.7 Quy trình triển khai nhiệm vụ Tổng cục QLĐĐ giao thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại trung tâm ứng dụng và phát triển công nghệ địa chính (Trang 107 - 152)

- Phòng Kế hoạch – Tài vụ:

+ Lập kế hoạch phân bổ công việc, kinh phí theo dự toán ngân sách được giao trình Lãnh đạo Trung tâm xem xét, phê duyệt;

+ Theo dõi và báo cáo định kỳ hàng tháng hoặc báo cáo theo chỉ đạo của Lãnh đạo Trung tâm về tiến độ thực hiện công việc, tiến độ giải ngân;

+ Đôn đốc các đơn vị triển khai công đảm bảo đúng kế hoạch được giao.

- Các Trung tâm trực thuộc:

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch được giao và định kỳ hàng tháng báo cáo tiến độ công việc, tiến độ giải ngân cho phòng Kế hoạch – Tài vụ để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Trung tâm;

+ Phối với phòng Kế hoạch – Tài vụ, phòng Kỹ thuật công nghệ thực hiện kế hoạch đảm bảo về tiến độ và chất lượng sản phẩm.

- Phòng Kỹ thuật – Công nghệ:

+ Kiểm tra, nghiệm thu và xác nhận khối lượng, chất lượng sản phẩm hoàn thành;

+ Phối hợp với phòng Kế hoạch – Tài vụ kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng sản phẩm hoàn thành theo quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án;

- Phòng Hành chính Quản trị:

+ Tổ chức các cuộc họp chuyên môn;

Kế hoạch Tổng cục QLĐĐ giao

Phòng Kế hoạch - Tài vụ

Các Trung tâm trực thuộc

Phòng Kỹ thuật công nghệ Phòng Hành chính - Quản

+ Hỗ trợ xây dựng, cung cấp các văn bản, giấy tờ liên quan; + Tổ chức sắp xếp, điều chuyển hoặc tuyển dụng nhân lực; + Tổ chức sắp xếp, mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất.

Tất cả các bộ phận trong Trung tâm đều có trách nhiệm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo Trung tâm để có những chỉ đạo kịp thời.

• Đối với việc thực hiện các dự án do Trung tâm tự khai thác

Quy trình được thực hiện giống như nhiệm vụ Tổng cục Quản lý đất đai giao nhưng có một nội dung công việc khác với quy trình trước, đó là đơn vị được giao thực hiện hợp đồng được phép nghiệm thu sản phẩm có sự kết hợp của Phòng Kỹ thuật – Công nghệ.

- Phòng Kế hoạch – Tài vụ:

+ Làm các thủ tục ký, thanh lý hợp đồng;

+ Lập kế hoạch phân bổ công việc, kinh phí theo đơn giá hợp đồng và theo quy định tại khoản 1 điều 21 quy chế chi tiêu nội bộ;

+ Theo dõi tiến độ thực hiện công việc tại đơn vị được giao thực hiện hợp đồng, đôn đốc Bên A thanh toán công nợ theo tiến độ hợp đồng.

- Đơn vị được giao thực hiện hợp đồng:

+ Tổ chức thực hiện công việc theo công việc được giao và theo tiến độ hợp đồng;

+ Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện hợp đồng theo yêu cầu của phòng Kế hoạch – Tài vụ;

+ Phối hợp với Phòng Kỹ thuật – Công nghệ tổ chức nghiệm thu sản phẩm hoàn thành với Bên A.

- Phòng Kỹ thuật – Công nghệ:

+ Phối hợp với đơn vị được giao thực hiện hợp đồng tổ chức nghiệm thu sản phẩm hoàn thành với Bên A.

- Phòng Hành chính Quản trị:

+ Tổ chức các cuộc họp chuyên môn;

+ Hỗ trợ xây dựng, cung cấp các văn bản, giấy tờ liên quan; + Tổ chức sắp xếp, điều chuyển hoặc tuyển dụng nhân lực;

+ Tổ chức sắp xếp, mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất.

