Phần 1 Mở đầu
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.5.1 Đặc điểm hoạt động
Sự tồn tại của các đơn vị sự nghiệp công lập là một tất yếu khách quan gắn liền với tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thông qua các đơn vị sự nghiệp công lập, Nhà nước cung ứng những sản phẩm, dịch vụ đặc thù mang tính định hướng, chiến lược quốc gia, đảm bảo cho việc tổ chức, duy trì các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước được thực thi hiệu quả, góp phần phân phối
lại thu nhập xã hội, thực hiện các chính sách phúc lợi công cộng, đồng thời hỗ trợ cho các ngành, lĩnh vực kinh doanh hoạt động bình thường, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo nhân lực, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hoá, sức khỏe của nhân dân. Các đơn vị sự nghiệp công lập mang bốn đặc trưng sau:
- Các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.
- Sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp công lập là sản phẩm mang lại lợi ích chung, có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất, giá trị tinh thần xã hội và có thể sử dụng chung cho nhiều người, nhiều đối tượng trên phạm vi rộng.
- Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước
- Các đơn vị sự nghiệp công lập dù hoạt động trong lĩnh vực nào, có nguồn thu hay không đều giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân và thực thi các chính sách xã hội của Nhà nước.
Các đặc trưng trên tạo nên cơ sở để nhận diện đơn vị sự nghiệp công lập, còn các đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập chi phối trọng yếu tới tổ chức hạch toán kế toán tại mỗi đơn vị sự nghiệp công lập theo tác giả gồm:
Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập thường rất đa dạng, ngoài hoạt động chính là hoạt động sự nghiệp các đơn vị có thể tham gia các hoạt động thực hiện dự án, đơn đặt hàng của nhà nước hoặc các hoạt động kinh doanh khác. Mỗi hoạt động trong đơn vị sự nghiệp công lập được trang trải bằng một nguồn kinh phí khác nhau và số lượng các hoạt động không giống nhau ở tất cả các đơn vị. Chính sự khác nhau trong hoạt động này dẫn đến sự khác nhau trong khối lượng công việc, do đó ảnh hưởng lớn tới việc xác định khối lượng và phân công công việc, bố trí nhân lực và xây dựng quy chế hoạt động trong bộ máy nhân lực nhằm thực hiện tốt công việc quản trị nhân lực tại đơn vị.
Các đơn vị sự nghiệp công lập là một bộ phận trong hệ thống các đơn vị của bộ máy quản lý nhà nước nên luôn chịu sự chi phối của Nhà nước thông qua các công cụ quản trị đặc biệt là quản trị nhân lực. Các đơn vị này phải chịu sự điều tiết theo một cơ chế nhân lực nhất định và cơ chế nhân lực này có thể không giống nhau với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các ngành, các lĩnh vực khác nhau. điều
đó dẫn đến các thông tin cần thiết từ nhân lực phục vụ cho quản trị nhân lực cũng sẽ khác nhau, đặc điểm này đòi hỏi bộ máy nhân lực phải được xây dựng phù hợp đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin thích hợp cho quản trị.
Các đơn vị sự nghiệp công lập có thể hoạt động theo các mô hình khác nhau, có thể là mô hình một cấp hoặc mô hình nhiều cấp có nhiều đơn vị trực thuộc. Các đơn vị trực thuộc, nếu xét về phạm vi địa lý có thể tập trung trên một địa bàn nhất định hoặc phân tán trên nhiều phạm vi lãnh thổ khác nhau. Mặt khác, các đơn vị sự nghiệp công lập thường hoạt động trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể và chịu sự quản trị trực tiếp của một ngành tương ứng, do vậy trong hoạt động của các đơn vị này không những bị ảnh hưởng bởi sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn mà còn bị ảnh hưởng bởi các mô hình phân cấp quản trị nói chung trong đó có quản trị nhân lực. Đặc điểm này quyết định mối liên hệ giữa các đơn vị các cấp khi xây dựng mô hình tổ chức bộ máy nhân lực.