Những kết quả đạt được và những khó khăn trong phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 87 - 90)

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA

4.1.8. Những kết quả đạt được và những khó khăn trong phát triển kinh tế

trang trại ở huyện Thuận Thành

4.1.8.1. Kết quả đạt được

Sự hình thành và phát triển KTTT trong những năm qua với những kết quả và hiệu quả đạt được cao hơn hẳn kinh tế hộ tiểu nông trong vùng, phần nào đã khẳng định được ưu thế to lớn của loại hình trang trại sản xuất nông nghiệp, qua đó cũng thấy rằng việc phát triển kinh tế trang trại phù hợp với quy luật khách quan của kinh tế thị trường và phù hợp với điều kiện tự nhiên và tiềm năng sẵn có của huyện.

KTTT tuy mới hình thành và phát triển nhưng đã chứng tỏ nhiều lợi thế và có nhiều tích cực. Các trang trại đã khai thác tiềm năng đất đai, lao động, tiền vốn, biến những vùng đất xấu, đất trũng sản xuất bấp bênh, những vùng đất thường xuyên úng, hạn, sản xuất khó khăn, khi giao ruộng ổn định, lâu dài, không ai dám nhận, thì nay thành những mảnh vườn cây trái xanh tươi, trù phú, những vùng hồ mặt nước rộng và nuôi trồng các loại thuỷ đặc sản, giá trị thu nhập cao.

KTTT góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong nhân dân cho đầu tư phát triển, khai thác và sử dụng nguồn đất kém hiệu quả, cải thiện môi trường sinh thái, đã tạo thêm hàng nghìn việc làm tại chỗ và nâng cao thu nhập cho một số hộ nông dân, góp phần tích cực giải quyết nạn dư thừa lao động ở nông thôn.

Về tiêu thụ sản phẩm, bước đầu đã hình thành những mối quan hệ liên kết liên doanh giữa các trang trại với các đơn vị bên ngoài địa bàn, kể cả việc xuất khẩu, đặc biệt các chủ trang trại lại là người tích cực nhất trong việc tìm kiếm thị trường, chủ động tạo lập thị trường. Nhờ vậy KTTT đã làm thay đổi tập quán sản xuất tự cung tự cấp để chuyển sang sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường.

4.1.8.2. Những hạn chế tồn tại trong phát triển KTTT huyện

a. Về đất đai

nhận quyền sử dụng đất. Trong đó chủ yếu là trang trại tổng hợp. Các trang trại chăn nuôi hầu hết đều được cấp giấy chứng nhận do đó chủ trang trại sẵn sàng đầu tư xây dựng mở rộng quy mô. Tuy nhiên quá trình tập trung đất đai trên cơ sở chuyển nhượng, chuyển đổi giữa các hộ sử dụng diễn ra quá chậm.Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp còn ngắn và tư tưởng giữ đất để đền bù khi thu hồi nên việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tích tụ ruộng đất xây dựng trang trại còn gặp nhiều hạn chế. Mặt khác hiện này nhiều hộ mô hình gia trại, trang trại quy mô nhỏ cũng gặp phải khó khăn tương tự.

b. Về lao động

Qua nghiên cứu chủ trang trại (lao động quản lý) thì thực tế cho thấy chủ trang trại đa phần là nông dân có sự hiểu biết về kinh doanh hạn chế. Tuy có nhiều kinh nghiệm thực tế nhưng thiếu kiến thức kỹ thuật, tổ chức quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn trong nền kinh tế thị trường

+ Thiếu kinh nghiệm trong tổ chức quản lý và điều hành, hạch toán kinh tế.

+ Quy mô sản xuất quá tầm, thiếu vốn, thiếu đầu tư kỹ thuật trong khâu cây, con giống, phân bón và phòng trừ dịch bệnh.

+ Thiếu thông tin về giá cả thị trường tiêu thụ sản phẩm. + Thiếu chủ động trong liên kết hợp tác.

+ Chủ trang trại chưa xác định được phương hướng sản xuất phù hợp với đặc trưng và yêu cầu của đối tượng sản xuất và chưa gắn với thị trường.

Về lao động sản xuất chủ yếu là lao động phổ thông, số ít có kinh nghiệm thực tiễn nhưng thiếu kiến thức về kỹ thuật chuyên môn.

c. Về vốn

Tình trạng thiếu vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của trang trại là phổ biến. Thiếu vốn, các trang trại không thể mở rộng quy mô trang trại, không đầu tư chiều sau phát triển kinh tế trang trại. Nhu cầu vốn sản xuất là rất lớn, có đến 80% số trang trại đang thiếu vốn sản xuất. Vốn của các trang trại hiện tại phần lớn phải vay ở bên ngoài, lãi suất cao. Mặc dù, ngân hàng đã cho vay thế chấp nhưng thời gian vay ngắn nên chưa đủ thời gian để quay vòng vốn.

