Tổng quan về hoạt động thông tin-thƣ viện tại Viện vật liệu xây dựng 1 Khái quát về Viện Vật liệu xây dựng Bộ Xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thông tin thư viện tại viện vật liệu xây dựng bộ xây dựng 001 (Trang 44 - 48)

Bảng 1.1 (tiếp theo)

1.2 Tổng quan về hoạt động thông tin-thƣ viện tại Viện vật liệu xây dựng 1 Khái quát về Viện Vật liệu xây dựng Bộ Xây dựng

1.2.1 Khái quát về Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng

1.2.1.1. Những vấn đề chung

Viện Vật liệu xây dựng, tiền thân là Viện Silicát, được thành lập ngày 04/11/1969 từ một số đơn vị thuộc Viện Hóa học cơng nghiệp và Viện Thiết kế tổng hợp – Bộ Công nghiệp nặng. Tháng 01/1974 Viện Silicát tiếp nhận thêm một số bộ phận của Viện Thí nghiệm Vật liệu xây dựng và Viện thiết kế công nghiệp – Bộ Xây dựng và đổi tên thành Viện Vật liệu xây dựng (Viện Vật liệu xây dựng).

Thực hiện chủ trương giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức khoa học công nghệ công lập theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP, Viện Vật liệu xây dựng đã xây dựng đề án chuyển đổi tổ chức và hoạt động của Viện Vật liệu xây dựng thành tổ chức KHCN tự trang trải kinh phí. Ngày 8/10/2009 Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện Vật liệu xây dựng.

 Về chức năng nhiệm vụ, theo điều lệ hoạt động của Viện, Viện Vật liệu xây

dựng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ như sau:

- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực vật liệu xây dựng;

- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển, các văn bản quy phạm, các quy chuẩn, tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng;

- Phân tích, kiểm định nguyên, nhiên liệu, sản phẩm, môi trường sản xuất vật liệu xây dựng; chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng;

- Khảo sát, thăm dị trữ lượng tài ngun khống sản để sản xuất vật liệu xây dựng;

- Thẩm định, đánh giá, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ mới về sản xuất vật liệu xây dựng của nước ngoài và kết quả nghiên cứu trong nước;

- Thực hiện công tác tư vấn trong lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng; - Sản xuất, xuất nhập khẩu, đầu tư kinh doanh các sản phẩm, vật tư, thiết bị thí nghiệm và thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng;

- Nhận thầu và tổ chức thi công xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo cơng trình sản xuất vật liệu xây dựng, cơng trình xây dựng dân dụng và cơng nghiệp;

- Đào tạo, bồi dưỡng sau đại học theo chuyên ngành được nhà nước giao; đào tạo kỹ thuật viên, thí nghiệm viên, cơng nhân vận hành thiết bị các dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng, phổ biến tiêu chuẩn, quy chuẩn và văn bản pháp quy về lĩnh vực vật liệu xây dựng;

- Thực hiện hợp tác trong và ngoài nước về nghiên cứu khoa học, tư vấn, đào tạo và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.

 Về nguồn nhân lực của Viện Vật liệu xây dựng, tính đến 11/2016, tổng số

nhân lực là: 186 cơng chức, viên chức hầu hết có trình độ đại học, trong đó số nhân lực có trình độ tiến sĩ là 9 người; 45 người có trình độ thạc sĩ, mới đây, Viện có 01 người được bổ nhiệm chức danh Phó giáo sư. Với nguồn nhân lực chất lượng cao Viện đã đủ điều kiện đào tạo tiến sĩ chuyên ngành, hiện nay Viện đang hoàn thiện hồ sơ để Bộ GD&ĐT cấp phép đào tạo bậc tiến sĩ chuyên ngành Khoa học vật liệu.

 Về cơ cấu tổ chức, Viện bao gồm 17 đơn vị trực thuộc với mơ hình tổ chức

được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2: Mơ hình tổ chức của Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng

(Nguồn: Website của Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng

1.2.1.2 Những định hướng chiến lược trong hoạt động của Viện trong giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2030

 Phục vụ công tác quản lý nhà nước

- Xây dựng mới và điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành Vật liệu xây dựng và một số sản phẩm Vật liệu xây dựng quan trọng, quy hoạch thăm dị khống sản làm Vật liệu xây dựng theo nghị định của Chính phủ.

- Xây dựng mới và điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành VLXD của các địa phương.

