CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 39)

2.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại tại một số nước trên thế giới

2.2.1.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại tại một số nước Châu Âu

Trang trại có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá của các nước. Kinh tế trang trại gắn liền quá trình công nghiệp hoá của các nước từ thấp đến cao, chính công nghiệp hoá đặt ra yêu cầu khách quan để phát triển trang trại, cơ chế thị trường tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển. Vào cuối thế kỷ XVII, cuộc cách mạng tư sản đã phá bỏ triệt để các bãi chăn thả gia súc công và các cơ chế có lợi cho nông dân nghèo nên thúc đẩy quá trình tập trung ruộng đất và làm phá sản các nông trại nhỏ. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, khi diện tích bình quân một nông trại tăng lên 36 ha nhưng các nông trại nhỏ có diện tích dưới 5 ha vẫn chiếm đa số (Trần Đức, 1995).

Hiện nay ở Mỹ có khoảng 2,2 triệu trang trại, trong đó có 1,54 triệu trang trại gia đình chiếm 87%. Lực lượng này đã sản xuất hơn 50% sản lượng đậu tương và ngô của thế giới, xuất khẩu 40 - 50 triệu tấn lúa mỳ, 50 triệu tấn ngô, đậu tương,... Diện tích đất đai bình quân ở Mỹ hiện nay là 10ha/trang trại. Lao động làm thuê trong các trang trại ở Mỹ rất ít. Loại trang trại nhỏ thu nhập dưới 100.000 USD/năm không thuê lao động. Các trang trại có thu nhập từ 100.000 - 500.000 USD/năm cũng chỉ thuê 1 - 2,5 lao động. Các trang trại gia đình ở Mỹ nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên sản lượng nông sản làm ra của một lao động nông nghiệp năm 1990 đủ nuôi 80 người (Trần Đức, 1995).

Ở Pháp khối lượng nông sản hàng năm gấp 2,2 lần nhu cầu nội địa đã được cung cấp bởi 980.000 trang trại ở Pháp hiện nay. Tỷ suất hàng hoá và hạt ngũ cốc là 95%, thịt sữa 70 - 80%. Quy mô diện tích bình quân của trang trại ở

Pháp là 29,2 ha, 42% thu nhập của trang trại là từ ngoài nông nghiệp. Năm 1990 có 70% trang trại gia đình có ruộng đất, 30% trang trại phải lĩnh canh một phần hay toàn bộ (Đào Thế Tuấn, 1997).

Nhìn chung đối với các nước Châu âu việc phát triển kinh tế trang trại có những bước tiến đáng kể và được hình thành từ rất sớm qua đó đem lại những bài học cho việc phát triển kinh tế trang trại tại các nước đang phát triển.

+ Kinh tế trang trại có nhiều loại hình khác nhau, nhưng phổ biến nhất là trang trại gia đình vì nó phát huy thế mạnh vốn có của hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp.

+ Thực tế phát triển trang trại tại nhiều quốc gia trên thế giới lại cho phép đi đến kết luận: chính các trang trại gia đình quy mô nhỏ mới thực sự là chìa khóa để phát triển một nền nông nghiệp bền vững, lâu dài.

+ Trong các giai đoạn ban đầu kinh tế trang trại phát triển theo hướng kinh doanh tổng hợp bằng cách đa dạng hoá sản phẩm, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường sẽ từng bước đi vào chuyên môn hoá.

+ Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại không hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô đất đai. ở các nước châu Á như Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan diện tích các trang trại nhỏ nhưng hiệu quả sản xuất lại rất lớn.

2.2.1.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại tại một số nước Châu Á

Tại các nước Châu á kinh tế trang trại chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên, dân số nên có những đặc điểm khác với trang trại ở các nước Châu Âu về quy mô và số lượng trang trại.

Ở Nhật Bản, trang trại có vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp, bảo đảm lương thực, thực phẩm cho xã hội. Nhật Bản có xu hướng mở rộng quy mô trang trại lên từ 10-20 ha, nhưng vẫn chưa thực hiện được. Năm 1970 Nhật Bản có 5.342 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 1,1 ha/trang trại, đến 1993 còn 3.691 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 1.38 ha/trang trại (Nguyễn Điền và Trần Đức, 1993).

