Phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi các trang trại trên toàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 76 - 80)

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA

4.1.4. Phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi các trang trại trên toàn huyện

a. Trồng trọt

Trong hai loại hình trang trại chăn nuôi và trang trại tổng hợp thì hoạt động trồng trọt không phải là hoạt động sản xuất chính của các trang trại nhưng nó cũng là một trong những hoạt động sản xuất đem lại nguồn thu đều đặn và thường xuyên. Từ việc canh tác tận dụng diện tích đất trang trại để trồng các cây ngắn ngày và cây dài ngày. Trồng trọt đã đem lại một khoản thu đáng kể cho chủ trang trại và góp phần hạn chế những rủi ro trong sản xuất ban đầu tạo nên sự ổng định bền vững của kinh ế trang trại. Cụ thể một số loại cây trồng được các trang trại đặt trọng tâm là.

Bảng 4.11. Diện tích gieo trồng một số cây trồng chính của trang trại (Tính bình quân /1 trang trại) (Tính bình quân /1 trang trại)

Đơn vị: m2

TT Diễn giải TT chăn nuôi (n=24) TT tổng hợp (n=5) Bình quân (n=29) 1 Lúa 6439.93 131.04 5329.60 3 Bí xanh 1126.98 22.93 932.68 4 Dưa leo 804.99 16.38 666.20 6 Khoai tây 2414.97 49.14 1998.60 7 Rau các loại 1609.98 32.76 1332.40

8 Cây ăn quả 3702.96 75.35 3064.50

Qua nghiên cứu trên tổng số 24 trang trại chăn nuôi. Hầu hết trang trại lựa chọn cây lúa làm cây trồng chính trên đất nông nghiệp sẵn có ngoài ra hướng trồng các cây ăn quả dài ngày cũng là lựa chọn tối ưu khi mà đặc thù các trang trại vớn nhân lực ít, thời gian tập trung cho chăn nuôi lớn thì việc lựa chọn hướng canh tác ít tốn công, hiệu quả là điều cần thiết. Dưa bao tử, khoai tây, rau các loại chỉ là thay đổi cơ cấu giống tăng thêm nguồn thu và cung cấp thêm một phần thức ăn cho gia súc và gia cầm của trang trại để giảm bớt chi phí trong sản xuất kinh doanh của trang trại.

Đối với các trang trại tổng hợp trên toàn huyện thì việc trồng trọt các loại cây trồng rau màu chủ yếu là cung cấp thêm nguồn thức ăn vào sản xuất của trang trại như chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Các loại cây như bí xanh, ngô, rau được sản xuất một ít trên diện tích đất màu của hộ, còn một phần lớn diện tích được các hộ trồng vụ đông trên diện tích đất 2 vụ để tăng hệ số sử dụng chủ yếu là các loại cây như: Lạc, cây ăn quả, khoai tây và nhiều hộ đã thuê thêm đất của các hộ không sản xuất vụ đông để trồng rau nhằm tăng thu nhập cho trang trại.

Bảng 4.12 Sản lượng một số cây trồng chính của trang trại

(Tính bình quân cho 1 trang trại)

ĐVT: kg

TT Diễn giải

TT chăn nuôi TT tổng hợp Bình quân

(n=24) (n=5) (n=29) 1 Lúa 5343,50 6432,61 406,07 2 Bí xanh 1438.8 3111,22 156,90 3 Dưa leo 15.286 93,803 3,76 4 Khoai tây 59.719 321,23 13,14 Rau các loại 0.00

5 Cây ăn quả 1368,57 301,422 57,59

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả, (2017) Như vậy, cây lúa vẫn là cây trồng được các trang trại đánh giá là cây trồng quan trọng nhất của trang trại, và 100% các trang trại đều có diện tích đất để trồng lúa, do vậy mà cây lúa là cây trồng có diện tích, sản lượng cao nhất của các trang trại. Ngoài ra còn một số cây trồng có sản lượng và giá trị cao như: cây ăn quả (nhãn, vải, xoài), lạc, rau các loại.

b. Sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản

Qua nghiên cứu Thuận Thành có hầu hết các trang trại chăn nuôi theo hướng gia công cho nhà máy chế biến cám như DABACO, CP.. việc lựa chọn hướng chăn nuôi như vậy đòi hỏi trang trại đủ tiềm lực về vốn đầu tư và có hệ thống chuống trại xây dựng với quy mô lớn. Việc lựa chọn chăn nuôi có nhiều tiềm năng nhưng cũng rất nhiều rủi ro lơn. Bên cạnh đó nuôi trồng thủy sản là một ngành sản xuất đem lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp với việc kết hợp giữa hai loại hình đem lại hiệu quả rõ dệt. Ngoài ra, các trang trại chăn nuôi còn thường kết hợp chăn nuôi với kinh doanh thức ăn chăn nuôi để hạn chế bớt rủi ro về giá cả thức ăn nên họ thường chăn nuôi với quy mô lớn. Trong quá trình nghiên cứu, có một số trang trại chăn nuôi một số giống vật nuôi đặc sản và điển hình như: vịt trời, lợn rừng, baba…

