Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại trung tâm ứng dụng và phát triển công nghệ địa chính (Trang 52)

Phần 1 Mở đầu

2.2 Cơ sở thực tế

2.2.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

2.2.2.1. Về giáo dục – đào tạo

Nghiên cứu, học tập và vận dụng kinh nghiệm của các nước trong lĩnh vực đào tạo sử dụng quản trị nhân lực là một công việc hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc tham khảo và lựa chọn cần phải được tiến hành một cách thận trọng và khoa học phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam nói chung, cụ thể tại một số thành

phố như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…

Quán triệt quan điểm về thực hiện chiến lược phát triển nhân lực cho từng đơn vị, cơ quan, tổ chức và từng địa phương.

Thực hiện hiệu quả cải cách hệ thống giáo dục - đào tạo, nhất là đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng cho người lao động, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục - đào tạo.

Thực hiện cải cách về chương trình giáo dục, đào tạo, cách dạy và học, tăng cường kết hợp giáo dục – đào tạo với sản xuất, kinh doanh, xây dựng đề án phát triển nhân lực trong từng giai đoạn phát triển của xã hội.

Thực hiện chính sách nâng cao thể lực và đạo đức người lao động.

Cần quan tâm, phát huy những tiềm năng hiện có và tăng cường năng lực cho đội ngũ “lao động chất xám”. Từ đó hình thành đội ngũ các nhà khoa học giỏi, góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu, giáo dục đào tạo.

Khuyến khích các mô hình đào tạo sử dụng quản trị nhân lực có hiệu quả tiến tới xây dựng quản trị phù hợp.

2.2.2.2. Về sử dụng và quản trị nhân lực

Có chính sách linh hoạt trong việc tuyển dụng và giữ chân người tài giỏi trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, quan tâm đến những quyền lợi về vật chất và tinh thần của người lao động.

Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả, thực hiện “chế độ tham dự’’ theo mô hình của Nhật Bản trong một số cơ quan, doanh nghiệp.

Phát huy hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp (hoạt động theo hình thức “ Công đoàn trong nhà’’ như tại Nhật Bản), nhằm tăng cường sự ổn định và phát triển doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo những quyền lợi của người lao động…

Tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu người lao động, chú trọng giới thiệu người lao động đến các nước có nền kinh tế phát triển, ổn định, quan tâm đến quyền lợi và đời sống của người lao động xuất khẩu.

Khuyến khích Việt kiều, đặc biệt là các nhà khoa học, du học sinh – sinh viên tốt nghiệp về thành phố công tác, xây dựng kế hoạch đào tạo và thu hút nhân tài cho thành phố và đất nước.

Một số thành phố và tỉnh cần thành lập cơ quan chuyên trách về phát triển nhân lực, nhân tài.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Giới thiệu sơ lược về Trung tâm Ứng dụng và Phát triển công nghệ địa chính chính

TRUNG TÂM ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH. Đại diện : Ông Đinh Hồng Phong Chức vụ : Giám đốc

Địa chỉ: Số 78/9 Đường Giải Phóng - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội; Điện thoại: 04.37759885; Fax: 04.37759885;

Tài khoản: 11525071392012 tại ngân hàng thương mại CP kỹ thương VN (Techcombank) CN phòng giao dịch Đội Cấn HN;

Mã số thuế: 0105658886

E-mail: info@vilis.vn; info-hcm@vilis.vn Loại hình: Đơn vị sự nghiệp công lập

Trung tâm Ứng dụng và Phát triển công nghệ địa chính trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai được thành lập từ tháng 10 năm 2011 trên cơ sở chuyển nguyên trạng Trung tâm Cơ sở dữ liệu và Hệ thống thông tin, Cục Viễn thám quốc gia sang Tổng cục Quản lý đất đai.

