.3 Quy trình tuyển dụng lao động hợp đồng của Trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại trung tâm ứng dụng và phát triển công nghệ địa chính (Trang 73 - 99)

Bước Đơn vị thực hiện Quy trình

1 Phòng Hành chính – Quản trị Lập kế hoạch tuyển dụng

Thông báo tuyển dụng

Tiếp nhận, phân loại hồ sơ

Phỏng vấn và ghi kết quả Tổng hợp kết quả, lựa chọn ứng viên Ký hợp đồng lao động 2 Phòng Hành chính – Quản trị 3 Phòng Hành chính – Quản trị 4 Hội đồng tuyển dụng 5 Phòng Hành chính – Quản trị

6 Giám đốc Trung tâm

Nguồn: Phòng Hành Chính - Quản trị năm 2015

Bước 4: Hội đồng tuyển dụng Trung tâm tiến hành phỏng vấn và ghi kết

quả vào “bảng đánh giá kết quả phỏng vấn”

Bước 5: Phòng Hành chính - Quản trị tổng hợp kết quả, lựa chọn ứng viên trình Giám đốc Trung tâm xem xét xin ý kiến của Tổng cục Quản lý đất đai.

Bước 6: Sau khi có ý kiến của Tổng cục Quản lý đất đai, Trung tâm Ứng

dụng và Phát triển công nghệ địa chính ký hợp đồng lao động thử việc 2 tháng, hợp đồng tập sự 10; sau 2 lần ký hợp đồng và hết thời hạn nếu người lao động hoàn thành nhiệm vụ thử việc và tập sự sẽ được Trung tâm ký hợp đồng chính thức (loại hợp đồng 3 năm).

Cũng giống như Quy trình tuyển dụng viên chức, Quy quy trình tuyển dụng lao động hợp đồng của Trung tâm không có phần kiểm tra, trắc nghiệm, không có phần đánh giá kết quả tuyển dụng; đây cũng là một hạn chế Trung tâm cần xem xét bổ sung để công tác tuyển dụng được hoàn thiện hơn.

* Kết quả tuyển dụng lao động mới của Trung tâm

Do đặc thù của Trung tâm là đơn vị sự nghiệp công lập nên số lao động chính thức với Trung tâm có 2 loại là viên chức và lao động hợp đồng; việc tuyển dụng viên chức có thể ứng viên là những lao động hợp đồng đang làm việc tại Trung tâm; Vì vậy ở đây ta xem xét kết quả tuyển dụng lao động mới, là những người hiện không làm việc tại Trung tâm.

Hàng năm, số lao động được tuyển dụng mới để ký hợp đồng làm việc chính thức với Trung tâm là không nhiều do chủ trương hạn chế ký thêm hợp đồng lao động mới của Tổng cục Quản lý đất đai, điều này được thể hiện trong bảng kết quả tuyển dụng của Trung tâm từ năm 2013 đến năm 2015.

Bảng 4.2: Kết quả tuyển dụng lao động mới của Trung tâm từ năm 2013 đến năm 2015

Đơn vị

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

NC (người ) TT (người) TT/ NC (%) NC (người) TT (người) TT/ NC (%) NC (người) TT (người) TT/ NC (%) Phòng Hành chính - Quản trị 0 0 0 1 1 100 0 0 0 Phòng Kế hoạch – Tài vụ 1 1 100 2 2 100 3 2 67 Phòng Kỹ thuật – Công nghệ 0 0 0 2 1 50 2 2 100 Trung tâm Phát triển CNĐC 2 1 50 3 2 67 3 3 100 Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao CNĐC 2 2 100 4 4 100 6 5 83 Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao CNĐCPN 1 1 100 3 3 100 2 2 100 Tổng cộng 6 5 83 15 13 87 16 14 88

Nguồn: Phòng Hành chính - Quản trị năm 2015

Qua bảng 4.2 cho thấy hàng năm Trung tâm vẫn tiến hành tuyển dụng thêm lao động mới ở tất cả các bộ phận. Trong 3 năm, Trung tâm liên tục ký được các dự án mới về phát triển phần mềm và xây dự cơ sở dữ liệu đất đai nên hàng năm Trung tâm đều có nhu cầu tuyển dụng lao động mới, đặc biệt là lao động kỹ thuật làm việc tại các Trung tâm trực thuộc. Số lao động tuyển dụng thực tế so với nhu cầu không có chênh lệch nhiều (trung bình khoảng 85%/năm) do Tổng cục QLĐĐ hạn chế số lượng ký mới HĐLĐ và đã được kiểm soát bằng định biên lao động hàng năm. Để đáp ứng yêu cầu công việc, Trung tâm phải huy động lực lượng lao động thực tế làm việc ngoài giờ bằng hợp đồng thuê khoán chuyên môn.

* Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi

Bảng 4.3: Tình hình lao động theo độ tuổi

Độ tuổi 2013 2014 2015 So sánh SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) 14/13 (%) 15/14 (%) BQ (%) Dưới 25 9 20 12 21 15 22 133 125 129 Từ 25 – 35 31 69 35 63 44 64 113 126 119 Từ 35 - 50 5 11 9 16 10 14 180 111 141 Tổng 45 56 69

Nguồn: Phòng Hành chính - Quản trị năm 2015

Từ bảng trên cho thấy phần lớn lao động của Trung tâm có độ tuổi rất trẻ, trong cả 3 năm, lao động có độ tuổi từ 25 đến 35 luôn chiếm tỷ lệ cao hơn 60% trong tổng số lao động, lực lượng lao động này rất năng nổ, nhiệt tình, chịu khó và khéo léo; tuy nhiên, lực lượng lao động này có tâm lý làm việc không ổn định, dễ bị phân tán và có khả năng nhảy việc khá cao. Lao động của công ty có độ tuổi dưới 25 chiếm tỷ lệ khoảng trên 20%, đây là lực lượng lao động có ít kinh nghiệm, chủ yếu trong quá trình thử việc và tập sự. Lao động có độ tuổi từ 35-50 số lượng tuy ít, khoảng 13% nhưng là những lao động chủ chốt, có kinh nghiệm và có tâm lý ổn định. Do Trung tâm không có sự thay đổi nhiều về lao động nên tỷ lệ từng độ tuổi không có sự thay đổi nhiều qua các năm, nó tỷ lệ thuận với số lao động tăng lên.

*Tình hình tuyển dụng và nghỉ việc của lao động tại Trung tâm

Bảng 4.4: Tình hình tuyển dụng và nghỉ việc của lao động trong Trung tâm qua các năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số lao động 45 100 56 100 69 100 Tuyển mới 5 11 13 23 14 20

Thôi việc, chuyển

công tác 4 9 2 4 1 1

Qua bảng trên ta thấy hàng năm, số lượng lao động tuyển mới cao hơn số lượng thôi việc. Đó là do bên cạnh việc tuyển lao động bù vào số người nghỉ việc thì Trung tâm có nhu cầu tuyển dụng thêm nhân viên mới phục vụ cho nhu cầu nhiệm vụ của Trung tâm. Cụ thể, năm 2013, tỷ lệ lao động nghỉ việc của công ty là 9%, trong khi tỷ lệ lao động tuyển mới là 11%. Đến năm 2014 tỷ lệ lao động tuyển mới tăng lên 23% và tỷ lệ lao động nghỉ việc giảm xuống 4%. Sang năm 2015 thì tỷ lệ thôi việc chỉ còn 1% nhưng tỷ lệ lao động tuyển vẫn tăng lên là 20%. Tỷ lệ lao động nghỉ việc của Trung tâm có xu hướng giảm qua các năm, số lao động tuyển mới tăng cao, điều đó thể hiện sự ổn định và phát triển của Trung tâm.

Công tác tuyển dụng nhân lực của Trung tâm được đánh giá từ nguồn điều tra tháng 2 năm 2016 như sau:

Biểu đồ 4.2: Ý kiến đánh giá về tuyển dụng nhân lực của Trung tâm

ĐVT: %

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016

Qua biểu đồ có thể thấy công tác tuyển dụng của Trung tâm ở mức chấp nhận được, để hoàn thiện công tác tuyển dụng Trung tâm cần làm tốt nội dung “xác định nhu cầu tuyển dụng”, đây là khâu quan trọng quyết định đến khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của Trung tâm.

4.1.3 Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nhân lực

Chương trình đào tạo hàng năm tại Trung tâm Ứng dụng và Phát triển công nghệ địa chính được triển khai theo kế hoạch đào tạo chung của Tổng cục Quản lý đất đai. Chương trình đào tạo do Tổng cục Quản lý đất đai tổ chức, Phòng Hành chính - Quản trị Trung tâm chủ trì đề xuất nhu cầu đào tạo và theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện. Quy trình đào tạo được thể hiện bằng sơ đồ 4.4.

