Tạo động lực trong lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại trung tâm ứng dụng và phát triển công nghệ địa chính (Trang 38 - 39)

Phần 1 Mở đầu

2.1.7.5Tạo động lực trong lao động

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.7.5Tạo động lực trong lao động

Một tổ chức chỉ có thể đạt được năng suất cao khi có những nhân viên làm việc tích cực và sáng tạo. Điều đó phụ thuộc vào cách thức và phương pháp mà những người quản trị sử dụng để tạo động lực lao động cho nhân viên. Bởi vấn đề tạo động lực trong lao động thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, nâng cao năng suất lao động.

Để tạo được động lực cho người lao động, người quản trị cần phải có những kế hoạch, phương hướng thực hiện một cách rõ ràng, chủ yếu tập trung vào một số nội dung chính sau:

- Xây dựng định mức lao động, nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng người lao động.

Để phát huy sức mạnh tập thể và tinh thần làm việc hăng say, nhà quản trị nên xây dựng mục tiêu và nhiệm vụ cho đội ngũ nhân viên. Và khi đó, những nhiệm vụ cần phải thực hiện đó là:

+ Xác định mục tiêu hoạt động của tổ chức và làm cho người lao động hiểu rõ mục tiêu đó.

+ Xác định nhiệm vụ cụ thể và các tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao động. Ở đây, các bản mô tả công việc và tiêu chuẩn thực hiện công việc đóng vai trò quan trọng.

+ Đánh giá thường xuyên và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người lao động, từ đó giúp họ làm việc tốt hơn.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hoàn thành nhiệm vụ.

việc giúp cho nhân viên nhận thấy rằng, công việc mà họ đang làm hợp với chuyên môn, kỹ năng của mình, cũng như có thể giúp họ phát triển về nghề nghiệp và tương lai. Song song với đó nhà quản trị phải làm cho nhân viên cảm nhận mình là một phần tử quan trọng của công ty, khi đó họ sẽ yêu công ty và làm việc hăng say hơn. Các bước thực hiện như sau:

+ Phân công bố trí lao động một cách hợp lý đảm bảo ”đúng người đúng việc” tránh tình trạng làm trái ngành trái nghề gây khó khăn trong công việc cho người lao động.

+ Cung cấp đầy đủ, kịp thời các điều kiện cần thiết phục vụ cho công việc. - Loại trừ các trở ngại khi thực hiện công việc của từng người lao động.

- Kích thích vật chất, tinh thần cho người lao động.

Muốn thúc đẩy sự phát triển của con người thì cần phải có sự kích thích về cả hai mặt tinh thần và vật chất để tạo ra được một sức mạnh tổng hợp, cụ thể: kích thích vật chất nhằm tác động vào mặt sinh học, kích thích tinh thần nhằm tác động vào mặt xã hội. Do đó, các nhà quản trị phải có những chính sách cụ thể tạo động lực cho người lao động để họ có thể cống hiến hết khả năng của bản thân.

+ Sử dụng tiền công, tiền lương như một công cụ cơ bản để kích thích vật chất đối với người lao động.

+ Sử dụng hợp lý các hình thức khuyến khích tài chính như: tăng lương tương xứng thực hiện công việc, áp dụng các hình thức trả công khuyến khích, các hình thức tiền thưởng, phần thưởng... để nâng cao nỗ lực thành tích lao động của người lao động.

+ Sử dụng hợp lý các hình thức khuyến khích phi tài chính để thỏa mãn các nhu cầu tinh thần của người lao động như: khen ngợi, tổ chức thi đua, xây dựng bầu không khí tâm lý- xã hội tốt trong các tập thể lao động, tạo cơ hội học tập, phát triển, tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề, đào tạo mới cho người lao động, tạo cơ hội nâng cao trách nhiệm trong công việc, cơ hội thăng tiến...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại trung tâm ứng dụng và phát triển công nghệ địa chính (Trang 38 - 39)