Đơn vị: m2
TT Nội dung Tổng diện
tích TT
Trong đó (m2) DT chuồng DT canh
tác DT ao hồ
1 Trang trại chăn nuôi 984,373 189,360 369,758 425,255 2 Trang trại tổng hợp 142,752 12,070 16,638 114,044
Tổng cộng 1,127,125 201,430 386,396 539,299
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017) Từ bảng tổng hợp cho thấy diện tích đất dành cho trang trại chăn nuôi lớn hơn rất nhiều so với diện tích trang trại tổng hợp. Việc xây dựng chuồng trại chăn nuôi đã chiếm diện tích 19,24% tổng diện tích đất khai thác. Diện tích đất canh tác chiếm 37,6% trên tổng diện tích sẽ là nguồn quỹ đất mở rộng quy mô trang trại chăn nuôi sau này. Tuy nhiên với định hướng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi đem lại lợi nhuận kinh tế cao, khả năng khai thác hiệu quả hơn so với mô hình trồng trọt. Do đó việc mở rộng diện tích chăn nuôi chuồng trại đang là một bài toán đem lại hiệu quả kinh tế cao hiện nay.
4.1.3.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn của trang trại
Vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó nhu cầu vay vốn và sử dụng nguồn vốn trong phát triển kinh tế trang trại luôn được đặt nên hàng đầu trong việc khai thác hiệu quả nguồn lực hiện có. Nguồn vốn phát triển kinh tế trang trại được các chủ trang trại đặc biệt quan tâm là điều kiện cần thiết để kinh tế hộ phát triển thành kinh tế trang trại. Các chủ trang trại cần phải tích tụ một lượng vốn nhất định.
Bởi lẽ, có vốn các chủ trang trại mới có thể đầu tư xây dựng phát triển kinh tế trang trại của mình, các trang trại đã được xây dựng rồi thì vốn được dùng để mở rộng quy mô sản xuất. Nhờ đó vốn đã giúp liên kết các yếu tố sản xuất với nhau, giúp chủ trang trại thực hiện được ý đồ kinh doanh của mình, Vốn quyết định rất nhiều đến sự phát triển của trang trại, có lượng vốn nhất định chủ trang trại đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như quy mô trang trại.
Qua điều tra tổng hợp 29 trang trại trên toàn huyện. Tình hình sử dụng nguồn vốn hiện nay của các trang trại cụ thể theo bảng 4.7(phụ lục).
Việc huy động vốn từ các trang trại nhằm phát triển kinh tế mở rộng sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Khi nguồn vốn đủ lớn các chủ trang trại ngoài việc quy hoạch sản xuất có áp dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa, sản xuất chăn nuôi theo dây truyền bán tự động thúc đẩy sản phẩm nông sản làm ra có chất lượng cao, giảm giá thành chi phí chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế. Từ bảng tổng hợp vốn đầu tư 4.7 trên ta có bảng tổng hợp vốn đầu tư của trang trại.