Sơ đồ 4.4: Quy trình đào tạo của Trung tâm Ứng dụng và Phát triển công nghệ địa chính

Bước Trách nhiệm Quy trình

1 Phòng Hành chính - Quản trị

Trưởng các bộ phận Xác định nhu cầu đào tạo

Đề xuất nhu cầu đào tạo trình Tổng cục QLĐĐ

Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo

Theo dõi, tổng hợp kết quả và lưu hồ sơ đào tạo

2 Giám đốc Trung tâm

3 Tổng cục Quản lý đất đai

4 Phòng Hành chính - Quản trị

Nguồn: Phòng Hành chính - Quản trị năm 2015

Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo

Phòng Hành chính - Quản trị chủ trì kết hợp cùng Trưởng các bộ phận xác định nhu cầu đào tạo dựa trên số lượng lao động hiện có, thực trạng chuyên môn, kế hoạch thực hiện công việc, quỹ thời gian dành cho đào tạo…

Bước 2: Quyết định nhu cầu đào tạo

Giám đốc Trung tâm căn cứ vào tổng hợp nhu cầu đào tạo của Phòng Hành chính - Quản trị, thực trạng nhân lực Trung tâm, kế hoạch triển khai công việc trong năm để đề xuất Tổng cục Quản lý đất đai nhu cầu đào tạo.

Bước 3: Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo

Tổng cục Quản lý đất đai căn cứ vào đề xuất nhu cầu đào tạo của các đơn vị, số kinh phí được giao xây dựng kế hoạch đào tạo gồm: đào tạo trong nước, đào tạo nước ngoài, đào tạo các khóa kỹ năng mềm và quản lý chuyên môn.

Kế hoạch ghi cụ thể: đối tượng đào tạo, số lượng học viên, yêu cầu về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ lãnh đạo quản lý, trình độ ngoại ngữ, tin học… chi phí và thời gian dự kiến tổ chức.

Các khóa kỹ năng mềm và quản lý chuyên môn tập trung vào các nội dung sau: Kỹ năng lãnh đạo, Kỹ năng quản trị, Kỹ năng thuyết trình, Kỹ năng viết báo cáo, Kỹ năng lập kế hoạch, Kỹ năng quản trị thời gian, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng phối hợp giải quyết vấn đề, Kỹ năng phân tích và phát triển tổ chức, Kỹ năng quản trị dự án, Kỹ năng quản trị và điều hành, Kỹ năng đàm phán.

Bước 4: Theo dõi, tổng hợp kết quả và lưu hồ sơ đào tạo

Thực hiện theo kế hoạch đào tạo của Tổng cục Quản lý đất đai, Phòng Hành chính - Quản trị Trung tâm có nhiệm vụ tổ chức và theo dõi chương trình đào tạo, tổng hợp kết quả báo cáo Lãnh đạo Trung tâm, báo cáo Tổng cục Quản lý đất đai và lưu hồ sơ đào tạo.

Qua quy trình đào tạo của Trung tâm Ứng dụng và Phát triển công nghệ địa chính có thể thấy chương trình đào tạo của Trung tâm còn phụ thuộc vào kế hoạch đào tạo chung của Tổng cục Quản lý đất đai. Do phụ thuộc nên nhu cầu đào tạo thường không đúng với đề nghị của Trung tâm; ngoài ra, trong quá trình triển khai công việc khi phát sinh nhu cầu đào tạo, Trung tâm cũng không có kinh phí đào tạo để tổ chức; điều này ảnh hưởng nhiều đến yêu cầu về chất lượng nhân lực cho Trung tâm.

Quy trình đào tạo cũng thiếu bước đánh giá, phân tích hiệu quả của công tác đào tạo đối với khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, đây là cũng là bước rất quan trọng Trung tâm cần bổ sung để công tác đào tạo đi vào thực chất hơn.

Kết quả đào tạo của Trung tâm từ năm 2013 đến năm 2015 được thể hiện trong bảng sau:

Nhìn vào bảng kết quả đào tạo của Trung tâm có thể nhận thấy số lượng người được đào tạo qua các năm có xu hướng tăng lên, đối tượng đào tạo tập trung nhiều ở cấp Lãnh đạo Trung tâm và cấp Phòng, nhất là đào tạo về lý luận chính trị và quản lý nhà nước. Về đào tạo chuyên môn số nhân viên được cử đi đào tạo cũng ít hơn so với cấp lãnh đạo, vấn đề này là chưa hợp lý trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động lao động chuyên môn, kỹ thuật.