Ở Đài Loan năm 1970 có 916.000 trang trại với diện tích bình quân là 0,38 ha/trang trại, đến năm 1998 còn 739 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 1,21 ha/ trang trại. Ở Hàn Quốc năm 1965 có 2.507.000 trang trại có diện tích bình quân là 0,90 ha/trang trại, đến năm 1979 còn 1.772.000 trang trại có diện

tích bình quân là 1,20 ha/trang trại. Trang trại dưới 0.5 ha chiếm 29.7% từ 0,5-1 ha chiếm 34.7%, trên 1 ha chiếm 35,6%. Một số nước khác thuộc Châu Á như: Inđonesia, Malaixia…đang trong quá trình công nghiệp hoá nên luôn có sự biến động về số lượng và diện tích bình quân của trang trại (Nguyễn Điền và Trần Đức, 1993).

Ở Malaisia, để phát triển các vùng cây công nghiệp xuất khẩu, chính phủ đã tổ chức đưa hàng vạn hộ nông dân đến lập nghiệp theo phương thức trang trại trồng cao su, cọ dầu xuất khẩu. Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trước và sau đó mới đưa các hộ nông dân tự nguyện đến các địa bàn mới, lập trang trại, được giao đất và cho vay vốn, hướng dẫn kĩ thuật, cung cấp vật tư sản xuất và bao tiêu chế biến sản phẩm (Nguyễn Điền và Trần Đức, 1993).

Từ những kinh nghiệm chung trên đây, đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề phải suy nghĩ để vận dụng một cách phù hợp vào điều kiện cụ thể của nước ta.

2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại và những bài học kinh nghiệm tại một số địa phương ở Việt Nam tại một số địa phương ở Việt Nam

2.2.2.1. Quá trình hình thành kinh tế trang trại tại Việt Nam

Hình thức kinh tế trang trại ở nước ta đã xuất hiện sơ khai từ đời Lý, Trần…, trải qua các thời kỳ lịch sử, kinh tế trang trại có các tên gọi khác nhau như “Thái ấp”; “Điền trang”; Đồn điền”…Trước cách mạng và trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ có trang trại, đồn điền của địa chủ, chủ nông, chủ Tây. Các trang trại này phần lớn sử dụng lao động làm thuê từ tá điền, cũng là kiểu phát canh thu tô và công cụ sản xuất thủ công, sử dụng sức người, súc vật, sản xuất mang tính quảng canh, độc canh một số cây ngắn ngày là chính. Bên cạnh đó còn có kinh tế trang trại của những nhà tư sản trong nước và nước ngoài, một số tướng lĩnh thời nguỵ làm ăn kinh tế. Hình thức trang trại ở dạng các xí nghiệp nông nghiệp tư bản chủ nghĩa, đồn điền cao su, cà phê và những cây công nghiệp khác phục vụ cho mục đích làm giàu của chúng (Hội khoa học kinh tế Việt Nam,1999).

Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, từ khi thực hiện theo Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI và Nghị quyết Trung ương 5 khoá VII cũng như luật đất đai năm 1993, đã mở đường cho các thành phần kinh tế trong nông nghiệp phát triển và từ đó xuất hiện ngày một nhiều các mô hình kinh tế trang trại trên khắp cả nước. Bước sơ khai của kinh tế trang trại trong giai đoạn này

chủ yếu mang tính tự phát và cho đến nay phát triển kinh tế trang trại đã và đang trở thành vấn đề được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và khuyến khích phát triển (Đoàn Quang Thiệu, 2001).

Có nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế trang trại, nhưng nền tảng chủ yếu hình thành kinh tế trang trại là do vận động kinh tế hộ gia đình nông dân. Điều đó cho thấy chủ trang trại có năng lực thực sự để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá hướng đến người tiêu dùng và có khả năng trong quản lý, điều hành và áp dụng các tiến bộ mới vào sản xuất đáp ứng nhu cầu nông sản hàng hoá cho xã hội.