Bảng 4.13. Quy mô chăn nuôi một số giống vật nuôi chủ yếu của trang trại

Bình quân/trang trại TT Diễn giải ĐVT TT chăn nuôi (n=24) TT tổng hợp (n=5) Tính chung (n=29) Số con BQ/TT Số con BQ/TT 1 Tổng lợn thịt Con 19265 802,70 1230 246 706,72 2 Lợn nái Con 389 16,20 50 10 16,41 3 Gà thịt Con 56550 2356,30 3000 600 2053,45 4 Chăn nuôi gà đẻ Con 1050 43,80 2000 400 105,17 5 Vịt thương phẩm Con 1000 41,70 1230 0 34,48 6 Nuôi trồng thủy sản m2 M2 1654 3245,60 69 649,12 168,94

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả (2017) Qua nghiên cứu trung bình mỗi trang trại nuôi khoảng 706 con lợn thịt/trang trại/năm; khoảng 2.053 con gà/trang trại/năm; khoảng 105 con gà đẻ /trang trại/năm. Quy mô chăn nuôi của các trang trại chăn nuôi là lớn hơn rất nhiều so với các trang trại tổng hợp. Sản lượng sản xuất từ trang trại tính mức tương đối trên mỗi tháng.

Bảng 4.14. Sản lượng một số giống vật nuôi chính của trang trại

Đơn vị:kg

TT Diễn giải TT chăn nuôi

(n=24) TT tổng hợp (n=5) Tính chung (n=29) 1 Tổng lợn thịt 54584,17 16728 48057 2 Gà thịt 5007,03 1275 4364 3 Vịt thương phẩm 81,50 - 67 4 Nuôi trồng thủy sản 117,14 1103,50 287

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017) Sản lượng các loại vật nuôi của các trang trại cũng rất lớn: sản lượng thịt lợn hơi với trên 4,8 tấn/trang trại/năm; sản lượng thịt gà hơi khoảng 4,3 tấn/trang trại/năm; sản lượng thịt vịt hơi vào khoảng 67 kg/trang trại/năm và sản lượng cá vào khoảng 287kg /trang trại/năm. Sản lượng các giống vật nuôi khác nhau rất lớn giữa hai loại hình trang trại. Từ đó cho thấy các trang trại tại huyện Thuận Thành tập trung sản xuất theo hướng nuôi lợn thịt và nuôi vịt đem lại hiệu quả kinh tế cao.

c. Tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tại các trang trại

Sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế trang trại ngày nay có sự áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như kĩ thuật nuôi cá thâm canh; kĩ thuật chăn nuôi lợn hướng nạc, chăn nuôi gà công nghiệp có các hệ thống dây truyền tự động cho ăn, uống, hệ thống máy chế tạo thức ăn sẵn trong chăn nuôi, hệ thống giết mổ; biết lựa chọn bố trí cây trồng, vật nuôi hợp lý đạt hiệu quả kinh tế cao. Một số chủ trang trại có vốn lớn mua sắm trang thiết bị như: Ô tô, máy kéo, máy bơm, xây dựng chuồng trại, bể nuôi ươm, và trang thiết bị tiên tiến khác vào sản xuất, từng bước thực hiện cơ giới hóa quá trình sản xuất nên năng suất và chất lượng sản phẩm vượt trội so với hộ gia đình khác. Trong canh tác trồng trọt có áp dụng khoa học như: máy phun thuốc, máy reo hạt, máy thu hoạch, máy bón phân ... Tuy nhiên ngày nay mặc dù áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng còn gặp nhiều hạn chế vào trình độ lao động tại trang trại, trình độ quản lý vận hành máy móc. Bên cạnh đó nguồn lực vốn đầu tư cho các hệ thống công nghệ đó với chi phí rất lớn phần nào là cản trở lớn trong việc phát triển mở rộng mô hình kinh tế trang trại.

Bảng 4.15. Máy móc thiết bị của các trang trại năm 2017

TT Chỉ tiêu ĐVT

Trang trại chăn nuôi Trang trại tổng hợp Tính chung Số lượng TT sử dụng Số lượng TT sử dụng Số lượng TT sử dụng(%)

1 Máy bơm nước Cái 30 100 5 100 1,21 100

2 Hầm biogas Cái 24 41,70 5 44,40 1,00 43,30 3 Máy phát điện Cái 7 33,30 3 38,90 0,34 36,70

4 Máy nghiền Cái 9 41,70 3 50 0,41 46,70

5 Máy phun

thuốc Cái 34 25 5 27,80 1,34 26,70

6 Máy làm đất Cái 2 100 1 16,70 0,10 10,02

7 Quạt công

nghiệp Cái 35 66,70 6 55,60 1,41 60,02

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017) Các trang trại chăn nuôi: Với công nghệ chuồng kín có hệ thống làm mát, điều khiển nhiệt độ chuồng nuôi, máng ăn, vòi nước uống tự động đã được ứng dụng rộng rãi ở hầu hết các trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Nhờ ứng dụng công nghệ chuồng kín vào sản xuất đã giúp cho các các trang trại chăn nuôi có điều kiện mở rộng quy mô, tăng mật độ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên một đơn vị diện tích và bảo vệ an toàn đàn vật nuôi trước nguy cơ của dịch bệnh. Số lượng trang trại hiện đang đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật là 29/29 trang trại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)