Bảng 4.5: Kết quả đào tạo của Trung tâm qua các năm

ĐVT: Người

Đối tượng đào tạo

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Lý luận chính trị Quản lý nhà nước Chuyên môn, kỹ năng mềm Lý luận chính trị Quản lý nhà nước Chuyên môn, kỹ năng mềm Lý luận chính trị Quản lý nhà nước Chuyên môn, kỹ năng mềm Lãnh đạo Trung tâm 0 1 1 1 1 2 1 0 2 Lãnh đạo Phòng 0 3 8 2 5 10 3 7 10 Nhân viên 0 1 2 0 0 4 0 1 5 Tổng 15 25 29

Nguồn: Phòng Hành chính - Quản trị năm 2015

Chi phí đào tạo của Trung tâm đều do Tổng cục Quản lý đất đai chi trả. Thời gian đào tạo về quản lý nhà nước là 3 tháng do Trường học Tài nguyên môi trường tổ chức và thuê chuyên gia, giảng viên các trường đại học về giảng dạy. Đào tạo về chuyên môn, kỹ năng mềm từ 3 đến 6 ngày do Tổng cục Quản lý đất đai tự tổ chức và thuê các chuyên gia liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn để giảng dạy. Kết quả đều đạt 100% hoàn thành khóa đào tạo nhưng Trung tâm chưa có đánh giá kết quả đào tạo đối với hiệu quả công việc.

* Phát triển nhân lực:

Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghệ đòi hỏi người lao động có trình độ chuyên môn cao nên vấn đề phát triển nhân lực của Trung tâm là cần phải ưu tiên phát triển về chất lượng nhân lực, vừa phát huy tối đa hiệu quả công việc vừa thỏa mãn nhu cầu về vị trí việc làm cho người lao động.

Tuy nhiên, trong những năm vừa qua Trung tâm chưa có định hướng để phát triển nhân lực; do đó, Trung tâm chưa có sự rà soát, đánh giá nhân lực để từ đó có kế hoạch khuyến khích, đào tạo, sắp xếp vị trí việc làm phù hợp. Người lao động khi được nhận vào làm việc tại Trung tâm ở vị trí nào thì thường ở nguyên vị trí đó, không có sự điều chuyển, vì vậy không tạo ra được động lực và cơ hội để người lao động thể hiện năng lực của mình.

Biểu đồ 4.3: Ý kiến đánh giá về công tác đào tạo và phát triển nhân lực của Trung tâm

ĐVT: %

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015

Qua biểu đồtrên có thể thấy công tác đào tạo và phát triển nhân lực của Trung tâm là không tốt, tập trung ở hầu hết các bước của quy trình đào tạo nhất là bước đánh giá đào tạo khi Trung tâm không quan tâm thực hiện.

4.1.4. Chính sách đãi ngộ lao động của Trung tâm

4.1.4.1. Chế độ tiền lương

Chế độ tiền lương tại Trung tâm Ứng dụng và Phát triển công nghệ địa chính được thể hiện trong Quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm, từ năm 2013 đến năm 2015 Trung tâm chưa có sự điều chỉnh về chế độ tiền lương trong quy chế, cụ thể:

* Căn cứ xây dựng quỹ lương

- Đối với lao động trực tiếp: Căn cứ kế hoạch chi được duyệt, xác định khối lượng và đơn giá sản phẩm của dự án, nhiệm vụ theo kế hoạch năm để xác định quỹ lương. Quỹ lương được lấy từ nguồn chi phí nhân công và một phần chi phí chung của các dự án, nhiệm vụ.

- Đối với lao động gián tiếp: Quỹ lương được xác định từ chi phí chung của các dự án sử dụng ngân sách và chi phí quản lý dự án của các dự án dịch vụ do

Trung tâm quy định. Ngoài ra để đẩy nhanh tiến độ, tùy trường hợp cụ thể hàng năm Lãnh đạo trung tâm, thủ trưởng đơn vị xem xét quyết định tăng cường lực lượng của khối quản lý hỗ trợ một phần công việc cho bộ phận trực tiếp hoặc trực tiếp thực hiện một số hạng mục công việc của các dự án, nhiệm vụ thì giá trị khối lượng nhân công thực tế hoàn thành được tính cho chi phí quỹ lương sẽ được bổ sung một phần từ chi phí nhân công trực tiếp vào quỹ lương của lao động gián tiếp.

Quỹ tiền lương, tiền công của đơn vị được sử dụng không vượt quá tổng quỹ tiền lương, tiền công quyết toán được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

* Phương thức xây dựng quỹ lương

Căn cứ vào quỹ tiền lương, tiền công và kết quả hoạt động tài chính trong năm của trung tâm, Giám đốc quyết định sau khi thống nhất với tổ chức Công đoàn và công khai trong trung tâm việc trả lương, trả công và thu nhập tăng thêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại trung tâm ứng dụng và phát triển công nghệ địa chính (Trang 73 - 99)