Đánh giá hoạt động thông tin thƣ viện tại Viện Vật liệu xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thông tin thư viện tại viện vật liệu xây dựng bộ xây dựng 001 (Trang 95 - 100)

Bảng 1.1 (tiếp theo)

2.7. Đánh giá hoạt động thông tin thƣ viện tại Viện Vật liệu xây dựng

Để nhìn nhận, đánh giá một cách tồn diện về hoạt động thơng tin thư viện tại Viện, tác giả sử dụng phương pháp phân tích SWOT (Strengths - điểm mạnh,

Weaknesses - điểm yếu, Opportunites - Cơ hội và Treats -Thách thức) để phân

tích đánh giá, đồng thời kết hợp sử dụng Khung tiêu chí đánh giá hoạt động thơng

tin thư viện mà tác giả đưa ra tại Chương 1 bao gồm các nhóm tiêu chí: tổ chức hoạt

động thơng tin - thư viện, mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin của bộ phận thư viện, mức độ đầu tư của cơ quan chủ quản đến hoạt động thông tin thư viện và tác động, hiệu ứng mà hoạt động thông tin thư viện mang lại. Đánh giá hoạt động thông tin thư viện tại Viện, cũng cần xem xét trên các khía cạnh nêu trên và đánh giá trên những điểm mạnh, điểm hạn chế của hoạt động thông tin thư viện. Đối với những nội dung đánh giá cụ thể, tại mỗi mục liên quan đến từng hoạt động thông tin thư viện cụ thể, tác giả đã có những đánh giá, dưới đây là những tổng kết và những nhận định về hoạt động thông tin thư viện tại Viện.

2.7.1. Điểm mạnh

2.7.1.1. Trong tổ chức hoạt động thông tin thư viện

Hoạt động thơng tin thư viện đã bước đầu được hình thành và bước đầu đã có những bước phát triển đáng kể, một minh chứng rõ ràng nhất đó là mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn về nhân lực, vật lực và tài lực, tuy nhiên hoạt động thông tin thư viện tại Viện vẫn đã đảm bảo việc vận hành theo đúng dây chuyền thông tin tư liệu với đầy đủ các nội dung về phát triển nguồn lực thông tin, xử lý thông tin, lưu trữ và bảo quản, tìm và phổ biến thông tin. Đối với từng hoạt động thông tin thư viện, Viện cũng đã triển khai một cách có hiệu quả từng hoạt động chun mơn nghiệp vụ, trong đó có thể kể đến như:

Công tác xây dựng và phát triển nguồn lực thơng tin đã đảm bảo tính đầy đủ về mặt nội dung, phong phú đa dạng về hình thức, chủng loại phù hợp với nhu cầu thông tin của người dùng tin.

Công tác xử lý tài liệu đảm bảo tính chính xác, đã triển khai những chuẩn nghiệp vụ cơ bản trong xử lý tài liệu như: DDC, MARC 21, và AACR2 (tính đến

hết năm 2016), đặc biệt để đảm bảo tính hệ thống, Viện đã ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm tiên tiến nhằm hỗ trợ cho hoạt động xử lý tài liệu.

Công tác lưu trữ và bảo quản kho tài liệu đảm bảo những yêu cầu về quản lý tài liệu trong kho tài liệu, thư viện đã trang bị đầy đủ về cơ bản những trang thiết bị kỹ thuật để bảo đảm cho việc quản lý, bảo quản, lưu trữ tài liệu.

Công tác tìm và phổ biến thơng tin nhìn chung đảm bảo các yêu cầu đặt ra, bộ máy tra cứu tin đa dạng bao gồm cả hình thức truyền thống và điện tử phục vụ cho người dùng có thể tra cứu một cách dễ dàng. Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện đã bước đầu được xây dựng đảm bảo tính kịp thời và thân thiện với người sử dụng.