2.2.2.2. Xu hướng phát triển kinh tế trang trại tại Việt Nam

Kể từ khi thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung Ương (1981), Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân. Cho đến khi Chính phủ ban hành nghị quyết 03/2000/NQ - CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại đã nhấn mạnh chủ trương của Chính phủ trong việc phát triển kinh tế trang trại. Tạo điều kiện hợp pháp cho loại hình kinh tế trang trại phát huy năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua các chính sách ưu đãi về nhiều mặt đối với kinh tế trang trại. Xu hướng của các trang trại ngày nay:

Tích tụ và tập trung sản xuất: Các trang trại phát triển theo hướng mở rộng và tích tụ ruộng đất không còn canh tác theo kiểu nhỏ lẻ, manh mún. Hiện nay với các chính sách của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân phát triển kinh tế trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tạo hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó việc góp vốn, tích tụ vốn ở đây thực chất là tích luỹ vốn, làm tăng vốn tự có của trang trại để đầu tư mở rộng sản xuất, cho thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất canh tác.

Chuyên môn hoá sản xuất: Sản xuất ngày càng đi vào chuyên môn hoá theo xu hướng tất yếu trong phát triển kinh tế trang trại vì muốn sản xuất hàng hoá phải đi vào chuyên môn hoá sản xuất, nhưng do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mà sản xuất chuyên môn hoá trong các trang trại phải kết hợp với sản xuất đa dạng một cách hợp lý mới có thể khai thác có hiệu quả các nguồn lực đất, khí hậu, cơ sở vật chất và kỹ thuật, sức lao động, đồng thời hạn chế những rủi ro về thiên tai và biến động của thị trường.

Từ đó mở rộng các loại hình kinh tế trang trại với sự chuyên môn hóa sản xuất theo cây trồng, vật nuôi như có trang trại chuyên môn hoá cà phê, cao su,

cây ăn quả, chè, rau cao cấp, thuỷ sản, nuôi bò sữa, nuôi gia cầm, nuôi lợn. Nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh hoá sản xuất, hợp tác và phát triển

2.2.2.3. Những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế trang trại ở nước ta những năm qua

- Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển có hiệu quả

Theo kết quả tổng hợp sơ bộ của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản Trung ương, năm 2011, cả nước có 20.065 trang trại (tính theo tiêu chí mới). Trong đó, riêng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ có tới 11.697 trang trại, chiếm 58% tổng số trang trại trong cả nước. Trung du và miền núi phía Bắc có số trang trại ít nhất, với 587 trang trại, chiếm tỷ lệ 3%. Ở khu vực này, trang trại chăn nuôi chiếm đa số, với 506 trang trại. Số liệu được thể hiển qua biểu đồ 2.1 (Tổng cục thống kê, 2011).

Qua biểu đồ 2.1 ta thấy tỷ lệ trang trại phân bố không đều. Tình hình phát triển kinh tế trang trại khu vực trung du gặp nhiều khó khăn, điều kiện phát triển còn hạn chế.

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ trang trại phân bổ trên cả nước

Nguồn: Tổng cục thống kê (2011) Tính đến năm 2011, cả nước có 8.642 trang trại trồng trọt, chiếm 43% tổng số trang trại; 6.202 trang trại chăn nuôi, chiếm 30,9%; 4.443 trang trại nuôi trồng thuỷ hải sản, chiếm 22,1%; 737 trang trại tổng hợp, chiếm 3,7% và 51 trang trại lâm nghiệp, chiếm 0,3%.

Bảng 2.1. Tổng hợp loại hình trang trại trên cả nước

TT Loại hình trang trại Số lượng Tỷ lệ

1 Trang trại trồng trọt 8.642 43%

2 Trang trại chăn nuôi 6.202 30,9%;

3 Trang trại nuôi trồng thuỷ hải sản 4.443 22,1%

4 Trang trại tổng hợp 737 3,7%

5 Trang trại lâm nghiệp 51 0,3%

Tổng 100%

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2011) Qua số liệu trên cho thấy, số lượng trang trại trồng trọt chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, với 7.089 trang trại, chiếm tới 90,4% số trang trại trồng trọt trong cả nước. Số trang trại nuôi trồng thuỷ hải sản chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, với 4.090 trang trại, chiếm 92,3% tổng số trang trại thuỷ sản. Số trang trại chăn nuôi chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Hồng, với 4.240 trang trại, chiếm 68,3% tổng số trang trại chăn nuôi.

