Đặc điểm kinh tế xã hội trong huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 54 - 57)

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội trong huyện

3.1.2.1. Tình hình dân cư, lao động

a. Về dân số

Tổng dân số toàn huyện Thuận Thành là 160.064 người; tổng số sinh 2.755 người, giảm 125 người, mật độ dân số khá cao, đạt 1.281 người/km2 (mật độ dân số trung bình của cả tỉnh Bắc Ninh khoảng 1.226 người/km2, của vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 910 người/km2 và cả nước 250 người/km2.

Bảng 3.1. Dân số trung bình huyện Thuận Thành giai đoạn 2010 - 2016

Đơn vị: Người

Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo khu vực

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2010 144.615 70.883 73.732 11.565 133.050 2011 146.563 72.071 74.492 11.514 135.049 2012 149.056 73.398 75.658 11.967 137.089 2013 150.920 74.624 76.296 12.302 138.618 2014 154.719 76.776 77.943 13.193 141.526 2015 156.421 77.543 78.878 13.338 143.083 2016 161.367 80.367 81,479 13.802 147.565

3.1.2.2. Các nghành kinh tế

Tổng sản phẩm địa phương GRDP trong năm 2017 đạt gần 4.740 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 9,4%, tăng 0,1% so với năm 2016. Trong đó giá trị tăng trưởng khu vực nông, lâm, thủy sản giảm 0,17%%, khu vực công nghiệp xây dựng tăng 11,1%, khu vực dịch vụ tăng 11,1%. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng, khu vực nông, lâm thủy sản chiếm 11,3%, khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 43,4%, dich vụ chiếm 45,3%. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt trên 6.272 tỷ đồng, tăng 12,3% so với năm 2016.

Tính đến hết năm 2017 tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ tăng, chiếm 89,6%, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp còn 10,3% (UBND huyện Thuận

Thành, 2017). Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 37 triệu đồng, tăng 3,4

triệu đồng so với năm 2015, vượt kế hoạch đề ra.

- Nghành chăn nuôi, thủy sản

+ Chăn nuôi: Hiện nay, tập quán chăn nuôi trên địa bàn huyện dần thay đổi sang hình thức chăn nuôi bán công nghiệp hoặc công nghiệp. Số hộ chăn nuôi với số lượng lớn ngày càng nhiều. Số trang trại trong những năm gần đây trên địa bàn huyện tăng nhanh.

Đàn trâu, bò có xu hướng tăng từ năm 2013 đến nay. Đàn lợn có số lượng tăng qua các năm 2012-2016, ở mức từ 82.780 con năm 2012 tăng lên 85.770 con năm 2016. Sang năm 2017 do giá lợn giảm mạnh do đó tổng đàn lợn trên toàn huyện giảm xuống còn 55.519 con.

Bảng 3.2. Số lượng đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2012-2017 Năm Đàn trâu Năm Đàn trâu (con) Đàn bò (con) Đàn lợn (con) Đàn gia cầm (nghìn con) 2012 170 1.810 82.780 563,2 2013 190 1.780 83.510 559,9 2014 193 1.850 84.406 569,3 2015 208 1.950 84.904 593,2 2016 234 1.974 85.770 601,0 2017 407 2.105 55.519 557,0

+ Thủy sản: Duy trì diện tích nuôi trồng thủy sản, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất, giá trị và hiệu quả kinh tế. Giai đoạn 2013-2017 diện tích thủy sản giảm xuống từ 545ha xuống 509,7ha năng suất cá nuôi tăng, sản lượng nuôi trồng và khai thác tăng từ 3.088 tấn lên 5.533,4 tấn.

Bảng 3.3. Diện tích, sản lượng thủy sản huyện giai đoạn 2013-2017

Năm 2013 2014 2015 2016 2017

Diện tích nuôi trồng (ha) 545 545 545 545 509,7 Sản lượng thủy sản ( tấn) 3.088 3.096 3.301 3.565 5.533,4

Nguồn: UBND huyện Thuận Thành (2013-2017) Với việc phát triển diện tích nuôi thủy sản với mô hình nuôi cá lồng trên sông Đuống. Sản lượng thủy sản tăng đáng kể.

- Ngành công nghiệp, thương mai và dịch vụ

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từng bước phát triển, giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2013 đạt hoảng 1.595 tỷ đồng năm 2014 đạt 2.559 tỷ đồng, năm 2015 đạt 2.668 tỷ đồng. Tính đến năm 2017 ước đạt 4.293,5 tỷ đồng

Trong những năm gần đây, cùng với việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế từ kinh tế nông nghiệp nông thôn sang dần các ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ, huyện Thuận Thành đang đẩy mạnh phát triền dịch vụ, đã và đang từng bước đạt được những tiến bộ nhất định. Các lĩnh vực bán lẻ hàng hóa của huyện như: lương thực, thực phẩm, hàng may mặc, đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị, vật liệu xây dựng … Trong năm 2015, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ theo giá hiện hành trên địa bàn huyện đạt 1.586 tỷ đồng, mức độ tăng trưởng trung bình 11,9%/năm (UBND huyện Thuận Thành, 2017).

3.1.2.3. Kết cấu hạ tầng cơ sở

- Giao thông: Mạng lưới giao thông trong vùng phát triển rộng khắp trong vùng. Có đường ô tô đến tận trung tâm xã và thậm chí đến nhiều xóm nhỏ. Vùng nghiên cứu hiện có 2.747 km đường huyện, đường đô thị và 78,46km đường xã. Các tuyến đường Đô Thị: Đường HL1, đường HL2 (Đường nhánh), đường HL3 (đường nhánh), đường bờ Nam kênh Bắc.

- Hệ thống điện: Đến nay trên địa bàn có 100% dân cư có điện dùng trong sinh hoạt. Điện phục vụ nông nghiệp đã đáp ứng được điện cho các trạm

bơm của huyện, xã, phục vụ tốt công tác tưới và tiêu nước trong mùa mưa bão.Điện công nghiệp đã được kéo đến tận chân công trình, nhà máy xí nghiệp rất thuận tiện cho các phát triển các khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)