Các điều kiện sản xuất của trang trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 97)

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG

4.2.5. Các điều kiện sản xuất của trang trại

4.2.5.1. Trình độ của chủ trang trại và người lao động

Chủ trang trại thường là người đóng vai trò quan trọng và quyết định đến phương hướng sản xuất kinh doanh của các trang trại. Các yếu tố quyết định đến năng lực, trình độ quản lý trang trại, năng lực ra quyết định của chủ trang trại là: tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, giới tính của chủ trang trại. Lực lượng lao động của các trang trại là một trong những nhân tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh, cần được tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý, tiếp thu ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ cho các chủ trang trại và những người lao động trong các trang trại... Chủ trang trại là người có trình độ thì việc tiếp thu những cái mới, tiến bộ mới nhanh hơn những chủ trang trại không có trình độ. Những chủ trang trại nào có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý tốt thì sẽ dễ dàng áp dụng các công nghệ tiến bộ vào sản xuất, dám đầu tư và quản lý, sử dụng các nguồn lực vào sản xuất một cách hợp lý có hiệu quả hơn.

Thực tế cho thấy, các chủ trang trại trên địa bàn huyện mới chỉ học hết phổ thông ít ai được đào tạo qua hệ trung cấp, sơ cấp nghề. Chính vì vậy, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc áp dụng các quy trình sản xuất làm cho hiệu quả sản xuất chưa cao.

Bảng 4.23. Thông tin chung về các trang trại điều tra năm 2017 TT Chỉ tiêu ĐVT Trang trại chăn nuôi Trang trại tổng hợp chung Tính TT Chỉ tiêu ĐVT Trang trại chăn nuôi Trang trại tổng hợp chung Tính

Tổng số trang trại TT 24 5 29

1 Chủ trang trại là nam % 80 100 100

2 Tuổi BQ của chủ trang tại Tuổi 43,50 45,17 44,50 3 Trình độ chuyên môn

Đại học, cao đẳng % 16,67 40 24,14

Trung cấp, sơ cấp % 29,17 40 31,03

Chưa qua đào tạo % 54,17 20 44,83

Qua nghiên cứu 29 trang trại trên địa bàn huyện, trong đó 80% chủ trang trại là nam và chính họ cũng là chủ hộ trong gia đình. Điều này hầu như cũng không ảnh hưởng nhiều đến quyết định sản xuất kinh doanh của trang trại vì khi quyết định sản xuất kinh doanh chủ trang trại thường bàn với gia đình để đi đến thống nhất, chủ trang trại chỉ là người đưa quyết định cuối cùng để các thành viên trong gia đình thực hiện theo phương hướng sản xuất và quy mô sản xuất của trang trại mình. Số liệu tổng hợp từ kết quả điều tra cho thấy, trình độ của chủ trang trại hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển KTTT. Phần lớn họ là nông dân, trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn còn hạn chế. Bên cạnh đó việc đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ chưa được quan tâm vì thế bước vào kinh doanh trong cơ chế thị trường không khỏi có những lúng túng, bế tắc, đôi khi mò mẫm trong sản xuất kinh doanh nên hiệu quả chưa cao.

4.2.5.2. Công nghệ chế biến sản phẩm của trang trại

Công nghệ chế biến sản phẩm ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất của trang trại. Hiện nay Đảng và Nhà nước quan tâm và có những chính sách thu hút các doanh nghiệp chế biến nông sản đầu tư về vùng nông thôn và các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp nhưng vẫn còn khá nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp đầu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn rất ít. Họ còn e ngại vấn đề pháp lý khi đầu tư vào khu vực sản xuất. Bắc Ninh là một tỉnh không chỉ thuận lợi về giao thông, với những tập đoàn nước ngoài đầu tư vào những khu công nghệp cao, hiện đại mà hiện nay với chính sách miễn giảm thuế thuê đất, chính sách thu hút trải thảm đỏ mời các dự án nông nghiệp từ Nhật, Trung Quốc… vào đầu tư. Toàn tỉnh có một số doanh nghiệp đầu tư và thu mua nông sản về chế biến để xuất khẩu những mặt hàng chính là các loại rau, quả. Đây không phải là mặt hàng chính của các trang trại nên việc hưởng lợi từ các doanh nghiệp này của các trang trại là không cao.

Qua nghiên cứu, các sản phẩm của trang trại hiện nay đều được bán ở dạng thô, chưa qua chế biến đóng gói. Do vậy, để KTTT phát triển, sản lượng hàng hóa từ các trang trại sản xuất ra bán được với giá cao thì trên địa bàn huyện Thuận Thành cần xây dựng được một số nhà máy chế biến để chế biến thành các sản phẩm để cung cấp đi các địa bàn khác để làm tăng trị giá của sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất cho người nông dân, tránh tình trạng được mùa mất giá, mất mùa thì được giá như hiện nay.

Mặt khác, các sản phẩm của nông nghiệp là các sản phẩm nếu không được bảo quản tốt trong quá trình vận chuyển như: dập nát các sản phẩm trồng trọt trong quá trình vận chuyển, gây chết đối với sản phẩm chăn nuôi và thủy sản, làm giảm giá trị của sản phẩm và khó có thể vận chuyển được xa. Chính vì vậy, nếu có thể chế biến sản phẩm ngay tại địa phương sẽ làm giảm giá thành sản xuất, bảo quản sản phẩm được lâu, tiêu thụ được nhiều thị trường, từ đó làm tăng giá và hiệu quả cho tất cả các tác nhân trong các chuỗi giá trị nông sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)