2.7.1.2. Mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin của thư viện

Về mức độ sử dụng nguồn lực thông tin của người dùng tin: hiện nay, mức độ sử dụng nguồn lực thông tin của người dùng tin đã có sự tăng lên đáng kể, trung bình 01 ngày đã có từ 15-30 lượt người đến phịng Thư viện để sử dụng các dịch vụ của bộ phận thư viện, ngồi ra cịn có lượt người thơng qua mạng internet, thơng qua các phương tiện khác để được tư vấn sử dụng thông tin, tài liệu.

Về lượt thông tin/tài liệu phục vụ người dùng tin, hiện nay trung bình mỗi ngày có từ 30-45 lượt thơng tin/tài liệu in được đưa ra phục vụ tại chỗ và cho mượn về nhà, ngồi ra cịn có một số lượng lớn lượt các tài liệu được số hóa đưa lên mạng internet phục vụ cho người sử dụng.

Về sự hài lòng của người dùng tin khi tiếp cận bộ phận thư viện và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của thư viện đều có những phản hồi tích cực, sau khi sử dụng thư viện và các sản phẩm và dịch vụ thơng tin thư viện đều có nhu cầu quay lại tiếp tục sử dụng.

2.7.1.3. Tác động, hiệu ứng của hoạt động thư viện mang lại

Trong thời gian từ 2011-2016 và trong thời gian gần đây (đầu năm 2017), bộ phận thư viện đã có những đóng góp quan trọng trong việc hỗ trợ học tập, nghiên cứu khoa học đối với công chức, viên chức, người lao động tại Viện thông qua các nhiệm vụ mà bộ phận thư viện phải thực hiện. Đặc biệt với việc cung cấp thông tin kịp thời nhanh chóng, hoạt động thông tin thư viện đã và

đang trở thành một yếu tố tạo động lực nâng cao chất lượng các hoạt động khác tại Viện, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao vị thế của Viện so với các cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng cũng như đối với các Viện nghiên cứu trong nước và quốc tế trong lĩnh vực vật liệu xây dựng. Nhiều đề tài nghiên cứu do Viện chủ trì hoặc phối hợp thực hiện đã được hồn thành với chất lượng rất tốt, trong đó nhiều kết quả đã được đưa vào áp dụng trong thực tiễn và mang lại lợi ích kinh tế to lớn như công nghệ sản xuất xi măng bền sun phát cao chứa Bari, công nghệ sản xuất xi măng giếng khoan chủng loại G. , xi măng đa cấu tử bền sun phát và nước biển, kỹ thuật sản xuất thủy tinh cách điện cao thế dạng đứng 10, 20, 35KV;, kỹ thuật sản xuất men trắng đục cho công nghiệp gốm sứ trên cơ sở Silicat Zircon Việt Nam, kỹ thuật sản xuất phụ gia dẻo hoa cho bê tông từ dịch kiềm đen của các nhà máy giấy dùng nguyên liệu hỗn hợp,.. Thành công của các đề tài nghiên cứu trên khơng thể khơng nhắc tới đóng góp của Trung tâm Thông tin – Tiêu chuẩ và Hợp tác quốc tế khi cung cấp hàng trăm nghì trang tài liệu cho các chủ nhiệm đề tài.

2.7.2. Điểm yếu

2.7.2.1. Trong tổ chức hoạt động thông tin thư viện

Mặc dù hoạt động thông tin thư viện tại Viện hiện nay đã dần chuyển mình theo hướng hiện đại, tuy nhiên trong từng khâu trong dây chuyền thông tin tư liệu của Viện vẫn tồn tại những hạn chế nhất định có thể kể đến như:

Trong cơng tác xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin: mặc dù định kỳ hàng năm bộ phận thư viện đã xây dựng kế hoạch phát triển nguồn lực thông tin tuy nhiên, vẫn chưa có một chiến lược cụ thể và dài hơi nhằm hồn thiện hệ thống thơng tin phục vụ người dùng tin, do vậy việc phát triển nguồn lực thông tin tại Viện chủ yếu vẫn mang tính nhất thời và chưa đảm bảo sự cân đối hài hịa giữa nhu cầu thơng tin phong phú đa dạng của người dùng tin và tiềm lực tài chính khi đầu tư cho hoạt động phát triển nguồn lực thông tin tại Viện.