3.1.2. Chức năng nhiệm vụ

* Vị trí và Chức Năng

1. Trung tâm Ứng dụng và Phát triển công nghệ địa chính là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, có chức năng giúp Tổng cục trưởng trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ mới trong lĩnh vực quản lý đất đai

2. Trung tâm ứng dụng và Phát triển công nghệ địa chính là đơn vị sự nghiệp dự toán cấp III, tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

* Nhiệm vụ và Quyền hạn

về hoạt động của Trung tâm; chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý đất đai.

2. Xây dựng các chương trình, đề án, dự án, mô hình thử nghiệm về ứng dụng và phát triển công nghệ mới trong đo đạc địa chính, quy hoạch sử dụng đất, đăng ký thống kê đất đai, định gia đất và tổ chức thực hiện sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh và cấp huyện; tham gia xây dựng cơ sở dũ liệu đất đai cấp quốc gia.

4. Kiểm tra, nghiệm thu các chương trình, đề án, dự án, sản phẩm về ứng dụng và phát triển công nghệ trong lĩnh vực đất đai theo phân công của Tổng cục trưởng.

5. Chủ trì hoặc phối hợp trong việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về công nghệ mới ứng dụng trong lĩnh vực đất đai.

6. Thực hiện các dịch vụ chuyển giao, ứng dụng công nghệ địa chính; công nghệ thông tin; tư vấn lập, nghiệm thu các chương trình, dự án liên quan đến công nghệ địa chính; đo đạc lập bản đồ địa chính; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất; lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thống kê, kiểm kê đất đai; xây dựng bản đồ giá đất; điều tra xây dựng bản đồ đánh giá tiềm năng sử dụng đất và bản đồ chuyên đề trong lĩnh vực đất đai theo quy định của pháp luật.

7. Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cái cách hành chính của Tổng cục.

8. Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, viên chức, người lao động, tài chính, tài sản thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm theo phân cấp của Tổng cục và theo quy định của Pháp luật.

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm 02 khối, khối quản lý gồm 03 phòng chức năng do Giám đốc Trung tâm quản lý trực tiếp và khối thi công gồm 03

Trung tâm trực thuộc do Phó Giám đốc Trung tâm quản lý trực tiếp theo sự chỉ đạo của Giám đốc Trung tâm, cụ thể:

+ Giám đốc: Chỉ đạo, điều hành Trung tâm thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn do Tổng cục Quản lý đất đai giao, chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Tổng cục và trước pháp luật về điều hành Trung tâm; Quản lý trực tiếp Phòng Hành chính - Quản trị, Phòng Kế hoạch – Tài vụ, Phòng Kỹ thuật – Công nghệ.

+ Phó Giám đốc được Giám đốc phân công phụ trách 03 Trung tâm trực thuộc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về những quyết định của mình.

+ Phòng Hành chính - Quản trị: thực hiện công tác quản trị về công tác hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ, hợp tác quốc tế, tổ chức cán bộ và thi đua khen thưởng thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm.

+ Phòng Kế hoạch – Tài vụ: quản lý và tổ chức thực hiện công tác kế hoạch, tài chính - kế toán thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm

+ Phòng Kỹ thuật – Công nghệ: quản lý kỹ thuật, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học và định hướng phát triển công nghệ trong lĩnh vực quản lý đất đai.

+ Trung tâm Phát triển công nghệ địa chính: phát triển, thử nghiệm công nghệ mới trong lĩnh vực quản lý đất đai.

+ Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ địa chính: là đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản tiền gửi theo quy định của pháp luật; có chức năng ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực quản lý đất đai.

+ Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ địa chính phía Nam: là đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản tiền gửi theo quy định của pháp luật; có chức năng ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực quản lý đất đai tại các tỉnh phía Nam.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu Tổ chức của Trung tâm Ứng dụng và Phát triển công nghệ địa chính

Nguồn: Phòng Hành chính - Quản trị năm 2015

3.1.4. Tình hình nhân lực Trung tâm

Nhân lực là một trong những yếu tố cơ bản trong hoạt động của Trung tâm, là điều kiện cần thiết hàng đầu, là nguồn lực lớn thúc đẩy sự phát triển của đơn vị. Trung tâm Ứng dụng và Phát triển công nghệ địa chính tiền thân là

“Trung tâm Cơ sở và Hệ thống thông tin”, được thành lập vào năm 2006. Đến

nay, trải qua 10 năm hình thành và phát triển, đội ngũ viên chức và người lao động của Trung tâm đã có sự phát triển về số lượng và chất lượng.