- Thực hiện các dự án điều tra, đánh giá, đề xuất các cơ chế chính sách phát triển ngành VLXD bền vững.

- Xây dựng hệ thống thông tin KHCN, cơ sở dữ liệu, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành VLXD phục vụ công tác quản lý nhà nước và phát triển ngành.

- Thực hiện cơng tác thí nghiệm kiểm tra, đánh giá chất lượng các loại vật liệu lưu thông trên thị trường, báo cáo các cơ quan QLNN.

- Thực hiện công tác chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy cho các sản phẩm VLXD, vật liệu tiết kiệm năng lượng và vật liệu xanh.

- Tham gia xây dựng và cung cấp thông tin, dữ liệu để xây dựng các văn bản QPPL thuộc lĩnh vực VLXD, thực hiện các cơng việc có liên quan nhằm triển khai các chính sách của Nhà nước về lĩnh vực VLXD.

- Thực hiện công tác điều tra, đánh giá về: Tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên làm VLXD; trình độ cơng nghệ sản xuất; trình độ quản lý; năng suất, chất lượng và vấn đề ơ nhiễm mơi trường, an tồn lao động của Ngành VLXD làm cơ sở để Bộ Xây dựng xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách quản lý, phát triển ngành công nghiệp VLXD.

- Nắm bắt các vấn đề mới về lĩnh vực sản xuất và ứng dụng VLXD trong các cơng trình, vật liệu tiết kiệm năng lượng và vật liệu xanh trên thế giới để báo cáo Bộ Xây dựng có chính sách điều chỉnh phát triển ngành VLXD trong nước đảm bảo tính tiên tiến và tính cạnh tranh.

 Phục vụ phát triển ngành công nghiệp sản xuất VLXD

- Đề xuất và tham gia các chương trình nghiên cứu lớn, có tính chiến lược của ngành VLXD, ví dụ: Các sản phẩm chủ lực trong từng giai đoạn, các sản phẩm nhằm thực hiện những định hướng chuyển đổi công nghệ, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường;

- Nghiên cứu công nghệ tái chế, tái sử dụng rác thải đô thị, phế thải công nghiệp làm nguyên, nhiên liệu để sản xuất VLXD, ví dụ: tro xỉ nhiệt điện, xỉ luyện kim, bùn đỏ và các loại phế thải khác;

- Nghiên cứu vật liệu mới, ví dụ: vật liệu nano, gốm kỹ thuật, vật liệu chống cháy cơng trình, vật liệu sơn phủ chống ăn mịn, vật liệu thân thiện mơi trường, vật liệu tiết kiệm năng lượng, vật liệu cách nhiệt, cách âm, phản quang, vật liệu cho môi trường biển, môi trường đất và nước có tác nhân ăn mịn, vật liệu cho các cơng trình ngầm,....

- Nghiên cứu vật liệu thích hợp cho các cơng trình tại các vùng đặc thù: vùng đất yếu; vùng thường xuyên bị bão, lũ; vùng có nguy cơ động đất;

- Nghiên cứu vật liệu và cấu kiện xây dựng phục vụ cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa thi cơng xây dựng;

- Nghiên cứu cơng nghệ và vật liệu thích hợp phục vụ chương trình xây dựng nhà ở xã hội;

- Nghiên cứu nguyên liệu, nhiên liệu thay thế cho nguyên, nhiên liệu truyền thống, ví dụ: sử dụng nhiên liệu chất lượng thấp cho sản xuất, năng lượng tái sinh, các dạng năng lượng mới, các nguyên liệu và nhiên liệu từ các nguồn phế thải,...

- Nghiên cứu nâng cao chất lượng, tận thu khoáng sản phục vụ sản xuất VLXD; - Nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường của ngành công nghiệp sản xuất VLXD, bao gồm các giải pháp giảm từ nguồn, thu gom, xử lý, tái sử dụng,...

- Nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, cải tiến công nghệ, giảm chi phí sản xuất cho các nhà máy sản xuất VLXD;

- Nghiên cứu, lựa chọn nhập khẩu công nghệ sản xuất VLXD tiên tiến, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp;

- Đào tạo cán bộ, thí nghiệm viên, phổ biến kiến thức KHCN, tiêu chuẩn, quy chuẩn mới cho các doanh nghiệp;

- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, quản lý môi trường, hệ thống chứng chỉ về chất lượng, thiết bị, mơi trường, an tồn lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thông tin thư viện tại viện vật liệu xây dựng bộ xây dựng 001 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)