Trong công tác xử lý tài liệu tại Viện: hiện nay,Viện mới tập trung chủ yếu trong xử lý hình thức tài liệu, một số khâu trong xử lý nội dung tài liệu nhằm tạo ra các sản phẩm thơng tin thư viện chất lượng cao như: tóm tắt, tổng quan, tổng thuật

tài liệu vẫn chưa được chú trọng. Trong Phân loại tài liệu, do nguồn lực thông tin của Viện chủ yếu là các tài liệu có nội dung về chuyên ngành Vật liệu xây dựng, do vậy việc phân loại theo Khung phân loại DDC là chưa thực sự hợp lý khiến cho Viện phải tự xây dựng bảng phân loại phụ chuyên ngành Vật liệu xây dựng để hỗ trợ cho việc phân loại tài liệu, đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng cơ bản đến công tác phân loại tài liệu.

Trong công tác lưu trữ và bảo quản tài liệu: mặc dù Viện đã đảm bảo về cơ bản những điều kiện trong việc lưu trữ và bảo quản tài liệu tuy nhiên, nhìn chung mặt bằng để lưu trữ tài liệu cịn chật chội, trong tương lai với việc mở rộng quy mô về nguồn lực thông tin/tài liệu sẽ tạo ra một áp lực lớn với kho tài liệu. Các biện pháp bảo quản tài liệu mặc dù đã được triển khai, tuy nhiên chủ yếu là các phương pháp thủ cơng truyền thống như đóng bìa, phục chế sách… các biện pháp hiện đại như số hóa tài liệu để bảo quản đã được triển khai những nhìn chung cịn chậm do điều kiện cơ sở vật chất. Việc kiểm kê định kỳ đã được diễn ra, tuy nhiên công tác thanh lọc tài liệu vẫn chưa được triển khai một cách rộng rãi tại Viện dẫn đến một số lượng khơng nhỏ tài liệu nằm trong nhóm đối tượng thanh lọc tài liệu tuy nhiên vẫn tồn tại tại giá sách.

Trong cơng tác tìm và phổ biến thông tin: hiện nay bộ máy tra cứu tin truyền thống (tủ mục lục của bộ phận thư viện) đã khơng cịn cập nhật nguồn lực thơng tin hiện có (tính đến năm 2016). Sản phẩm và dịch vụ thơng tin thư viện tại Viện mặc dù về cơ bản đã được hình thành nhưng chủ yếu là những sản phẩm và dịch vụ truyền thống, chưa có những sản phẩm và dịch vụ hiện đại, có độ chuyên sâu và hàm lượng chất xám cao phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu, học tập.

2.7.2.2. Mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin

Mặc dù hoạt động thông tin thư viện tại Viện đã thu hút được một số lượng người dùng tin nhất định và đạt được những kết quả ban đầu, tuy nhiên nhìn chung tần suất sử dụng thông tin của người dùng tin còn hạn chế mà một trong những nguyên nhân chính là do sản phẩm và dịch vụ thơng tin thư viện cịn chưa thực sự đa dạng, chủ yếu vẫn là các dịch vụ truyền thống, vì vậy mức độ sử dụng thơng tin cũng như sự hài lịng của người dùng tin khi sử dụng thư viện và các sản phẩm và

dịch vụ thư viện còn chưa cao (thể hiện qua tỷ lệ người dùng tin đánh giá về chất lượng dịch vụ thông qua thang điểm mà tác giả đã khảo sát nêu tại mục 2.6 chương 2 của Luận văn).

