Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại trung tâm ứng dụng và phát triển công nghệ địa chính (Trang 62 - 65)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu là việc thu thập các tài liệu, thông tin có sẵn hoặc thông qua điều tra thực tế để phục vụ đề tài nghiên cứu, Trong đề tài chúng tôi thu thập số liệu từ nguồn sau:

* Nguồn thứ cấp: Là các tài liệu, thông tin có sẵn trong các sổ sách, tài liệu tại phòng Kế hoạch- Tài vụ, phòng Hành chính - Quản trị các thông tin về tình hình lao động và công tác quản trị nhân lực. Ngoài ra, số liệu thứ cấp còn được thu thập thông qua các sách, các báo cáo khoa học, các nghiên cứu về vấn đề liên quan đã được xuất bản, giáo trình, các website và tạp chí có liên quan.

* Nguồn sơ cấp: Điều tra trực tiếp bằng mẫu in sẵn phù hợp với tình hình Trung tâm. Thu thập thông tin, số liệu bằng phương pháp quan sát, phỏng vấn, điều tra trực tiếp, các ghi chép có liên quan tại Trung tâm. Tại Trung tâm nghiên cứu sẽ tiến hành phỏng vấn cán bộ quản lý và viên chức, người lao động về chính sách đãi ngộ lao động của Trung tâm như chế độ lương, thưởng, phúc lợi, xử phạt và công tác đánh giá lao động. Lấy 50% số lượng mẫu trên tổng số viên chức, người lao động của Trung tâm (tương đương 30 VCNLĐ).

Đối với trưởng bộ phận và cán bộ quản lý, mỗi vị trí tương ứng với các công việc khác nhau nên tác giả lấy 100% số lượng mẫu (tương đương 10 cán

bộ quản lý), tập trung đánh giá một số mặt về kỹ năng chuyên môn, công việc quản lý và một số kỹ năng khác của cán bộ quản lý trong Trung tâm. Ở phần đánh giá, tác giả chỉ đánh giá một cách khái quát chung xem các cán bộ quản lý đáp ứng được yêu cầu công việc ở mức độ nào: chưa đáp ứng, đáp ứng thấp, đáp ứng trung bình, đáp ứng khá hay đáp ứng tốt. Số mẫu điều tra viên chức, người lao động của Trung tâm được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4: Mẫu điều tra các cán bộ quản lý và người lao động của Trung tâm người lao động của Trung tâm

ĐVT: Người

STT Đơn vị

Đối tượng điều tra Cán bộ quản lý (100%) Người lao động (50%)

1 Lãnh đạo Trung tâm 2

2 Phòng Hành chính - Quản trị 1 3

3 Phòng Kế hoạch – Tài vụ 2 4

4 Phòng Kỹ thuật – Công nghệ 1 5

5 Trung tâm Phát triển CNĐC 1 6

6 Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao CNĐC 2 7 7 Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao CNĐC

Phía Nam

1 5

Tổng số 10 30

Nguồn: Số liệu điều tra 2015

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu sau khi được thu thập qua sổ sách, báo cáo, tài liệu và qua phiếu điều tra cũng như phỏng vấn trực tiếp sẽ được nhập và xử lý bằng phần mềm Excel, tiến hành phân tổ thống kê để làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích và rút ra những kết luận từ thực tiễn.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Thông tin, số liệu sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp, xử lý và lựa chọn những số liệu, thông tin liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu thông qua các phương pháp sau:

* Phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối: đối chiếu các chỉ tiêu nghiên cứu từ đó xác định xu hướng mức độ biến động của các chỉ tiêu. Phương pháp này được sử dụng để so sánh quy mô, kết cấu và công tác quản trị nhân lực của công ty qua các năm. Đề tài sử dụng 2 phương pháp so sánh:

- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc, kết quả so sánh này biểu hiện khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.

- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc, kết quả so sánh này biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế,

*Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân trong thống kê để phân tích các kết quả nghiên cứu phản ánh quy mô, tốc độ phát triển của doanh nghiệp và công tác quản trị nhân lực.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu

* Chỉ tiêu về số lượng, chất lượng của viên chức, người lao động trong Trung tâm:

- Tuổi, giới tính viên chức, người lao động trong Trung tâm

- Trình độ học vấn, chuyên môn của viên chức, người lao động trong Trung tâm

- Số lượng lao động đang làm việc theo tính chất công việc

* Chỉ tiêu nghiên cứu về tài sản, kết quả hoạt động sự nghiệp của Trung tâm. * Các chỉ tiêu liên quan đến QTNL của Trung tâm:

- Dự báo nhu cầu lao động của Trung tâm

- Kết quả tuyển dụng và tình hình lao động nghỉ việc của Trung tâm - Số người trong Trung tâm được đào tạo

- Tình hình thu nhập và sử dụng thời gian lao động của Trung tâm

- Các chế độ phúc lợi, khen thưởng và xử phạt của Trung tâm dành cho viên chức, người lao động.

- Số viên chức, người lao động được tăng lương và vi phạm quy chế của Trung tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại trung tâm ứng dụng và phát triển công nghệ địa chính (Trang 62 - 65)