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒN G HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ PHÒNG KẾ HOẠCH TÀI VỤ PHÒNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH TRUNG TÂM ỨNG DỤNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM ỨNG DỤNG VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH PHÍA NAM

Bảng 3.1: Tình hình lao động của Trung tâm giai đoạn 2013 - 2015

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh

SL (người) Tỷ lệ % SL (người) Tỷ lệ % SL (người) Tỷ lệ % 14/13 (%) 15/14 (%) Bình quân (%) Tổng lao động 45 100 56 100 69 100 124 123 124 1. Theo giới tính - Nam 26 57,78 34 60,71 42 60,87 131 124 127 - Nữ 19 42,22 22 39,29 27 39,13 116 123 119 2. Theo trình độ

- Đại học và trên đại học 37 82,22 48 85,71 60 86,96 130 125 127

- Cao đẳng và trung cấp 8 17,78 8 14,29 9 13,04 100 113 106

3. Theo tính chất lao động

- Lao động gián tiếp 17 37,78 20 35,71 28 40,58 118 140 128

- Lao động trực tiếp 28 62,22 36 64,29 41 59,42 129 114 121

Nguồn: Phòng Hành chính - Quản trị năm 2015

Những năm qua Trung tâm luôn là một đơn vị có uy tín trong ngành về lĩnh vực ứng dụng và phát triển phần mềm quản lý đất đai. Qua bảng tình hình lao động Trung tâm giai đoạn 2013- 2015 ta thấy:

- Theo giới tính: Số lao động nam của công ty chiếm khoảng 60% do Trung tâm tập trung vào hoạt động phát triển phần mềm và chuyển giao công nghệ tại các địa phương, đòi hỏi phải thường xuyên đi công tác và áp lực công việc cao... Tỉ lệ giữa số lao động nam và nữ của Trung tâm không có sự thay đổi lớn qua các năm 2014 và 2015.

- Theo trình độ: Khoảng 90% lao động của Trung tâm có trình độ đại học và trên đại học, số này phân bổ đều giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp do đòi hỏi khả năng xử lý thông tin trên các máy móc hiện đại và có trình độ kỹ thuật cũng như trình độ chuyên môn cao. Số lao động có trình độ này có xu hướng tăng qua các năm: năm 2015 tăng so vớinăm 2013 là 5,76% và tăng so với năm 2014 là 1,45% do viên chức, người lao động Trung tâm tự học nâng cao trình độ và do Trung tâm ưu tiên tuyển dụng những lao động có trình độ cao.

Như vậy, có thể kết luận theo tính chất là một Trung tâm chuyên hoạt động trong lĩnh vực ứng dụng và chuyển giao công nghệ nên Trung tâm Ứng dụng và Phát triển công nghệ địa chính có đội ngũ lao động có trình độ chiếm tỷ lệ cao. Bộ phận QTNL của Trung tâm nằm ở phòng Hành chính - Quản trị

3.1.5. Cơ cấu tài sản và kết quả hoạt động sự nghiệp của Trung tâm

* Cơ cấu tài sản

Bảng 3.2: Cơ cấu tài sản của Trung tâm năm 2013-2015

Chỉ tiêu Năm 2013 (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Năm 2014 (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Năm 2015 (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Năm 14/13 (%) Năm 15/14 (%) Bình quân (%) Tổng tài sản 7,54 100 25,51 100 36,88 100 338 145 221 Tài sản ngắn hạn 5,52 73,21 19,7 77,22 29,4 79,72 356 149 230 Tài sản dài hạn 2,02 26,79 5,81 22,78 7,48 20,28 288 129 192