Trong giai đoạn 2011- 2016, kinh tế trang trại phát triển với tốc độ nhanh. Tại thời điểm 01/7/2016, có 33,5 nghìn trang trại nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 67,2% so với năm 2011, bình quân mỗi năm tăng 10,8%. Số trang trại nêu trên đã sử dụng 175,8 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 13,5% so với năm 2011. Tính ra năm 2016, bình quân một trang trại sử dụng 5,2 ha. Năm 2016, tổng số lao động thường xuyên của trang trại đạt 135,5 nghìn người, tăng 43,2% so với năm 2011, bình quân mỗi năm tăng 7,4% (Tổng cục Thống Kê, 2016 ).

Về hiệu quả, ngoài tạo việc làm cho hàng vạn lao động, các trang trại còn sản xuất ra một khối lượng lớn sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Tổng giá trị nông, lâm, thủy sản theo giá hiện hành thu được trong 12 tháng trước thời điểm 01/7/2016 của các trang trại đạt 92,3 nghìn tỷ đồng, gấp 2,4 lần năm 2011; giá trị sản phẩm, dịch vụ nông, lâm, thủy sản bán ra đạt 91,2 nghìn tỷ đồng, gấp 2,4 lần. Nếu loại trừ yếu tố giá thì giá trị thu từ nông, lâm, thủy sản trong 5 năm 2011- 2016 tăng 126,1%, bình quân mỗi năm tăng 17,7%; giá trị sản phẩm và dịch vụ

nông, lâm, thủy sản bán ra tăng 128,8%, bình quân mỗi năm tăng 18,0% (Tổng cục Thống Kê, 2016).

2.2.2.4. Những bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế trang trại ở một số địa phương tại Việt Nam

a. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Hưng Yên

Với chính sách đổi mới, hiệu quả đến nay toàn tỉnh Hưng Yên có 100% được cấp giấy chứng nhận về ruộng đất. Sau khi các trang trại được cấp giấy chứng nhận có nhiều cơ hội hơn trong tiếp cận vay vốn để phát triển sản xuất; tham gia các chương trình, đề án, dự án thuộc nhiều lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản của tỉnh, huyện; chủ trang trại được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức quản lý, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu…được Chi cục Phát triển nông thôn phối hợp cùng với các địa phương hỗ trợ về cơ chế, chính sách phát triển sản xuất như: tư vấn, chuyển giao kỹ thuật mới, xúc tiến thương mại…Từ đầu năm đến nay, Chi cục Phát triển nông thôn đã tổ chức tập huấn cho các chủ trang trại trong toàn tỉnh với những nội dung thiết thực với người làm trang trại như: Kinh tế trang trại trong thời kỳ hội nhập, sản xuất bền vững, an toàn, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm từ trang trại.

Theo tổng hợp của Chi cục Phát triển nông thôn, hiện nay toàn tỉnh có gần 730 trang trại, tăng gần 80 trang trại so với năm 2014. Các trang trại phát triển ổn định, bền vững với tốc độ khá, bước đầu đã có sự đầu tư về quy mô và diện tích, phần lớn các trang trại làm ăn có lãi, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, đưa kinh tế trang trại là mô hình kinh tế định hướng cho phát triển nông nghiệp ở khu vực nông thôn. Các trang trại tạo việc làm cho trên 1,7 nghìn lao động, doanh thu trung bình khoảng 2,5 tỷ đồng/trang trại/năm, một số trang trại chăn nuôi tiêu biểu có doanh thu lên tới hàng chục tỷ đồng/năm.

Điển hình một trong số những trang trại hoạt động hiệu quả là trang trại

tổng hợp của gia đình ông Lê Văn Thạo (xã Liên Nghĩa, Văn Giang) đang vào

mùa quả ngọt, ao cá chuẩn bị được kéo lưới. Ông Thạo chia sẻ: “Gắn bó với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 39)