2.7.2.3. Mức độ đầu tư của cơ quan chủ quản đến hoạt động thông tin thư viện tại Viện

Như đã phân tích, mức độ đầu tư của cơ quan chủ quản đến hoạt động thông tin thư viện không chỉ là những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động thơng tin thư viện, mà cịn là một trong những thước đo để đánh giá năng lực, hiệu quả của hoạt động thông tin thư viện. Không một Lãnh đạo của một cơ quan nào dám “mạo hiểm” đầu tư cho một hoạt động mà nó khơng mang lại những hiệu quả, có ảnh hưởng và tác động tích cực đến các hoạt động khác. Do vậy, khi đưa ra vấn đề này, ở một khía cạnh nào đó, ta cũng có thể nhìn thấy được vai trị, vị trí của hoạt động thơng tin thư viện tại Viện là như thế nào với một chính sách đầu tư: chỉ cần 01 nhân viên thư viện, với một mơ hình hoạt động tương đương với một phịng ban nhỏ thuộc 01 trung tâm, với một quy mơ vừa phải. Vì vậy, bộ phận thư viện cần ý thức được vị trí vai trị, chủ động sáng tạo trong hoạt động, phát huy năng lực nội sinh sẵn có để thay đổi nhìn nhận của Lãnh đạo về hoạt động thông tin thư viện là một điều cần thiết đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.

2.7.3. Cơ hội

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra một cách mạnh mẽ và có tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam. Trong cuộc cách mạng này, thơng tin tri thức có một sức mạnh vô cùng to lớn và dần trở thành động lực cho sự phát triển của mỗi ngành nghề. Đối với lĩnh vực thông tin thư viện, việc nắm bắt những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sẽ tạo cơ hội vô cùng to lớn để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cũng như khẳng định vị trí của ngành, nghề đối với xã hội. Và đặc biệt trong kỷ nguyên thông tin như ngày hôm nay đặt ra yêu cầu cho các thư viện cần liên kết, chia sẻ để tăng cường tiềm lực.

Tại Việt Nam, vị trí của ngành thơng tin thư viện đã và đang được khẳng định và thừa nhận, hoạt động thông tin thư viện đã dần trở thành một trong những hoạt

động thúc đẩy việc nghiên cứu, học tập suốt đời của người dân góp phần xây dựng xã hội học tập tại Việt Nam. Mới đây nhất, ngày 15 tháng 3 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 329/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020 định hướng đến năm 2030, với những nội dung khẳng định vai trị của hoạt động thơng tin thư viện đối với phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, đồng thời đưa ra những định hướng về chính sách hỗ trợ cho hoạt động thông tin thư viện phát triển đáp ứng với nhu cầu của người dân.

Đối với Viện Vật liệu xây dựng, với định hướng phát triển Viện Vật liệu xây dựng thành một viện nghiên cứu khoa học công nghệ đầu ngành về Vật liệu xây dựng, kỹ thuật, hạ tầng, cơ khí xây dựng và mơi trường của Việt Nam và có uy tín trong khu vực ASEAN, có đội ngũ chun gia giỏi về nghiên cứu khoa học và công nghệ, triển khai song song hai loại hình nghiên cứu là: nghiên cứu cơ bản, chiến lược và nghiên cứu ứng dụng. Trên 50% các cơng trình nghiên cứu được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Các cơng trình nghiên cứu được đăng ký độc quyền, sở hữu và cơng bố trong tạp chí có uy tín trong nước và trên thế giới1. Đặc biệt trong giai đoạn sắp tới (2016-2020), Viện nhận thêm nhiệm vụ đào tạo cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành Vật liệu xây dựng, đây là một trong những cơ hội tốt để hoạt động thông tin thư viện có thể nắm bắt nhằm tranh thủ sự đầu tư về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và kinh phí để mở rộng quy mơ hoạt động của thư viện, đáp ứng với nhu cầu thông tin của người dùng tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thông tin thư viện tại viện vật liệu xây dựng bộ xây dựng 001 (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)