Qua bảng 3.2 trên cho thấy cơ cấu tài sản của Trung tâm thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn và giảm tỷ trọng tài sản dài hạn. Vì Trung tâm chủ yếu là chuyển giao phần mềm cho các địa phương nên vốn tập trung chủ yếu vào tài sản ngắn hạn còn tài sản dài hạn tập trung chủ yếu là tài sản cố định hữu hình như văn phòng làm việc tại phía Nam, máy móc, kho lưu dữ liệu... Từ năm 2013 đến năm 2014, tài sản ngắn hạn của Trung tâm đều tăng do sự gia tăng tỷ trọng của tiền và các khoản phải thu.

Năm 2014, Trung tâm cắt giảm một lượng tài sản cố định không sử dụng đến, do đó tài sản dài hạn so với 2013 giảm 4 ,02 %. Năm 2015, tỷ trọng tài sản dài hạn giảm 2,49% do Trung tâm đã thu hồi được các khoản đầu tư tài chính dài hạn, đồng thời kiểm soát chặt các danh mục đầu tư.

Như vậy, qua phân tích tình hình tài sản của Tr u n g tâ m ở trên, ta có thể kết luận là sự giảm xuống của tỷ trọng tài sản dài hạn làm cho năng lực tự chủ tài chính của Trung tâm tăng lên được một phần.

*Kết quả hoạt động sự nghiệp của Trung tâm

Bảng 3.3: Kết quả hoạt động sự nghiệp của Trung tâm

Chỉ tiêu 2013 (tỷ đồng) 2014 (tỷ đồng) 2015 (tỷ đồng) So sánh 14/13 (%) 15/14 (%) Bình quân (%) Tổng doanh thu 4,5 15,33 17,79 341 116 199 Lợi nhuận sau thuế 0,23 0,92 1,16 409 126 227

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài vụ năm 2015

Từ bảng 3.3 cho thấy lợi nhuận của công ty liên tục tăng với tốc độ khá cao, năm 2014 tăng 84,57% so với năm 2013 tương ứng 490 triệu đồng và năm 2015 tăng 7,73% so với năm 2014 tương ứng 690 triệu đồng. Đó là do trong năm 2014 Trung tâm ký được nhiều hợp đồng dịch vụ về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai có giá trị cao, đồng thời do kinh phí Tổng cục Quản lý đất đai giao cho Trung tâm cũng tăng lên, nhất là năm 2014.

3.1.6. Các công trình, dự án nổi bật 2013-2015

* Dự án Đào tạo và triển khai mô hình quản lý cơ sở dữ liệu đất đai cho các tỉnh thuộc dự án VLAP

- Mô tả dự án: Trên cơ sở phần mềm ViLIS 2.0, dự án thực hiện việc triển khai đào tạo, chuyển giao công nghệ phần mềm ViLIS cho 9 tỉnh thực hiện dự án VLAP trên cả 3 cấp tỉnh, huyện xã. Triển khai đồng bộ một hệ thống quản lý và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai cho 9 tỉnh VLAP sau khi cơ sở dữ liệu đất đai của dự án đã hoàn thành.

- Thời gian thực hiện: từ 2011 đến nay

- Hạng mục Trung tâm thực hiện: Trung tâm chủ trì thực hiện.

* Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của thành phố Hồ Chí Minh”

- Mô tả: Công trình tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của toàn bộ 24 quận huyện trên địa bàn của TP. Hồ Chí Minh để phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai của Sở Tài nguyên và Môi trường. Đây là một dự án xây dựng cơ sở dữ liệu cấp tỉnh lớn nhất cả nước hiện nay, với 24 đơn vị quận, huyện (317 xã phường) trên tổng số hơn 1,7 triệu thửa đất.

- Thời gian thực hiện: 2009 - 2013.

- Hạng mục Trung tâm thực hiện: Trung tâm là đơn vị thi công thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại trung tâm ứng dụng và phát triển công nghệ địa chính (Trang 52)