Đào tạo và phát triển nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại trung tâm ứng dụng và phát triển công nghệ địa chính (Trang 36 - 38)

Phần 1 Mở đầu

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.7.4 Đào tạo và phát triển nhân lực

- Khái niệm

Đối với một đơn vị hoạt động, đào tạo là nội dung quan trọng và cấp bách vì nếu như đơn vị có cơ sở vật chất hiện đại, máy móc công nghệ cao, mặt hàng đa dạng nhưng nhân viên kém hiểu biết, thiếu kiến thức thì xem như đơn vị đó không thể phát triển mạnh được.

Đào tạo là hoạt động nhằm mục đích nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của người lao động để đáp ứng quá trình làm việc của họ được thuận lợi, và công việc có hiệu quả cao hơn.

Phát triển là quá trình cung cấp năng lực cần thiết, chuẩn bị sẵn sàng những hoạt động phát triển trong tương lai cho tổ chức, mà các nhóm hoặc cá nhân sẽ tự nguyện thực hiện.

- Vai trò

+ Người lao động sẽ được học tập, đào tạo thêm nhằm thúc đẩy làm việc tốt hơn.

+ Nhân viên sẽ đáp ứng được yêu cầu công việc của tổ chức, sẽ giúp hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị phát triển cao.

-+ Đào tạo và Phát triển nhân lực là một trong những biện pháp tích cực tăng khả năng thích ứng của tổ chức trước sự thay đổi của môi trường.

- Quy trình đào tạo và phát triển nhân lực:

Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển:

Chương trình đào tạo phổ biến giúp cho nhân viên củng cố, phát huy thêm kiến thức và bên cạnh đó góp phần vào mục tiêu chiến lược của tổ chức và đáp ứng các nhu cầu cần thiết của tổ chức.

Bước 2: Lập kế hoạch đào tạo và phát triển: Những kỹ năng cụ thể cần được đào tạo; Số lượng và cơ cấu học viên; Thời gian đào tạo; Chi phí đào tạo;

Đào tạo theo phương pháp nào? • Bước 3: Thực hiện kế hoạch

Triển khai kế hoạch theo quy trình vạch sẵn • Bước 4: Đánh giá đào tạo và phát triển

Kết quả chương trình đào tạo bao gồm kết quả nhận thức, sự thoả mãn của người học đối với chương trình đào tạo, khả năng áp dụng những kiến thức và khả năng lĩnh hội từ chương trình đào tạo, sự thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Từ các kết quả trên có thể đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của chương trình đào tạo.

- Đào tạo bồi dưỡng nhân lực:

Đào tạo chia làm 2 mảng: đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài + Đào tạo trong công việc:

Là các phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó nhân viên sẽ được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật để phục vụ cho công việc của mình. Việc đào tạo này sẽ diễn ra trong đơn vị, có người hướng dẫn, đào tạo trực tiếp. Có những phương pháp sau:

Đào tạo theo chỉ dẫn công việc: Đây là phương pháp phổ biến nhất để dạy các kỹ năng thực hiện công việc. Bắt đầu bằng sự giới thiệu về vị trí, công việc nhân viên đảm nhận. Sau đó sẽ được chỉ dẫn tận tình từng công việc, từng bước, từng nhiệm vụ để nhân viên có thể hiểu rõ và làm việc thuần thục.

Kèm cặp và chỉ bảo: Phương pháp này sẽ có một người cấp trên kèm cặp,

hướng dẫn cho một người cấp dưới, giúp cho họ nhận thấy được công việc rõ ràng và hình dung ra được nhiệm vụ trong tương lai.

Luân chuyển và thuyên chuyển công việc: Là phương pháp điều chuyển người có năng lực tốt, có tố chất ở công việc cũ, sẽ chuyển sang công việc khác để nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

+ Đào tạo ngoài công việc:

Là phương pháp người học việc sẽ được tách khỏi sự thực hiện các công việc thực tế của đơn vị.

Tổ chức các lớp học nghiệp vụ.

Hội nghị hoặc hội thảo.

Đào tạo theo kiểu chương trình hoá với sự trợ giúp của máy tính. Đào tạo từ xa.

- Phát triển nhân lực

Phát triển nhân lực là việc làm thường xuyên của mỗi đơn vị xuất phát từ yêu cầu mục tiêu kinh doanh, giúp đơn vị có đủ nhân lực. Ngoài ra phát triển nhân lực còn giúp cho người lao động tìm ra được hướng đi cho mình, tạo cho họ môi trường thuận lợi để họ làm việc tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại trung tâm ứng dụng và phát triển công nghệ địa chính (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)