• Đối với việc thực hiện các đề án, dự án chuyên môn

- Phòng Kế hoạch – Tài vụ:

+ Phối hợp với chủ đề án, dự án xây dựng dự toán kinh phí chi tiết thực hiện đề án, dự án.

+ Rà soát, kiểm tra và có văn bản trả lời chủ đề án, dự án để chỉnh sửa khi chủ đề án dự án chuyển dự thảo đề án, dự án (thời gian trả lời không quá 02 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo đề án, dự án).

+ Sau khi chủ đề án, dự án hoàn thiện theo ý kiến kiểm tra và chuyển phòng Kế hoạch - Tài vụ. Trưởng phòng Kế hoạch - Tài vụ trình Giám đốc Trung tâm xem xét đề nghị Tổng cục thẩm định, phê duyệt (thời gian trình lãnh đạo và gửi thẩm định, phê duyệt không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được đề án, dự án).

+ Theo dõi kết quả thẩm định đề án, dự án và báo cáo Giám đốc Trung tâm những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình trình thẩm định; đồng thời đề xuất hướng giải quyết kịp thời chỉ đạo thực hiện.

+ Hoàn thiện các thủ tục trình thẩm định, phê duyệt theo qui định

+ Phối hợp với chủ đề án, dự án đề xuất với Lãnh đạo Trung tâm phân bổ nội dung công việc hợp lý cho các đơn vị thi công thực hiện.

+ Kết hợp với chủ đề án, dự án theo dõi, đôn đốc thực hiện theo tiến độ và kiểm tra sản phẩm theo yêu cầu đề án, dự án.

+ Chủ trì kiểm tra, nghiệm thu đề án, dự án theo qui định.

- Đơn vị được giao chủ trì:

+ Xây dựng đề án, dự án nêu rõ nội dung, khối lượng công việc, phương pháp tổ chức thực hiện, thời gian hoàn thành và phối hợp với phòng Kế hoạch - Tài vụ tính toán chi tiết kinh phí thực hiện các hạng mục công việc theo qui định.

+ Mời các đơn vị liên quan (nếu cần thiết) tham gia xây dựng đề án, dự án + Sau khi đề án, dự án đã được chuẩn bị xong, chủ đề án, dự án phải lấy ý kiến của các đơn vị liên quan bằng các hình thức (như điểm a,b,c khoản 4 điều 12):

+ Chỉnh sửa, hoàn thiện đề án, dự án chuyển phòng Kế hoạch - Tài vụ trình Giám đốc Trung tâm.

hợp với phòng Kế hoạch - Tài vụ phân bổ công việc và chuẩn bị nội dung liên quan để tổ chức thực hiện.

+ Kết hợp với phòng Kế hoạch - Tài vụ theo dõi, đôn đốc thực hiện theo tiến độ và kiểm tra sản phẩm theo yêu cầu đề án, dự án.

- Đơn vị được giao phối hợp:

+ Góp ý bằng văn bản hoặc cử cán bộ tham gia cùng chủ đề án, dự án xây dựng và hoàn thiện đề án, dự án.

+ Tổ chức thực hiện và hoàn thiện các hạng mục công việc được Giám đốc Trung tâm giao. Bàn giao sản phẩm theo yêu cầu.

- Trách nhiệm của phòng Hành chính- Quản trị:

+ Phát hành công văn, giấy mời và tổ chức họp, hội nghị theo đề nghị của chủ đề án, dự án.

+ Mua sắm vật tư, trang thiết bị, văn phòng phẩm và chuẩn bị các giấy tờ liên quan phục vụ việc thực hiện dự án theo kinh phí được duyệt và theo yêu cầu của chủ dự án.

+ Phân bổ phù hợp vật tư, trang thiết bị, văn phòng phẩm cho các đơn vị thi công. + Đóng dấu, phát hành các sản phẩm của đề án, dự án.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng thì vai trò của nhân lực được nâng cao hơn bao giờ hết. Nhân lực trở thành yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Vì vậy, quản trị nhân lực sao cho có hiệu quả là một vấn đề cấp thiết và là thách thức đối với các tổ chức, doanh nghiệp, trong đó có các đơn vị sự nghiệp công lập.

