Các loại hình kinh tế trang trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 29)

Hiện nay, có nhiều cách phân loại khác nhau đối với trang trại, mỗi nhà nghiên cứu dựa vào những tiêu chí khác nhau để phân loại, tùy vào đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng địa phương. Tuy nhiên để phân loại các loại hình trang trại dựa theo Thông tư số 69/2000/TTLT/BNN- TCT của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục thống kê đã ra ngày 23/6/2000. Ta có thể phân loại các trang trại như sau:

- Phân loại theo lĩnh vực sản xuất:

+ Trang trại tổng hợp.

+ Trang trại chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản) là trang trại có tỷ trọng giá trị sản lượng nông sản hàng hóa của ngành chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa của trang trại trong năm. Trường

hợp không có ngành nào chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa thì được gọi là trang trại tổng hợp. Ta có thể tổng hợp thành 3 loại hình kinh tế trang trại cơ bản sau:

Sơ đồ 2.1. Các loại hình kinh tế trang trại

Nguồn: Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,(2000)

- Phân loại theo hình thức quản lý theo Thông tư số 69/2000/TTLT/BNN-

TCT của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục thống kê đã ra ngày 23/6/2000.

+ Trang trại gia đình: toàn bộ tư liệu sản xuất đều thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, hộ gia đình là người tự quyết định tổ chức và sản xuất kinh doanh. Loại hình trang trại này sử dụng sức lao động trong gia đình là chính, kết hợp thuê nhân công phụ trong mùa vụ. Trang trại gia đình là mô hình sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp thế giới, chiếm tỷ trọng lớn về đất canh tác và khối lượng nông sản so với các loại hình sản xuất khác.

+ Trang trại hợp tác: là loại hình hợp tác tự nguyện của một số trang trại gia đình với nhau thành một trang trại quy mô lớn hơn để tăng thêm khả năng về vốn, tư liệu sản xuất và công nghệ mới tạo ra ưu thế cạnh tranh.

+ Trang trại cổ phần: là loại hình hợp tác các trang trại thành một trang trại lớn theo nguyên tắc góp cổ phần và hoạt động giống nguyên tắc của công ty cổ phần. Loại hình này chủ yếu phát triển trong lĩnh vực chế biến, tiêu thụ lâm sản.

+ Trang trại uỷ thác: là loại hình trang trại mà chủ trang trại uỷ thác cho bà con, bạn bè quản lý từng phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh trong khoảng thời gian nhất định khi chủ trang trại đi làm việc khác.

- Trang trại trồng trọt

+ Trang trại trồng cây hàng năm

+ Trang trại trồng cây lâu năm

+ Trang trại lâm nghiệp

- Trang trại chăn nuôi

+ Trang trại chăn nuôi gia súc: trâu, bò..

+ Chăn nuôi gia súc: Lợn, Dê + Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan

- Trang trại nuôi trồng thủy sản

- Phân loại theo cơ cấu sản xuất

+ Trang trại kinh doanh tổng hợp: là loại nông trại sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, gắn trồng trọt với chăn nuôi, nông nghiệp với các ngành nghề khác.

+ Trang trại sản xuất chuyên môn hoá: là trang trại tập trung sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm như trang trại chuyên nuôi gà, vịt, lợn và bò sữa, chuyên trồng hoa, rau, chuyên nuôi trồng thuỷ sản.

- Phân loại theo hình thức sở hữu:

+ Chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất đất đai, công cụ máy móc đến chuồng trại, kho bãi (thường là trang trại gia đình) đây là loại hình phổ biến ở các nước.

+ Chủ trang trại sở hữu một phần tư liệu sản xuất phần còn lại phải đi thuê người khác ví như phải thuê phải thuê máy móc, chuồng trại, kho bãi.

+ Trang trại thuê toàn bộ tư liệu sản xuất của chủ khác để sản xuất kinh doanh. Chủ trang trại hoàn toàn không có tư liệu sản xuất mà đi thuê toàn bộ cơ sở của một trang trại hoặc của Nhà nước để sản xuất, không chỉ máy móc, thiết bị, kho tàng, chuồng trại mà cả đất đai mặt nước rừng cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)