện nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ thư viện, đáp ứng nhu cầu người sử dụng.
Như vậy, có thể nói, với việc ra đời của Pháp lệnh thư viện và các văn bản hướng dẫn có liên quan thiết lập về cơ bản thể chế thư viện, xác lập những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của thư viện; cụ thể hóa những chính sách của nhà nước đối với hoạt động thông tin thư viện tạo hành lang pháp lý thúc đẩy sự nghiệp thư viện phát triển. Tuy nhiên, mặc dù Pháp lệnh Thư viện đã được ban hành 15 năm, tuy nhiên, nhiều chính sách của Nhà nước về thư viện vẫn chưa được hiện thực hóa, do chưa có các văn bản hướng dẫn. Đặc biệt đối với loại hình thư viện thuộc các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học, tính đến thời điểm hiện nay, Nhà nước vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn về mơ hình tổ chức và hoạt động, cơ chế đầu tư và tài chính dẫn đến mơ hình tổ chức của các thư viện tại nhiều nơi cịn chưa thống nhất, thậm chí nhiều nơi còn chưa được xem là thư viện chỉ tồn tại dưới dạng kho lưu trữ.
Đối với hoạt động thông tin thư viện tại Viện, những bất cập trong chính sách hiện hành của Nhà nước đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động thông tin thư viện của Viện có thể kể đến như: bất cập trong mơ hình tổ chức, trong vấn đề về nhân sự và đầu tư cho hoạt động thông tin thư viện. Để giải quyết những khó khăn, bất cập này, các nhà quản lý, hoạch định chính sách ở tầm vĩ mơ cần xây dựng và