Trung tâm Ứng dụng và Phát triển công nghệ địa chính là đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng khá nhiều lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghệ nên đòi hỏi khắt khe về trình độ và tính tổ chức. Vì vậy, vấn đề tổ chức, quản trị và sử dụng lao động có chất lượng và hiệu quả luôn được Trung tâm đặt lên hàng đầu.

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về quản trị nhân lực tại Trung tâm Ứng dụng và Phát triển công nghệ địa chính, tôi nhận thấy quản trị nhân lực tại Trung tâm chưa đạt kết quả cao, một số nội dung trong công tác quản trị nhân lực chưa thực sự được quan tâm và đầu tư.

Trên cơ sở những mục tiêu đã đề ra, luận văn đã đạt được những kết quả chủ yếu sau:

Một là, góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị nhân lực trong đơn vị sự nghiệp công lập; đó là, quản trị nhân lực có 6 nội dung gồm hoạch định nhân lực, phân tích công việc, tuyển dụng nhân lực, đào tạo và phát triển nhân lực, tạo động lực trong lao động, đánh giá và đãi ngộ nhân lực; ngoài ra, quản trị nhân lực chịu tác động của các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài.

Hai là, luận văn đã phân tích được thực trạng công tác quản trị nhân lực của Trung tâm Ứng dụng và Phát triển công nghệ địa chính:

- Về hoạch định: công tác hoạch định nhân lực của Trung tâm là không tốt ở tất cả các nội dung, nhất là 03 nội dung về đánh giá việc thực hiện kế hoạch, dự báo nhu cầu nhân lực và phân tích thực trạng nhân lực.

- Về tuyển dụng nhân lực: công tác tuyển dụng của Trung tâm ở mức chấp nhận được, để hoàn thiện công tác tuyển dụng Trung tâm cần làm tốt nội dung “xác định nhu cầu tuyển dụng”, đây là khâu quan trọng quyết định đến khả năng

đáp ứng yêu cầu công việc của Trung tâm.

- Về công tác đào tạo và phát triển: kết quả thực hiện của Trung tâm là không tốt, tập trung ở hầu hết các bước của quy trình đào tạo nhất là bước đánh giá đào tạo khi Trung tâm không quan tâm thực hiện.

- Về chế độ đãi ngộ: Trung tâm cần quan tâm hơn đến chế độ phúc lợi mức cho người lao động.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nhân lực của Trung tâm tập trung chủ yếu ở các nội dung:

Môi trường bên ngoài: sự cạnh tranh về lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao và yêu cầu luôn phải đầu tư về công nghệ.

Môi trường bên trong: cần có sự linh hoạt để thích nghi, hài hòa giữa lợi ích riêng và lợi ích chung; duy trì đảm bảo quyền lợi và sự công bằng cho người lao động.

Ưu điểm trong công tác quản trị nhân lực của Trung tâm là Trung tâm đã thực hiện đầy đủ các nội dung của công tác quản trị; tuy nhiên công tác tổ chức triển khai thực hiện ở từng nội dung chưa đúng quy trình và chưa phù hợp với thực tế hoạt động của Trung tâm; nguyên nhân là do công tác quản trị nhân lực chưa được lãnh đạo Trung tâm quan tâm thực hiện và do chịu ảnh hưởng bởi quy chế hoạt động chung của Tổng cục Quản lý đất đai.

Ba là, trên cơ sở định hướng phát triển của Trung tâm Ứng dụng và Phát triển công nghệ địa chính là là ưu tiên xây dựng đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm, luận văn đề xuất 06 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nhân lực tại Trung tâm là: Giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định nhân lực; Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động; Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực; Giải pháp hoàn thiện chế độ phúc lợi, khen thưởng và hình thức kỷ luật; Giải pháp hoàn thiện quy chế phối hợp giữa các bộ phận.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Đối với Nhà nước

- Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường…

công lập, đồng bộ cả về tổ chức, thực hiện nhiệm vụ và tài chính; tạo điều kiện cho các đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động.