Bảng 4.20. Cơ cấu trang trại theo vốn đầu tư

TT Quy mô trang trại Số lượng trang trại Cơ cấu (%)

1 2 3 4 Dưới 500 triệu đồng Từ 500 - 800 triệu đồng Từ 800 - 1000 triệu đồng Trên 1000 triệu đồng 7 4 2 16 24,10 13,80 6,90 55,20 Tổng cộng 29 100,00

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017) Các chủ trang trại rất cần nguồn vốn vay khác mặc dù ngân hàng đã cho vay thế chấp nhưng thời gian vay quá ngắn (1 năm) chưa đủ thời gian để các trang trại quay vòng vốn.

Hộp 4.3. Ý kiến người dân về vốn sản xuất trang trại

d. Về thị trường tiêu thụ

Thị trường có vai trò tác động rất lớn đến hiệu quả của quá trình sản xuất nói chung và KTTT nói riêng. Thị trường đầu vào, đầu ra của trang trại bấp bênh, không ổn định, Đầu vào các chủ trang trại bị ép giá cao, đầu ra sản phẩm bán ra giá rất trôi nổi do yếu tố sản phẩm khi có sản phẩm không người mua, có người mua lại không có sản phẩm.

Hiện nay chủ yếu là bán cho thương lái và sản phẩm là thô chưa qua chế biến. Do lực lượng thương lái là lực lượng chính trong tiêu thụ nên giá cả trên thị trường các trang trại được biết chủ yếu thông qua thương lái. Hơn nữa, một trong “Đã làm kinh tế là phải đi vay vốn đó là điều hiển nhiên, làm nông nghiệp ít trang trại có đủ vốn đầu tư lắm. Chủ yếu là một phần vốn tự có ban đầu do tích lũy và còn lại đi vay. Trước đây khi mới làm đi vay chẳng biết vay ai chỉ biết ra ngân hàng lúc đó yêu cầu thủ tục rườm rà lắm. Sau nhờ an hem họ hàng vay mỗi người thêm ít đồng thời tính toán cân đối sản xuất để có nguồn thu tái đầu tư. Chứ làm trang trại vốn thu chậm đi vay lãi thì làm không nổi. Sau này khi được cấp chứng nhận trang trại đi vay ngân hàng cũng dễ hơn, một phần nữa do có nguồn thu từ chăn nuôi trồng cây ăn quả do đó cũng dần đi vào ổn định trả dần được nợ dần nợ. Tuy nói vậy chứ nhiều khi bí bách quá cũng phải đi vay lãi ngoài với lãi suất “cắt cổ”. Nhưng biết sao được, mình đang cần mà, nên phải chấp nhận thế.”

(Nguồn: Phỏng vấn bác Vũ Duy Tình, Thôn Phú Mỹ, xã Đình Tổ, Thuận Thành,2017) 21/04/2018

những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là có tính thời vụ nên đã gây ra sự biến động giá cả thị trường theo mùa vụ. Giữa mùa thu hoạch chính và mùa thu hoạch phụ có sự chênh lệch giá cả rất lớn. Ngoài ra chất lượng của sản phẩm cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến biến động giá cả sản phẩm.

Đối với các trang trại trồng cây ăn quả, do phần lớn các trang trại không có khả năng dự trữ hay bảo quản hoặc chế biến nên thường bị ép giá, phải bán nhanh bán vội cho thương lái để thu hồi vốn.

e. Về công nghệ và khoa học kỹ thuật

Trong điều kiện sản xuất hiện nay thì việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất là hết sức quan trọng. Nó giúp các trang trại tiết kiện được thời gian, công lao động lại nâng cao được chất lượng sản phẩm của mình sản xuất ra. Nhưng hiện nay vấn đề công nghệ, khoa học kỹ thuật mới được ứng dụng trong sản xuất của các trang trại là rất ít. Đặc biệt là công nghệ chế biến sau thu hoạch chưa được các chủ trang trại quan tâm và đầu tư thỏa đáng nhằm tăng giá trị của sản phẩm. Thực tế có một số trang trại trên địa bàn huyện làm công tác chế biến nhưng quy mô nhỏ lẻ, công nghệ thô sơ, hiệu quả thấp. Còn công tác bảo quản sản phẩm ở các trang trại thì rất thô sơ, chưa phát triển. Nhiều trang trại chưa có nhà kho để bảo quản sản phẩm làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm. Hầu hết các sản phẩm mang ra bán đều chưa qua sơ chế hoặc chế biến.

g) Cơ quan Nhà nước

Có thể do chính quyền địa phương chưa quan tâm nhiều đến phát triển KTTT dẫn đến tình trạng các trang trại hình thành một cách tự phát, thiếu định hướng và quy hoạch chưa rõ ràng. Các cơ quan chuyên môn, trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật, trạm thú y chưa sâu sát trong việc hướng dẫn các trang trại về khoa học kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật mới trong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)