- Xây dựng, hoàn thiện và ban hành hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, cơ chế tính giá đặt hàng sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp; từng bước tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý trong giá dịch vụ sự nghiệp, phù hợp và sát với tính thực tế của thị trường.

- Hoàn thiện hệ thống chính sách tiền lương phù hợp với cơ chế thị trường, đảm bảo ổn định cuộc sống cho VCNLĐ.

5.2.2. Đối với Trung tâm

- Thường xuyên nghiên cứu các chế độ chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến người lao động để thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với người lao động.

- Củng cố hệ thống lương thưởng, chế độ đãi ngộ để đáp ứng nhu cầu của VCNLĐ, khuyến khích họ hăng say và yên tâm làm việc.

- Đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý để có phương pháp quản trị nhân lực tốt nhất cho công ty.

- Tăng cường đào tạo, huấn luyện, tạo cơ hội để VCNLĐ phát triển trong Trung tâm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Thị Lụa (2013). “Quản trị nhân lực trong công ty TNHH sản xuất phụ tùng ô tô xe máy Việt Nam (VAP), luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội

2. Hoàng Văn Hải, Vũ Thùy (2011). Giáo trình quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Thống Kê

3. Hoạt động quản trị nhân lực trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam http://www.vjol.info/index.php/bct-cn1/article/viewFile/9972/9142

4. http://vi.wikipedia.org/wiki/Quản_trị_nhân_sự 5. http://www.quantrinhansu.com.vn/

6. Lê Văn Tâm (2000). Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống Kê và trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

7. Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Vân Điềm (2010). Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân

8. Nguyễn Thị Thanh Giang (2012). “Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, luận văn thạc sĩ, trường Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông

9. Nguyễn Thanh Hội (2002). Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Thống Kê

10. Nguyễn Thị Mai (2012). “Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực của công ty Cổ phần Sữa Quốc tế, luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội

11. Nguyễn Hữu Thân (2004). Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Thống Kê Thành phố Hồ Chí Minh

12. Nguyễn Hữu Thọ (2013). “Nghiên cứu công tác quản trị nhân lực tại công ty TNHH SHINHAN VINA, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội 13. Phân tích công việc trong quản trị nguồn nhân lực http://voer.edu.vn/m/phan-

tich-cong-viec-trong-quan-tri-nguon-nhan-luc/550d5b94

14. Trần Kim Dung (2009). Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Thống Kê

15. Viện nghiên cứu và đào tạo quản trị (2008). Quản trị nguồn lực trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động- xã hội

PHỤ LỤC 1

BẢNG ĐỊNH BIÊN LAO ĐỘNG NĂM 2014

TRUNG TÂM ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH

ĐVT: người TT Chức danh/vị trí công tác

Chức danh chuyên môn/nhiệm vụ Nhu cầu

(2014)

Hiện có (2013)

Đề nghị bổ sung

A Lãnh đạo Trung tâm 02 01 01

1 Giám đốc Chỉ đạo chung toàn bộ hoạt động của Trung tâm

01 01 00

2 Phó Giám đốc

Phó Giám đốc phụ trách về công tác ứng dụng, chuyển giao công nghệ và xây dựng cơ sở dữ liệu 01 00 01 B Các đơn vị trực thuộc I Phòng Hành chính - quản trị 04 03 01 1 Trưởng phòng Phụ trách chung 01 01 00 2 Viên chức 01 văn thư

01 công tác hành chính 01 công tác quản trị 03 02 01 II Phòng Kế hoạch – Tài vụ 07 05 02 1 Trưởng phòng Phụ trách chung, phụ trách Tài vụ 01 01 00 2 Phó trưởng phòng Phụ trách kế hoạch 01 01 00

3 Viên chức - 02 Kế toán viên - 01 thủ quỹ

- 03 viên chức kế hoạch

05 03 02

III Phòng Kỹ thuật – Công nghệ 09 06 03

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại trung tâm ứng dụng và phát triển công nghệ địa chính (Trang 107 - 152)